Thúc đẩy hành vi kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam
Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay về thực hành kinh doanh có trách nhiệm là khá đầy đủ và phù hợp với khuôn khổ “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” đặt ra trong nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và quyền con người (UNGP), tuy nhiên vẫn cần có một Kế hoạch hành động quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao hơn vào Việt Nam.
Đây cũng là một trong những khuyến nghị chính của “Đánh giá sơ bộ khung pháp lý của Việt Nam về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” được công bố tại hội thảo tham vấn do Bộ Tư pháp và UNDP Việt Nam tổ chức ngày 21-10, tại Hà Nội.
Việt Nam đã là thành viên của nhiều cam kết quốc tế về thương mại, lao động và các tiêu chuẩn thực hành kinh doanh có trách nhiệm khác nhằm định hướng xây dựng pháp luật trong nước. Đánh giá khuyến nghị Việt Nam nên ưu tiên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo biện pháp bảo vệ các nhóm yếu thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nhóm này bao gồm người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, người dân tộc thiểu số, người lao động di cư, nạn nhân của các hình thức bóc lột lao động hiện đại, người khuyết tật và người LGBTI (người đồng tính, song tính, chuyển giới hoặc liên giới tính).
Quang cảnh hội thảo.
Theo bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, thực hành kinh doanh có trách nhiệm là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Thụy Điển đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực này, bằng cách đưa thực hành kinh doanh có trách nhiệm trở thành một phần không thể thiếu của phát triển doanh nghiệp, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững và đối thoại xã hội tại nơi làm việc.
Tại Việt Nam, các nỗ lực nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã được thực hiện dưới góc độ phát triển bền vững. Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo đã chuyển định hướng tập trung từ chiến lược phát triển kinh tế thuần túy sang phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, trên cơ sở ba trụ cột ‘bảo vệ, tôn trọng và khắc phục’, thực hành kinh doanh có trách nhiệm trước hết là tuân thủ quy định pháp luật. Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam hướng đến cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế liên tục và phát triển bền vững. Điều này có thể được thực hiện nhờ vào việc hoàn thiện và thực thi các quy định pháp luật có liên quan.
Video đang HOT
Theo bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, không nên coi kinh doanh có trách nhiệm là tạo thêm quy định rườm rà hay rào cản hành chính, trái lại, là nền tảng thiết yếu để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam và là yếu tố không thể thiếu cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Hội nghị Trung ương 13 bàn về văn kiện và nhân sự
Tiểu ban Nhân sự đã chỉ đạo 10 cơ quan chức năng và địa phương liên quan tiến hành thẩm định, kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện đối với các nhân sự đã được giới thiệu.
Sáng 5-10, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành (BCH) Trung ương khóa XII khai mạc. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng.
Ngoài đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến kế hoạch năm 2021, bài phát biểu của người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho thấy: Trung ương đang tập trung hoàn chỉnh dự thảo các văn kiện và xúc tiến công tác nhân sự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới.
Văn kiện Đại hội XIII: Còn tiếp tục cập nhật
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết thông thường như các kỳ đại hội trước, dự thảo các văn kiện đã in gửi tháng 4 vừa qua để đại hội đảng bộ các cấp góp ý thì đến nay có thể sử dụng để xin ý kiến đại biểu Quốc hội, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 xuất hiện sau tết Nguyên đán dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu với những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đã tác động lớn tới đất nước. Vì vậy, Bộ Chính trị đã chỉ đạo các tiểu ban khẩn trương nghiên cứu cập nhật tình hình mới, đồng thời tiếp thu góp ý xác đáng thu nhận được từ đại hội các cấp để hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện này.
Trong dự thảo mà Bộ Chính trị trình tại Hội nghị Trung ương 13 có những vấn đề còn ý kiến khác nhau, nhiều nội dung được bổ sung, sửa đổi so với dự thảo trước. Tuy nhiên, cấu trúc chung vẫn coi Báo cáo chính trị là trung tâm. Các báo cáo khác gồm Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng và nhóm Báo cáo kinh tế - xã hội (gồm Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2016-2020, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021-2025).
Các báo cáo khác này có tính chất chuyên đề, chuyên sâu, phải đồng bộ, thống nhất Báo cáo chính trị.
Đây là một nội dung mà Trung ương sẽ tập trung thảo luận, góp ý để Bộ Chính trị hoàn thiện các dự thảo, gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, dự kiến vào trung tuần tháng 10 này.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị. Ảnh: TTXVN
Nhân sự BCH Trung ương: Làm trước
Về công tác nhân sự, để chuẩn bị nguồn nhân sự Trung ương khóa XIII, từ cuối tháng 12-2018, các cơ quan, đơn vị, địa phương trực thuộc Trung ương đã tiến hành giới thiệu quy hoạch cán bộ cấp chiến lược BCH Trung ương. Theo quy trình năm bước, trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã bốn lần phê duyệt nhân sự quy hoạch với tổng số 227 ứng viên. Bộ Chính trị, Ban bí thư đã chỉ đạo mở năm lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho nhóm được quy hoạch này.
Đáng chú ý, trong quá trình triển khai công tác nhân sự Đại hội XIII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay hồi tháng 7, ông đã thay mặt Bộ Chính trị, "gửi thư đến các đồng chí ủy viên Trung ương khóa XII, đề nghị từng đồng chí đề xuất ý kiến về cá nhân mình và giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thay thế mình".
Trên cơ sở kết quả quy hoạch, rồi tổng hợp ý kiến các ủy viên Trung ương hồi đáp thư, Tiểu ban Nhân sự rồi Bộ Chính trị đã họp thông qua cơ cấu và nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia BCH Trung ương khóa XIII. Căn cứ vào đó, Tiểu ban Nhân sự đã thông báo cho các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức việc giới thiệu nhân sự.
Trưởng Tiểu ban Nhân sự, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị báo cáo với Trung ương: "Nhìn chung, việc tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự BCH Trung ương đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện nghiêm túc, cơ bản bảo đảm tiến độ, đúng quy trình, hướng dẫn của Tiểu ban Nhân sự. Tiểu ban Nhân sự đã chỉ đạo 10 cơ quan chức năng và địa phương liên quan tiến hành thẩm định, kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện đối với các nhân sự đã được giới thiệu".
107 ứng viên mới được giới thiệu vào Trung ương khóa XIII. Tính đến ngày 20-8, toàn bộ 116/116 địa phương, cơ quan, đơn vị đã giới thiệu: 119 ứng viên theo diện tái cử (cả chính thức và dự khuyết); 107 ứng viên theo diện sẽ lần đầu vào vị trí ủy viên chính thức và 44 ứng viên vào vị trí ủy viên dự khuyết BCH Trung ương khóa XIII.
10 cơ quan tham gia công việc quan trọng này là Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.
Trên cơ sở Phương hướng và Quy trình công tác nhân sự đã được Trung ương thông qua, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, xem xét một cách khách quan, công tâm, toàn diện, thảo luận kỹ lưỡng dự kiến danh sách giới thiệu ứng cử ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII (gồm tái cử và tham gia lần đầu), cũng như nhân sự dự kiến tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa tới.
Tại Hội nghị Trung ương 13 này, Bộ Chính trị trình Trung ương kết quả giới thiệu nhân sự của cơ sở và ý kiến của Bộ Chính trị về các nhân sự được giới thiệu.
Phát biểu khai mạc của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho thấy tại Hội nghị 13 này, Trung ương chưa "làm nhân sự" Bộ Chính trị, Ban bí thư, mà mới tập trung vào BCH Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Sau hội nghị, Bộ Chính trị sẽ tiếp tục chuẩn bị, xem xét, bổ sung hoàn thiện các phương án về nhân sự, bảo đảm đủ về số lượng, đúng về tiêu chuẩn, chất lượng và hoàn chỉnh các hồ sơ để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định thông qua ở hội nghị sau, trước khi trình Đại hội XIII của Đảng.
Hội nghị Trung ương 13 dự kiến kéo dài đến ngày 10-10.
Cảng quốc tế Long An: Cầu nối đưa hàng hóa ĐBSCL ra thế giới Tiếp giáp với TPHCM và là cửa ngõ của 13 tỉnh ĐBSCL, việc khánh thành giai đoạn I và khởi công giai đoạn II Cảng quốc tế Long An sẽ từng bước đưa một trong những cầu cảng quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay trở thành cầu nối xuất khẩu hàng hóa ĐBSCL ra thế giới....