Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Sáng 7/10, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo công tác dân số – Kế hoạch hóa gia đình quận Hai Bà Trưng đã tổ chức Điểm truyền thông hưởng ứng ngày quốc tế trẻ em gái 10/10 với chủ đề “ Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”.
Quang cảnh điểm truyền thông hưởng ứng ngày quốc tế trẻ em gái 11/10
Không đơn giản chỉ là một ngày kỷ niệm, ngày Quốc tế trẻ gái ra đời với mục đích trao cơ hội nhiều hơn cho trẻ gái và nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới bao gồm các lĩnh vực giáo dục, dinh dưỡng, y tế, bảo vệ khỏi sự kỳ thị, bạo lực và không còn nạn tảo hôn…
Trong những năm qua, công tác tuyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bình đẳng giới, vai trò, vị thế của trẻ em gái, phụ nữ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể và đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Theo đó, các phường trên địa bàn quận đã làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành, huy động sự tham gia tích cực trong việc thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, tuyên truyền về vai trò, vị thế của trẻ em gái, phụ nữ; bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản đến từng gia đình, từng người dân.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Quang- Giám đốc Trung tâm y tế quận, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo công tác dân số – Kế hoạch hóa gia đình quận Hai Bà Trưng phát biểu khai mạc.
Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Nguyễn Anh Quang – Giám đốc Trung tâm y tế quận, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo công tác dân số – Kế hoạch hóa gia đình quận Hai Bà Trưng cho biết, năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã thống nhất chọn ngày 11/10 là Ngày Quốc tế trẻ em gái (Ngày quốc tế Bé gái) trên toàn cầu.
Video đang HOT
Thay vì hướng đến toàn phái nữ như ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày 11/10 tập trung chủ yếu vào các bé gái độ tuổi thành niên. Theo đó, việc đấu tranh hay tìm ra giải pháp phá vỡ vòng luẩn quẩn về việc phân biệt đối xử, cũng như bạo lực với phụ nữ, đồng thời khuyến khích và bảo vệ một cách trọn vẹn thiên chức nhân quyền được Liên Hợp Quốc khẳng định là cần đầu tư ngay vào chính các bé gái.
Hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay, quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân về mất cân bằng giới tính khi sinh; bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em; nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội; tăng cường giới dục và kỹ năng sống, giáo dục giới tính toàn diện để trẻ em gái được an toàn và phát triển.
Tại hội nghị, Tiến sĩ Tạ Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, Phó ban chỉ đạo công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hà Nội cho hay, mất cân bằng giới tính đang là mối quan ngại ngày càng lớn tại các quốc gia Châu Á. Từ năm 2006, mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam bắt đầu có biểu hiện tăng. Đến năm 2015, tỷ số này là 112,8 bé trai /100 bé gái, và tới năm 2016 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, năm 2014 có 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh là 115 trẻ nam/100 trẻ nữ. Năm 2015, giảm xuống 13/63 tỉnh, thành phố.
Tiến sĩ Tạ Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, Phó ban chỉ đạo công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo.
Riêng tại Hà Nội, tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 giảm xuống 112,9 trẻ trai/ 100 trẻ gái và 9 tháng năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 là 117 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm dần qua các năm, năm 2019 giảm xuống 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái và 9 tháng năm 2020 tỷ số này đang duy trì ở mức 113 trẻ trai/100 trẻ gái. Với thực trạng này, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ.
“Mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu do việc lựa chọn giới tính thai nhi, định kiến giới, ưa thích con trai. Thái độ xem thường giá trị của phụ nữ đã ăn sâu, bám rễ trong các quan niệm văn hóa, tư tưởng truyền thống lâu đời. Do đó, giải pháp của vấn đề là cần được giải quyết trong bối cảnh rộng lớn của phát triển kinh tế, xã hội và quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ và trẻ em. Khi phụ nữ, trẻ em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới thì họ có thể phát triển tốt, thậm chí làm tốt hơn nam giới.”- Tiến sĩ Tạ Quang Huy khẳng định.
Hội nghị cũng đã lắng nghe phát biểu hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em giá 11/10 của bạn Nguyễn Hồng Anh- Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh- Ủy biên Ban dân số- Kế hoạch hoa gia đình phường Bạch Mai và phát biểu hưởng ứng của em Đỗ Ngọc Minh Anh, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng.
Bày tỏ mong muốn của mình tại chương trình, em Đỗ Ngọc Minh Anh chia sẻ: “Hưởng ứng ngày quốc tế trẻ em giá năm nay, cháu mong muốn các nhà lãnh đạo, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể hãy cùng chung tay bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em gái, cùng đấu tranh chống lại những khó khăn, bạo lực và tội phạm mà các trẻ em gái hằng ngày phải đối mặt. Hãy dành những điều tốt nhất cho trẻ em để trẻ em gái có một cuộc sống vui tươi, an toàn và phát triển”.
Công tác cán bộ nữ cần được quan tâm thực chất
Ngay 22/9, tai Ha Nôi, Vu Binh đăng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị".
Thành tựu sau 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới
Muc đich cua Hôi thao nhăm tham vân rông rai cac bô, nganh, đoan thê Trung ương va đia phương vê cac chi tiêu va giai phap nhăm thuc đây binh đăng giơi trong linh vưc chinh tri trong dư thao Chiên lươc quôc gia vê binh đăng giơi giai đoan 2021-2030.
Bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới
Tại hội thảo, bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới - nhấn mạnh, chính phủ đã cụ thể hóa mục tiêu bình đẳng giới bằng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, trong đó có các chỉ tiêu về tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Nhìn lại 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho thấy đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực.
Đối với lĩnh vực chính trị đã có những điểm sáng mới: Lần đầu tiên có 3 nữ ủy viên Bộ Chính trị (chiếm tỷ lệ 15,78%). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV đạt 27,31%, tăng 3,11% so với khóa XIII và lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam xếp thứ 71/193 quốc gia, cao hơn mức trung bình của thế giới là 25%. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng tăng hơn so với nhiệm kỳ 2010 - 2015 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Lần đầu tiên có nữ tham gia Ủy viên thường trực của Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội; tới thời điểm này có 9/63 nữ Bí thư tỉnh, thành ủy...
Bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới - trao đổi với TS. Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam - về vấn đề phụ nữ tham chính
Còn theo TS. Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Đặc biệt, năm 2020 cũng là năm bản lề diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Vì thế, đây chính là thời điểm quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chiến lược vừa qua và xây dựng chính sách về bình đẳng giới cho giai đoạn tiếp theo của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, tham chính. Việc nghiên cứu xây dựng và tham vấn ý kiến cho các đề xuất của Mục tiêu về tăng cường bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công tác cán bộ nữ cần được quan tâm thực chất
Măc du công tac can bô nư đa co nhưng chuyên biên tich cưc hơn so vơi giai đoan trươc, song nhin chung vân con khoang cach giơi kha lơn trong linh vưc chinh tri. Tỷ lệ nữ lãnh đạo còn thấp so với lực lượng lao động nữ và chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ nữ đứng đầu ngành, địa phương còn rất khiêm tốn. Công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm thực chất, tại nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện quy hoạch nhưng chưa thực hiện đào tạo và bố trí cán bộ nữ. Khác biệt trong độ tuổi nghỉ hưu cũng tạo ra rào cản trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ. Chưa co nhưng quy đinh cu thê trach nhiêm cua câp uy, chinh quyên, đăc biêt la vai tro cua ngươi đưng đâu trong viêc thưc hiên cac nhiêm vu, chi tiêu vê công tac can bô nư trong cac Nghi quyêt, Chi thi cua Đang, phap luât cua nha nươc.
Tại Hội thảo, bàn về các giải pháp, TS. Lương Thu Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, cần mở rộng đối tượng từ các cấp "hoạch định chính sách" sang "tham mưu, hoạch định, thực thi và giám sát chính sách" để mở rộng đối tượng nữ giới được tham gia bình đẳng vào các vị trí lãnh đạo, quản lý không chỉ trong các cơ quan hoạch dịnh mà còn ở cả những cơ quan tham mưu, thực thi và giám sát chính sách trong khu vực công.
TS. Lương Thu Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ
Còn theo bà Lê Thị Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ V, Ban Tổ chức Trung ương, cần cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các điều khoản pháp luật và chế độ chính sách đối với cán bộ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong các cấp chính quyền. Cần đề xuất việc ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc chế độ trợ cấp tài chính và hỗ trợ cán bộ nữ trong đào tạo. Mặt khác, thực hiện lồng ghép giới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong công tác cán bộ; xây dựng cơ cấu cán bộ nữ ở các ngành chủ chốt cho tương xứng với điều kiện và đặc thù của cán bộ nữ.
Đặc biệt, cần phải đổi mới công tác đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn đối với cán bộ nữ. Đối với cán bộ nữ, khi đánh giá cần có tầm nhìn xa, theo hướng phát triển, tránh định kiến, hẹp hòi. Trong đội ngũ cán bộ nói chung, nhóm đối tượng cán bộ này thường bị thiệt thòi bởi quan điểm, nhận thức chưa đúng về giới tính. Cán bộ nữ cần được đánh giá, nhìn nhận trước hết về ý chí khát khao cống hiến, vươn lên trong học tập, công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ. Qua đó để làm cơ sở nhận xét, đánh giá và có chính kiến rõ ràng khi giới thiệu cán bộ vào quy hoạch cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng.
Kế hoạch hóa gia đình tại miền núi Quảng Nam "gặp khó" vì cái nghèo 6 tháng đầu năm nay tỷ lệ sinh con thứ 3 tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát tăng dân số, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế...