Thuật toán AI trên TikTok – thông minh quá hóa nguy hiểm
Không thể phủ nhận rằng TikTok đã phát triển rất tốt các thuật toán của họ, khi trí tuệ nhân tạo (AI) có thể học và hiểu rõ người dùng hơn cả chính bản thân của họ. Thế nhưng liệu đây có phải là một điều tốt?
Theo nhận định từ các chuyên gia, TikTok đã xây dựng thành công một hệ thống AI hoàn chỉnh, toàn diện bậc nhất thế giới. Chỉ với vài nội dung người dùng xem, thuật toán sẽ có khả năng thấu hiểu được suy nghĩ, giới tính của người dùng. Trong khi đó, Facebook phải thu thập thật nhiều dữ liệu từ hồ sơ cá nhân mà người dùng nhập vào để làm được điều đó.
TikTok sở hữu thuật toán AI được đánh giá là thông minh hàng đầu
TikTok đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây với số lượng người dùng tăng chóng mặt, bất chấp lệnh cấm hoàn toàn ở một số quốc gia. Thậm chí, TikTok đã chính thức vượt mặt Facebook về lượt tải và Google về lượt truy cập trong năm 2021.
Thế nhưng, chính sự phát triển quá đỗi nhanh chóng này đã tạo ra những quan ngại lớn chưa từng thấy. Sự thông minh vượt bậc của thuật toán đề xuất trên nền tảng này đang là vấn đề được tranh cãi gay gắt.
Hiểu người dùng chỉ trong 2 tiếng đầu tiên
Theo phân tích của The Wall Street Journal (WSJ) thực hiện vào tháng 7.2021, thuật toán AI trên TikTok thông minh đến nỗi nó có thể hiểu được những suy nghĩ và mối quan tâm của người dùng chỉ trong vòng 2 tiếng kể từ khi tạo tài khoản.
Để làm được điều này, nhóm thực hiện phân tích của WSJ cho rằng TikTok đã xây dựng một phép toán “đệ quy” – thử phản ứng của người dùng trên các thể loại video khác nhau, theo một vòng lặp nhất định. Từ đó, thuật toán có thể “học và hiểu” từ chính hành vi người dùng.
Video đang HOT
WSJ cảnh báo những mối nguy từ AI của TikTok
Về mặt tích cực, sự thông minh vượt bậc của thuật toán này sẽ đề xuất những nội dung, bài quảng cáo được tiếp cận đến đúng người dùng quan tâm vào mục “Dành cho bạn”. Tuy nhiên, cũng chính sự thấu hiểu quá mức này lại gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng mà nhóm nghiên cứu WSJ đã phải dùng từ “báo động”.
Thực trạng đáng báo động
Mặc dù có thuật toán AI đề xuất “đỉnh cao” hàng đầu thế giới, TikTok lại không thể kiểm soát được những nội dung trên nền tảng của họ. Hệ quả là các nội dung “toxic” (mang tính độc hại), tin giả, nội dung tuyên truyền sai lệch về y khoa, tuyên truyền về mê tín dị đoan, ủng hộ hành vi vi phạm pháp luật… tràn ngập trên nền tảng này.
Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi trong thời gian dài sử dụng, một số tài khoản có tích xanh (đã được TikTok xác minh) vẫn có hiện trạng nói trên, thậm chí các video này còn được đề xuất lên mục “Dành cho bạn” với lượng tương tác cao ngất ngưởng.
Ngoài ra, thuật toán của TikTok còn ẩn chứa nhiều tác hại về mặt tâm lý và lối sống của con người. Tạp chí Wired dẫn lời giáo sư tâm lý học Inna Kanevsky – Trường cao đẳng cộng đồng San Diego, California (Mỹ): “Có vẻ như người dùng được chẩn đoán về hội chứng tâm lý. Đây là điều đáng lo ngại, là cách AI thay đổi cuộc sống con người. Không chỉ dừng lại ở việc dự đoán, thuật toán còn tiến xa hơn đến việc tạo các ma trận thông tin vây quanh người dùng”.
Trước thực trạng nguy hiểm này, một số quốc gia châu Á thậm chí đã “cấm cửa” TikTok, có thể kể đến như Ấn Độ, Indonesia hay Bangladesh.
TikTok cần tạo ra cơ chế kiểm soát nội dung “thông minh” như thuật toán đề xuất
Đã thay đổi, nhưng cần thay đổi nữa
Quay trở lại giữa tháng 12.2021, TikTok chính thức thông báo về việc thay đổi thuật toán mục “Dành cho bạn” nhằm mang đến trải nghiệm đa dạng, phong phú hơn và đảm bảo sự an toàn của người dùng. Động thái này đã được cho là sự phản hồi cho bài viết cảnh báo của WSJ trước đó.
Lý giải về sự thay đổi thuật toán lần này, TikTok cho biết: “Chúng tôi đang nhìn nhận lại thực trạng của hệ thống chúng tôi – vô tình đề xuất loạt video quá tương đồng. Điều này không vi phạm đến bất kỳ chính sách nào của chúng tôi, thế nhưng người dùng có thể bị ảnh hưởng cảm xúc theo chiều hướng tiêu cực dựa trên những gì họ quan tâm, ví dụ như những nội dung về sự cô đơn, buồn bã hay áp lực giảm cân chẳng hạn. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho mọi người dùng một bản tin “Dành cho bạn” thật đa dạng và sáng tạo”.
Đây là một động thái đáng hoan nghênh đến từ nền tảng mạng xã hội video ngắn này, thế nhưng chỉ thay đổi như vậy là chưa đủ. TikTok cần phát triển thêm một cơ chế kiểm soát nội dung thông minh ngang ngửa thuật toán đề xuất để đảm bảo sự lành mạnh của nền tảng mạng xã hội này.
Ba năm, Trung Quốc xóa sổ 1,7 triệu ứng dụng
Các chợ ứng dụng Trung Quốc chỉ còn 2,78 triệu phần mềm trong tháng 10, giảm từ 4,52 triệu hồi tháng 12/2018.
Theo SCMP, số lượng ứng dụng trên các "chợ" tại Trung Quốc giảm 38,5% trong ba năm qua. Năm 2021 chứng kiến các ứng dụng "bay màu" nhiều nhất, trong bối cảnh nước này siết chặt quản lý các nền tảng và nội dung Internet. SCMP đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy thị trường ứng dụng Trung Quốc đã chín muồi.
Leon Sun Qiyuan, nhà phân tích của hãng nghiên cứu EqualOcean, nhận xét thị trường dịch vụ trực tuyến Trung Quốc không còn là mảnh đất màu mỡ. "Ngành công nghiệp Internet Trung Quốc phát triển quá lâu năm, những ngày tăng trưởng khủng đã qua".
Dù vậy, thay đổi cũng phản ánh môi trường quy định ngày càng khắt khe. Xét trên toàn cầu, dù chợ ứng dụng đã phát triển, App Store của Apple và Google Play của Google vẫn ghi nhận lượng ứng dụng tăng trong cùng kỳ. Dù Google gỡ bỏ khoảng 1 triệu ứng dụng giữa năm 2018 do thay đổi chính sách, từ tháng 12/2018 đến tháng 9/2021, số lượng ứng dụng vẫn tăng 7,6%, lên gần 2,8 triệu.
Từ tháng 1/2019, Bắc Kinh tiến hành chiến dịch đánh giá lại ứng dụng kéo dài 12 tháng, với sự tham gia của nhiều cơ quan, như Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT), Cục Quản lý Không gian mạng (CAC), Bộ Công An, Cục Quản lý nhà nước về Cơ chế thị trường.
Năm 2019, khoảng 850.000 ứng dụng bị xóa sổ, đến năm 2020, con số này là 220.000. Song, từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2021, khoảng 670.000 ứng dụng biến mất. Hàng loạt nhà phát triển bị yêu cầu thay đổi các hành vi như thu thập dữ liệu.
Vào tháng 7, MIIT công bố chiến dịch "thanh lọc" Internet kéo dài 6 tháng. Tổng cộng 220.000 ứng dụng bị xóa chỉ riêng trong tháng.
Giống như nhiều quốc gia khác, game vẫn chiếm ưu thế trên các chợ ứng dụng Trung Quốc, cứ 4 ứng dụng lại có 1 game video. Song, số lượng game ở đây vẫn giảm từ 909.000 vào tháng 12/2019 xuống 679.000 vào tháng 10/2021. Để so sánh, game trên App Store Mỹ tăng từ chưa tới 820.000 tháng 12/2018 lên hơn 1 triệu trong tháng này.
Nhà chức trách Trung Quốc không phê duyệt bất kỳ game mới nào kể từ tháng 7. Vào tháng 8, Cục Quản lý báo chí và xuất bản - cơ quan chịu trách nhiệm quản lý game và các hình thức giải trí trực tuyến khác - ban hành quy định giới hạn thời gian chơi game cho người dưới 18 tuổi. Cụ thể, game thủ dưới 18 tuổi chỉ được chơi game từ 20h đến 21h vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ. Đây là biện pháp cứng rắn nhất nhằm xử lý vấn nạn nghiện game của người trẻ.
Năm nay, Trung Quốc tập trung vào xử lý tình trạng thu thập dữ liệu cá nhân trái phép, đòi hỏi truy cập quá mức vào thiết bị người dùng hay chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba khi không được phép. Nó trùng khớp với động thái siết chặt luật và quy định liên quan tới dữ liệu và thông tin cá nhân của chính phủ. Luật Bảo vệ thông tin cá nhân và Luật An toàn dữ liệu có hiệu lực tương ứng từ tháng 9 và tháng 10.
Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng thể hiện lập trường cứng rắn với các nhà phát triển ứng dụng. MIIT thường xuyên "bêu" tên các ứng dụng vi phạm. Chẳng hạn, tháng trước, MIIT yêu cầu Tencent ngừng cập nhật ứng dụng và phát hành mới nếu không được phép. Dù vậy, Tencent mới đây được bật "đèn xanh" để nâng cấp 9 ứng dụng.
Các bộ ngành khác cũng có quyền đóng cửa ứng dụng. Ví dụ, CAC yêu cầu các chợ ứng dụng gỡ bỏ hàng chục ứng dụng của Didi Chuxing, chỉ hai tuần sau khi công ty này lên sàn chứng khoán New York bất chấp cảnh báo của cơ quan quản lý.
Trung Quốc vẫn có thêm các ứng dụng mới nhưng không đủ bù đắp số lượng đã bị xóa. Vào tháng 10, các chợ ứng dụng đón thêm khoảng 100.000 ứng dụng, tăng từ 60.000 hồi tháng 9 và 30.000 hồi tháng 8. Tuy nhiên, số lượng ứng dụng bị gỡ vào tháng 10 là 130.000, tháng 9 là 140.000 và tháng 8 là 120.000.
Bkav phản hồi về việc lộ thông tin người dùng Bkav cho biết dữ liệu cá nhân hơn 200 người dùng bị lộ là đến từ phiên bản thử nghiệm của dịch vụ Breport. Theo công ty, sự cố này không ảnh hưởng đến hệ thống chính thức. Chiều 21/12, thông tin về việc dữ liệu cá nhân từ khoảng 200 khách hàng của Bkav bị lộ được chia sẻ trên mạng xã...