Thúc đẩy thị trường M&A: Các ngân hàng tăng cường tham gia cơ cấu doanh nghiệp
Để thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trở nên sôi động, các ngân hàng cần đẩy mạnh việc tham gia vào quá trình này…
Số liệu thống kê cho thấy, thị trường M&A 10 năm qua, dễ dàng nhận thấy, nếu như năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A mới chỉ đạt 1,1 tỷ USD thì đến cuối năm 2018, con số này đã đạt mốc 10,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị thương vụ trong 10 năm lên khoảng 55 tỷ USD.
Không chỉ đạt kỷ lục về tổng giá trị, số lượng các thương vụ cũng tăng lên rất nhanh, diễn ra trên mọi khu vực doanh nghiệp: tư nhân, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn nhà nước; thu hút sự tham gia không chỉ các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp trong và ngoài nước mà còn có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp công nghệ…
Theo dự báo của Nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF Research) và Trung tâm Nghiên cứu đầu tư và mua bán, sáp nhập (CMAC), giá trị M&A năm 2019 sẽ ở quy mô 6,7 – 6,8 tỷ USD, tương đương 88 – 90% giá trị M&A năm 2018. Kết quả này, dù có giảm nhưng trong 3 năm liên tiếp 2017 – 2019, quy mô thị trường trung bình mỗi năm đã ở mức 7 tỷ USD, cao hơn giai đoạn 2014 – 2017 với quy mô 5 tỷ USD.
GS Jarrard Harford, Trưởng khoa Tài chính và kinh doanh, Đại học Washington (Mỹ) cho rằng, thị trường M&A của Việt Nam là thị trường hấp dẫn trong khu vực đối với các nhà đầu tư nhờ sức hấp dẫn từ quy mô và sự năng động của thị trường.
Để thúc đẩy thị trường này, ông Phạm Xuân Hoè, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng các ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh sự tham gia vào thị trường này.
Bởi theo ông, ngân hàng là “dân” tài chính nên khả năng “soi” một số chỉ số về năng lực tài chính của doanh nghiệp như tỷ lệ nợ, đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp… rất tốt. Vì vậy, ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp được mua lại hoạt động tốt hơn nhờ quản trị tốt hơn về tài chính.
“Ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình phát hành cổ phần ra bên ngoài, thậm chí là có thể bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, các ngân hàng đã kết hợp với các công ty chứng khoán để thực hiện. Việc này cần được thúc đẩy hơn nữa trong tương lai”, ông Hoè nói.
Video đang HOT
Hơn nữa, theo vị này, quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng là quá trình làm M&A nếu ngân hàng thực sự tư vấn tốt để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Theo đó, ngân hàng ban đầu có thể nắm giữ vai trò quản trị, củng cố doanh nghiệp để sau đó bán lại cho những đối tác khác. Như vậy, ngân hàng có thể chuyển nợ sang nhà đầu tư tốt hơn.
Thậm chí, nếu quá trình M&A tốt, các ngân hàng có thể xem xét cho đối tác khác mua lại chính doanh nghiệp mình đang nắm giữ cổ phần. Điều này, theo ông Hoè, chính là thương vụ nhà đầu tư Thái Lan mua lại Sabeco vừa qua.
“Lúc đầu, chúng ta tưởng rằng nhà đầu tư Thái Lan mua cổ phần bằng nguồn tiền của họ. Nhưng thực chất, nguồn vốn này được vay từ ngân hàng. Thế giới họ đã làm, Việt Nam chúng ta có thể cân nhắc”, ông Hoè nhận định.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, hiện nay, sự tham gia của ngân hàng vào quá trình M&A vẫn còn hạn chế. Bởi theo Luật Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng không được nắm giữ quá 10% cổ phần biểu quyết của doanh nghiệp. Lý do là bởi cơ quan quản lý lo ngại ngân hàng sẽ thôn tín, doanh nghiệp dần xa rời lĩnh vực của mình, tạo ra tư bản tài chính, lũng đoạn thị trường.
Theo đó, vị chuyên gia này đề nghị, trong thời gian tới, các ngân hàng cần đẩy mạnh việc kết hợp với các công ty tư vấn chứng khoán để hỗ trợ quá trình M&A, để thị trường M&A của Việt Nam sớm bùng nổ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng.
Đó là việc Chính phủ đang hoàn chỉnh các luật liên quan đến đầu tư – kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng… Các luật này sẽ sớm được sửa đổi để tháo gỡ các vướng mắc, xoá bỏ chồng chéo, cắt giảm chi phí thủ tục tham gia thị trường, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số luật mới sẽ được xây dựng và ban hành như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư theo hình thức công tư PPP… sẽ tạo khung pháp lý vững chắc hơn nữa cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Theo Vy Vy
Vneconomy
CEO Techcombank nhìn ngược lại thu nhập nhân viên
CEO Techcombank lý giải về mức tăng mạnh của thu nhập nhân viên trong 9 tháng đầu năm nay.
Ông Nguyễn Lê Quốc Anh diễn giải một cách đời thường rằng, nếu năm nào ngân hàng cũng nói tăng trưởng lợi nhuận cao mà thu nhập nhân viên vẫn ngồi đó đợi tăng thì nghe không xuôi tai cho lắm.
Đầu tuần này, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), như thường lệ, tổ chức cuộc trao đổi với các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư về tình hình hoạt động sau khi chốt sổ quý vừa qua.
Tại kỳ này, một trong những điểm được chú ý tại Techcombank là thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên tăng mạnh. Và đây cũng là điểm BizLIVE đặt ra khi trao đổi bên lề với Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh.
Tính đến ngày 30/9/2019, Techcombank có 10.729 nhân viên, tăng thêm 1.000 nhân viên so với thời điểm đầu năm. Thu nhập bình quân trong 9 tháng của mỗi cán bộ nhân viên đạt khoảng 33 triệu đồng/tháng, tăng mạnh so với mức khoảng 27 triệu đồng/tháng cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, đây là một trong ba ngân hàng thương mại dẫn đầu hệ thống về thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên (cùng với Vietcombank và MBBank), đều vượt trên mốc 30 triệu đồng/tháng.
Trả lời BizLIVE về mức tăng và kết quả trên, Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết: trong chiến lược đề ra, Techcombank đặt phát triển nhân sự làm trọng tâm, quan trọng nhất. Những năm qua ngân hàng đã chiêu mộ và thu hút nhiều nhân sự giỏi trên thế giới về tham gia quản trị điều hành, cũng như xây dựng được một đội ngũ nhân viên "đáng tự hào khi đi ra bên ngoài".
"Khi tìm những người giỏi nhất, họ làm việc hiệu quả nhất, thì lương thưởng đi cùng nhau thôi", ông Quốc Anh nói.
Tổng giám đốc Techcombank nêu quan điểm, thử nhìn ngược lại, sẽ không công bằng nếu năm nào ngân hàng cũng tăng trưởng lợi nhuận cao mà lương thưởng cho cán bộ nhân viên không tăng tương xứng.
"Nếu định vị rằng Techcombank phải là ngân hàng dẫn đầu thị trường thì thu nhập của nhân viên cũng phải dẫn đầu như vậy. Chứ không phải mình đi ra ngoài nói rằng Techcombank là ngân hàng hiệu quả nhất Việt Nam nhưng thu nhập của nhân viên vẫn ngồi đợi tăng thì không hay cho lắm, nghe không xuôi tai cho lắm" Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh nêu quan điểm.
Tốt nhất Việt Nam, ở kỳ báo cáo này Techcombank nhấn mạnh điểm đó ở tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao nhất ngành ngân hàng, với 2,8%.
Liên quan đến nội dung trên, 9 tháng ngân hàng này tuyển thêm khoảng 1.000 nhân sự mới, thu nhập nhân viên tăng mạnh như trên, nhưng tỷ lệ chi phí trên thu nhập vẫn ổn định ở mức 34,5%, ở nhóm thấp nhất trong hệ thống (nhiều ngân hàng thương mại khác hiện vẫn trên 40%).
Bên cạnh điểm nhấn về thu nhập của cán bộ nhân viên, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cũng khẳng định rằng, trên cơ sở kết quả 9 tháng và dự tính quý cuối năm, Techcombank chắc chắn sẽ vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận 11.750 tỷ đồng mà đại hội đồng cổ đông đề ra cho năm nay.
Điểm được chú ý, dù tăng trưởng tín dụng khá cao sau 9 tháng với 12,5%, nhưng Techcombank lại là trường hợp có tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) chỉ nhỉnh trên 70%, thấp hơn nhiều so với giới hạn 80% mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Và đặc biệt, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối quý III/2019 của Techcombank được giữ tới 16,5%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II.
Xét riêng hai điều kiện quan trọng hàng đầu đối với hoạt động ngân hàng nói chung - LDR và CAR như trên, Techcombank đang có dư địa lớn để gia tăng hoạt động, nhất là về tín dụng, nếu muốn.
MINH ĐỨC
Theo bizlive.vn
Chứng khoán ngày 29/10: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng Trong phiên hôm nay, nhóm ngân hàng giảm điểm khá mạnh và là yếu tố gây tác động mạnh nhất lên thị trường. VN-Index giảm điểm cuối phiên. Ảnh minh họa: TTXVN Đóng cửa phiên giao dịch 29/10, chỉ số VN-Index giảm 0,61 điểm (0,06%) còn 995,87 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 249 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.127 tỷ...