Thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Với đặc thù là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thường mang đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trước sự bùng nổ của thị trường TPDN trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường phát triển gắn với bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Từ năm 2017 trở lại đây, thị trường TPDN có sự phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu huy động vốn của DN. Năm 2018, quy mô thị trường đạt 9,01% GDP, tăng 58% so với năm 2017 (6,29% GDP) và tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015 (3,4% GDP). 10 tháng đầu năm 2019, thị trường TPDN tiếp tục tăng trưởng, quy mô thị trường tăng 28% so với cuối năm 2018, đạt tương đương 10,47% GDP dự kiến năm 2019.
Với đặc thù TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào TPDN.
Thực tế thị trường TPDN thời gian qua cho thấy, các DN vẫn chủ yếu phát hành theo phương thức riêng lẻ, khối lượng trái phiếu ra công chúng có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 3% tổng khối lượng phát hành). Một số DN phát hành và nhà đầu tư khi tham gia huy động vốn trên thị trường còn thiếu chuyên nghiệp, DN phát hành chưa hoàn toàn chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về công bố thông tin và quy trình phát hành, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đầu tư và khả năng phân tích đánh giá rủi ro. Xu hướng tăng mua TPDN của nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Với đặc thù TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào TPDN.
Theo các chuyên gia tài chính, TPDN, đặc biệt là trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức, còn nhà đầu tư cá nhân nếu mua trái phiếu thì phải am hiểu về tài chính, có khả năng phân tích rủi ro và dám chấp nhận rủi ro trong đầu tư. Nhìn chung, TPDN riêng lẻ không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.
Video đang HOT
Để thúc đẩy thị trường tài chính nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển an toàn, bền vững, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tăng cường cơ chế giám sát nhất là giám sát liên thông giữa thị trường tiền tệ, tín dụng và thị trường vốn. Ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, để hạn chế rủi ro cho cả DN phát hành, nhà đầu tư mua TPDN, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tăng cường quản lý giám sát đối với thị trường TPDN; chủ động đào tạo, phổ biến quy định pháp luật về phát hành TPDN; chủ động thông tin tuyên truyền về thị trường TPDN và khuyến nghị nhà đầu tư. Bộ Tài chính cũng đang tổ chức tuyên truyền phổ biến Nghị định cho DN phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường TPDN…
Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch TPDN đối với các đối tượng quản lý; tổ chức đoàn kiểm tra về việc triển khai quy định của Nghị định số 163 về phát hành TPDN và có văn bản chấn chỉnh tới từng DN phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ.
Bộ Tài chính cũng đã thường xuyên cung cấp thông tin trên các phương tin thông tin đại chúng về TPDN, trong đó khuyến nghị cụ thể DN phát hành phải tuân thủ quy định pháp luật trong phát hành TPDN, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về các rủi ro có thể có khi đầu tư TPDN, đặc biệt lưu ý nhà đầu tư cá nhân hết sức thận trọng khi đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ, đây là loại hình không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân không có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát, đánh giá về cơ chế chính sách liên quan đến phát hành, giao dịch, cung cấp dịch vụ về TPDN để có kiến nghị điều chỉnh nhằm tăng cường quản lý giám sát, đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả. Đồng thời, trên cơ sở quy định tại Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật DN sửa đổi, sẽ hoàn thiện khung pháp lý về phát hành TPDN theo cả 2 phương thức ra công chúng và riêng lẻ theo hướng: Đối với phát hành ra công chúng găn vơi băt buôc xêp hang tin nhiêm và niêm yết, giao dịch trên TTCK; Đối với phát hành riêng lẻ, quy định đối tượng phat hanh va giao dich là nha đâu tư chứng khoán chuyên nghiêp như thông lệ quốc tế.
Theo tapchitaichinh,vn
Cuộc đua trái phiếu: Lộ diện "đại gia" địa ốc phát hành số lượng khủng
Theo Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam tháng 11/2019 mới được Công ty Chứng khoán SSI công bố, các doanh nghiệp bất động sản phát hành tổng cộng 71.312 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng 2019, chiếm 34,5% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường.
Nhà đầu tư cần cảnh giác và có ý thức "tự bảo vệ" bản thân trước những hứa hẹn lãi suất trái phiếu doanh nghiệp lên tới 14 - 20%. Ảnh: Minh Khuê
Trong đó, lô phát hành lớn nhất trong tháng 11 là 2.029 tỷ đồng của Công ty CP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng với kỳ hạn 12 tháng được một tổ chức mua toàn bộ.
Nhiều lô trái phiếu nghìn tỷ
Báo cáo cho biết, trong tháng 11/2019, có 24.199 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, nâng tổng lượng phát hành 11 tháng năm 2019 là 206.680 tỷ đồng, con số này chưa bao gồm các các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm 2019 do chưa được công bố chi tiết.
Theo nhóm nghiên cứu tại SSI, căn cứ dữ liệu tổng hợp kết quả phát hành riêng lẻ lũy kế 10 tháng của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ước tính tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ 3 tháng đầu năm 2019 là khoảng 30.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp thực tế phát hành 11 tháng năm 2019 là khoảng 237.000 tỷ đồng, cao hơn 5,8% so với tổng lượng phát hành trong cả năm 2018.
Theo Báo cáo, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 6.952 tỷ đồng trong tháng 11/2019, lũy kế 11 tháng năm 2019 đạt 71.312 tỷ đồng, chiếm 34,5% tổng lượng phát hành trên toàn thị trường.
Ngoài lô trái phiếu 2.029 tỷ đồng nói trên, theo SSI, còn các lô trái phiếu lớn của doanh nghiệp bất động sản khác gồm: 1.500 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của Công ty CP Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng, 1.135 tỷ đồng trái phiếu 18 tháng của Công ty CP Veracity - chủ đầu tư dự án Summit Building (Hà Nội); 570 tỷ đồng trái phiếu 2 năm của Vinametric - chủ khách sạn Saigon Prince Hotel; 500 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền của Tập đoàn Hà Đô; 500 tỷ đồng trái phiếu 3 năm của Hưng Thịnh Land;...
Rủi ro lớn cho nhà đầu tư
Việc ngân hàng siết tín dụng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đưa ra giải pháp phát hành trái phiếu để bổ sung vốn. Có những doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất trái phiếu cao gấp đôi ngân hàng, thậm chí lên đến 14% và cao hơn nữa là 20%.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bộ phận tư vấn của Savills Hà Nội, để trả chi phí vốn ngày càng tăng cao, các dự án của doanh nghiệp bất động sản phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao.
Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, về nguyên tắc chung, lãi suất cao đi kèm với rủi ro lớn. Đặc biệt, những kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời lên tới 14-20% thì càng nên cân nhắc một cách cẩn trọng.
Theo vị chuyên gia này, nhiều doanh nghiệp "đói" vốn tìm mọi cách hút tiền để thực hiện dự án, trong đó cách làm dễ thấy nhất là phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn khoảng trống pháp lý trong quy định về huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, dẫn tới thị trường xuất hiện nhiều rủi ro.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp không đại chúng, cách thức tiếp cận thông tin về những doanh nghiệp này của nhà đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, bản thân nhà đầu tư cần ý thức việc "tự bảo vệ", tìm hiểu thật kỹ mức độ minh bạch của doanh nghiệp mình muốn đầu tư, ông Bùi Ngọc Sơn chia sẻ.
Trong thông báo mới đây của Bộ Tài chính, cơ quan này đã chỉ ra một số rủi ro đối với nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và khuyến nghị nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không nên ham lãi suất cao.
Cụ thể một số rủi ro như: doanh nghiệp không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; doanh nghiệp không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; doanh nghiệp có thể không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn...
Hằng Nga
Theo baodauthau.vn
Không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao Sự phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đặt ra yêu cầu đối với các chủ thể tham gia vào thị trường. Lũy kế 10 của năm, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên 178.732 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN) Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy bước đầu...