Thuật toán giúp khuôn mặt dễ nhớ hơn
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts đã phát triển một thuật toán giúp khuôn mặt của chúng ta trở nên dễ nhớ hơn. Và như vậy, có thể không còn lâu nữa, mọi người có thể ứng dụng công nghệ để nổi bật, ấn tượng trong chồng dày các hồ sơ xin việc hoặc trên các trang mạng xã hội.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số người có khuôn mặt dễ nhớ hơn so với những người khác. Họ cũng nhận thấy ở những góc nhìn khác nhau, tính cách cá nhân, các cung bậc tình cảm có thể biểu lộ trên khuôn mặt mỗi người. Thuật toán mới sẽ tạo ra những thay đổi nhỏ khác nhau trên khuôn mặt để giúp dễ nhớ hơn mà không phải thay đổi dung mạo chung của đối tượng. Tất nhiên, ngoài việc làm cho dễ nhớ hơn, thuật toán này cũng có thể khiến các khuôn mặt … ít dễ thương hơn.
Thuật toán đã tạo sự thay đổi nhỏ trên các khuôn mặt để giúp chúng trở nên dễ gây ấn tượng hơn. Trong ảnh, các khuôn mặt gốc ở giữa, và sự thay đổi khiến các khuôn mặt dễ nhớ hơn (bên phải) và khó nhớ hơn (bên trái)
“Chúng tôi muốn thay đổi cách mọi người thực sự nhớ một khuôn mặt”, Aditya Khosla, một trong các nhà nghiên cứu hàng đầu nói. “Đây là sự thay đổi rất nhẹ nhàng, bởi vì chúng tôi không muốn bức ảnh chụp khuôn mặt bạn và lại thay thế nó bằng một khuôn mặt dễ nhớ nhất khác trong cơ sở dữ liệu của mình. Chúng tôi muốn khuôn mặt của bạn vẫn giống với bạn”.
Video đang HOT
“Chúng tôi không định rõ đặc điểm nào của khuôn mặt khiến mọi người trở nên dễ nhớ hoặc khiến người khác ít nhớ đến nhất. Chúng tôi tạo ra một mô hình trí nhớ dựa trên dữ liệu, và các kết quả thay đổi khác nhau với từng khuôn mặt khác nhau”.
Tin vui là theo các nhà nghiên cứu, thuật toán có thể được dùng như một ứng dụng smartphone để cho phép mọi người thay đổi hình ảnh kỹ thuật số khuôn mặt của họ trước khi đăng lên các trang mạng xã hội. Nó cũng có thể dùng trong các hồ sơ xin việc, để tạo ra một phiên bản số khuôn mặt ứng viên thu hút hơn, khiến các nhà tuyển dụng để ý hơn.
Để phát triển thuật toán này, nhóm nghiên cứu đã phát triển một phần mềm với cơ sở dữ liệu của hơn 2.000 bức ảnh và thang điểm “dễ nhớ”, dựa trên khả năng của những người tình nguyện ghi nhớ các bức ảnh. Sau đó, phần mềm đã phân tích các xu hướng để xác định những khuôn mặt dễ nhớ hơn.
Các nhà nghiên cứu đã lập trình thuật toán với một số mục tiêu, chẳng hạn như làm cho khuôn mặt trở nên dễ nhớ nhất có thể, nhưng không thay đổi tính cách trên khuôn mặt họ.
Một khi thuật toán này tìm ra được mẫu thành công khiến khuôn mặt trông dễ nhớ hơn mà không thay đổi nhiều dung mạo người được chụp, nó sẽ tạo ra các bản copy hình ảnh mới, với mỗi bản lại có những thay đổi mới. Thuật toán sẽ tiếp tục lặp lại quá trình này cho đến khi nó tìm ra được phiên bản đáp ứng tốt nhất các mục tiêu của nó.
Khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm các bức ảnh mới trên một nhóm những người tình nguyện, họ nhận thấy thuật toán đã rất thành công khi giúp các khuôn mặt trở nên dễ nhớ hơn (hoặc khó nhớ hơn) trong khoảng 75% trường hợp. Google và Facebook là hai công ty tài trợ cho nghiên cứu thuật toán này.
Theo Telegraph
Chế tạo thành công tế bào sống từ nhựa!
Các nhà khoa học đã khám phá ý tưởng "sự sống nhân tạo" từ rất lâu: họ đã tạo ra được các thành tế bào nhân tạo và thậm chí là một số DNA tổng hợp. Thậm chí, một nhóm các nhà hóa học tại Đại học Radboud, Hà Lan đã tạo ra được một tế bào sống thực thụ bằng vật liệu nhựa polymer.
Đây là tế bào nhân chuẩn (tế bào chỉ có nhân và một số bào quan nằm trong màng tế bào) được chế tạo từ nhựa đầu tiên trên thế giới. Các tế bào nhân chuẩn là viên gạch gây dựng lên tất cả mọi sự sống trên trái đất: động vật và thực vật đều được cấu tạo từ tế bào nhân chuẩn.
Bằng cách sử dụng một giọt nước làm cấu trúc chuẩn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Radboud University Nijmegen, Hà Lan đã đưa vào bên trong các polystyrene có chứa đầy enzyme để làm nhân và bào quan cho tế bào nhân tạo. Sau đó, giọt nước này được bọc trong một loại polymer có tên polybutadiene-b-poly polymersom để làm thành tế bào.
Kết quả là một cấu trúc hóa học giống như tế bào thông thường ra đời. Quan trọng nhất, cấu trúc hóa học nhân tạo này có thể thực hiện các phản ứng hóa học nhiều bước giống như các tế bào thực thụ trong cơ thể sống. Bằng chứng là các tế bào nhân tạo này có khả năng thực hiện một chuỗi phản ứng hóa học giúp chúng phát sáng trong bóng tối. Trước đó, con người đã sử dụng chất béo để thực hiện các phản ứng tương tự, nhưng các tế bào polymer nhân tạo này bền bỉ hơn rất nhiều.
Đây là một cột mốc không chỉ cho sinh học tổng hợp mà còn cho cả hóa học. Các tế bào có thể thực hiện các phản ứng hóa học một cách cực kì hiệu quả, do đó thành tựu này có thể sẽ giúp các nhà khoa học có thể phát triển ra các kỹ thuật mới để sản xuất ra các vật liệu nhân tạo và nhiên liệu sinh học.
Theo Gizmodo
Ra mắt ô tô tự lái thương mại đầu tiên trên thế giới Từ Tesla, công ty của nhà tỉ phú siêu sáng tạo Elon Musk cho đến gã khổng lồ tìm kiếm Google, có rất nhiều tên tuổi lớn đang tham gia vào cuộc chạy đua nhằm đưa xe không người lái tới thị trường người tiêu dùng. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, một công ty nhỏ bé tại Pháp đã vượt qua tất cả...