“Thuật” moi tiền của các thầy lang bói dạo
Sau vài câu hỏi tuổi tác, bà bói vừa xoa nắn bàn tay tôi vừa phán bằng cái giọng rề rà: “Con là ăn ngay nói thẳng lắm con nhé. Đường đời của con là không bao giờ nghèo đâu”.
Chắc thấy mặt tôi có vẻ hớn hở, bà bói tiếp tục nhìn xoáy vào tôi phán dài hơn. Chỉ đến khi bà này nổi hứng nói, “sinh năm 1982 lại tuổi Thân, tuổi con chó đó” thì tôi ngao ngán hẳn. Người đàn bà trên chính là một thành viên trong “đội quân” thầy lang bói đang “chinh phạt” đường phố Vinh (Nghệ An) cả năm nay.
Các nữ thầy lang bói ngồi la liệt khắp các chợ, đường phố
Sẽ thành “cô tiên” nếu… chi tiền
Một ngày đẹp trời, tôi được giao nhiệm vụ tháp tùng bà chị xách làn đi chợ. Giữa mớ âm thanh ngồn ngộn tại chợ Cửa Bắc TP. Vinh, chợt có tiếng gọi nhừa nhựa như tiếng Việt chưa sõi cất lên: “Em, em”. Tiếng gọi với theo to hơn khi chị em tôi bước qua khiến tôi phải ngoái nhìn. Vài người phụ nữ da ngăm đen, mặc chân váy dài kiểu dân tộc đang an tọa trên chiếc ghế con, bàn tay không ngừng vẫy gọi.
Trước mặt họ la liệt những đùm những gói lá cây, túi viên hoàn tán. Người đàn bà đội một mũ mềm bẻ ngược vành vẫn ngước nhìn tôi không chớp: “Lại gần đây, chị coi bói cho em, không mất tiền đâu”. Sau vài câu hỏi tuổi tác, bà bói vừa xoa nắn bàn tay tôi vừa phán bằng cái giọng rề rà: “Con là ăn ngay nói thẳng lắm. Đường đời của con là không bao giờ nghèo đâu”…
Video đang HOT
Kết thúc vai trò thầy bói với dăm câu ba điều cùng những đường sai cơ bản, bà lập tức chuyển sang vai trò… thầy lang. Đưa cả hai bàn tay to béo ôm lấy bàn tay tôi, bà nhìn tôi âu yếm đến rợn tóc gáy: “Mẹ chỉ chê con một điều, con ăn nhiều lắm, ăn đã lắm mà không béo được, con gầy như cây tre ấy”. Vừa nói, bà lại vừa nắn nắn cái đầu gối xương xẩu của tôi khẳng định: “Con ngồi lâu là hay tê chân lắm, tê chân là con hay té lắm nhe?”.
Nguyên nhân theo bà giải thích là do máu xấu, rằng dạ dày, thượng vị, đại tràng đều xập xệ cả. Như một thần y thương xót cho con bệnh, bà hỏi tôi có biết đậu đen không, rang vàng hạ thổ sắc với thuốc uống, đảm bảo hết gầy liền. Trong lúc lải nhải không ngừng về tác dụng của thần dược đậu đen, bà bói kiêm bà lang đã nhanh tay nâng một đùm túi đen đựng mấy gói lá cây mà bà gọi là thuốc Nam, đặt bịch xuống tay tôi.
Nãy giờ có thêm mấy người nữa có vẻ cùng nhóm với các bà bói từ đâu kéo đến ngồi xúm vào, không ngừng rờ vai rờ tay xem các vị khách gầy béo ra sao. Bà chị tôi cũng đã trải qua cả hai nghi thức bói và bắt bệnh kéo dài sinh ngán ngẩm, bà hướng tất cả những vị thầy lang đang có mặt sang tôi. Tất cả đều mừng rỡ nhận định tôi là một con bệnh tiềm năng với cái dáng gầy như cây tre. Lập tức, các vị thi nhau giới thiệu các loại thuốc giúp đỏ da, thắm thịt có thể biến tôi thành “cô tiên” sau vài ngày. Trước mặt tôi là hàng loạt các loại viên hoàn tán, các cục thuốc cô đặc, loại nào cũng đen đen, nâu nâu gói trong những túi bóng đơn giản.
Thấy tôi hẹn hôm sau mua thuốc, bà lang bói to béo trợn mắt: “Nay là nay, mai là mai. Ta cầu phước cho con. Đừng cứng đầu! Mai này con hối hận không kịp đâu con. Rồi bà kiên quyết giữ hai tay tôi dính vào đùm thuốc và đọc thần chú: “Cầu xin đầu năm đầu tháng/ Ngày tốt tháng đẹp/ Em đi chợ gặp may / Nay em uống thuốc này/ Mai em lên 5 cân/ Cầu cho hết bệnh hết đau tới già / Chúc vô, chúc vô”. Cách bà niệm chú say sưa và đôi mắt bà nhìn như soi vào mặt khiến tôi không khỏi lạnh sống lưng. Bà tính tiền rất nhanh cho 9 thang thuốc, mỗi thang… 50 ngàn, khẳng định tôi sẽ từ giã cái hình hài cây tre để trở nên béo đẹp như tiên chỉ sau 9 ngày.
Cuối cùng, chị em tôi cũng rời được đoàn thầy lang bói với 2 gói đen đen nhỏ xíu được ghi là Atiso cô đặc, giá 50 ngàn đồng. Sau khi tụ lại xem chị em tôi mua thuốc và nói chuyện phiếm, các bà lang bói lại ngồi vào vị trí tiếp tục hành nghề. Trong suốt quá trình, luôn có mấy người đàn ông liên tục đi lại, không ngừng quan sát, đó đều là các thành viên trong đoàn. Ở các chợ như này, đàn ông chỉ tháp tùng, đưa đón, bảo vệ ngầm, còn việc mời khách bán mua chủ yếu do các bà lang.
Sau nhiều ngày bẵng đi, bỗng một ngày đẹp trời, ngẫu nhiên tôi lại gặp được những thầy lang dân tộc ở một địa điểm mới. Vẫn những gương mặt ấy, vẫn những chiếc ghế nhựa xếp ngổn ngang và những đùm bọc lỉnh kỉnh, thấy người đi ngang, họ lại: “Em, em” níu chân người qua. Lại các công đoạn nhìn mặt, rờ tay, nắn chân, bán thuốc và cũng có chút càu nhàu nếu người nào chỉ thích coi bói cho vui chứ không chịu móc hầu bao. Không biết những buổi đi chợ kéo theo cả bầu đàn thê tử như này mang lại cho họ bao nhiêu tiền, chỉ biết cả năm nay, họ vẫn xách làn xách túi ngồi la liệt khắp các nơi và thong thả cùng nhau ra về cuối mỗi buổi chợ.
Cả nhà cùng hành “nghề”
Theo điều tra của PV, nhóm những người tự giới thiệu là người dân tộc bán thuốc rong kiêm xem bói trên địa bàn TP Vinh gồm khoảng 5 – 6 gia đình với khoảng hơn chục người. Các thầy lang bói này mang theo các giấy chứng nhận Lương y gia truyền có dấu của Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận. Giấy chứng nhận ghi một số người trú tại xã Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận. Họ đưa cả con cái, phương tiện ra hành nghề trên địa bàn Nghệ An được khoảng một năm và ở trọ quây quần tại Khối 4 phường Lê Lợi, TP Vinh. Trên hầu khắp các khu vực chợ lớn nhỏ từ chợ Vinh, chợ Ga, Bến Thủy, Quán Lau, Hưng Dũng, Quán Bánh đến tận các chợ quê như chợ Già đều không lạ với họ.
Ông Phan Đình Hợi, Trưởng phòng Y tế TP Vinh ngạc nhiên trước 2 viên thuốc không rõ chất lượng được bán 50.000 đồng
BQL các chợ cho biết tại một số nơi như chợ Ga, chợ Bến Thủy họ tìm vị trí ngồi nằm ngoài phạm vi quản lý của chợ, còn bình thường họ cũng đóng từ 5.000 – 10.000 đồng mỗi lượt vào. Ngoài ra, các thầy lang dân tộc còn kê đơn bốc thuốc tại chính nơi thuê trọ và cũng sẵn sàng đi xa bán thuốc khi có lời mời. Họ khẳng định chỉ về khi nào bán hết thuốc.
Theo ông Phan Đình Hợi, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Nghệ An cho biết: “Hội Đông y không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay giấy phép hành nghề, việc này thuộc Sở Y tế, do đó, nếu những người bán thuốc rong trên mang giấy chứng nhận của một Hội Đông y là không hợp pháp”.
Ông Hồ Văn Nam, trưởng phòng Y tế TP. Vinh ngạc nhiên: “Việc quản lý tình hình bán thuốc trên địa bàn thuộc Phòng Y tế nhưng ông chưa từng nghe nói đến hiện tượng này. Đợt kiểm tra giữa năm của Đoàn liên ngành TP (gồm Phòng Y tế, Bệnh viện, Công an và Thuế) vừa qua cũng không phát hiện điều bất thường.
Ông khẳng định việc bán thuốc rong là bất hợp pháp, nếu biết đã phải xử lý sớm vì có thể gây tác hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe cho người dân và ảnh hưởng trật tự đô thị. Người hành nghề y – dược, bắt buộc phải có các bằng cấp liên quan, có giấy phép của Sở Y tế và có địa điểm cụ thể kể cả bán thuốc gia truyền cũng phải có các điều kiện trên.
Tuy nhiên, ông Nam nói thêm, mặc dù đây là trường hợp hành nghề bất hợp pháp nhưng nếu có tiến hành kiểm tra cũng chỉ bắt hủy thuốc và cấm bán chứ cũng khó xử phạt vì thủ tục phạt cũng không đơn giản, họ lại không có giấy tờ, nơi ở, nơi kinh doanh ổn định, nếu có phạt cũng không biết tìm họ ở đâu mà phạt”.
Đại diện Phòng Y tế TP. Vinh và Hội Đông y tỉnh Nghệ An đều khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng những loại thuốc bán rong không rõ nguồn gốc, người bán không được cấp phép, chất lượng thuốc chưa được kiểm tra, hiệu quả dùng thuốc không được đánh giá thậm chí dẫn đến tai biến khó lường. Nếu có bệnh, tốt nhất người dân nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị…
Theo Nguoiduatin
Chưa khởi tố vụ tai nạn làm 10 người chết cháy
Đại tá Nguyễn Văn Lãng - Trưởng công an huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chiều 9/11 cho biết, cơ quan CSĐT vẫn chưa khởi tố vụ án gây tai nạn giao thông kinh hoàng ở xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc làm thiệt mạng 10 người.
Theo đại tá Lãng, hiện nay các điều tra viên còn phải lấy lời khai của ông Nguyễn Đào (33 tuổi, quê Cam Ranh, Khánh Hòa, tài xế chính). Hiện ông Đào đã báo cáo cơ quan điều tra xin được về Khánh Hòa điều trị vết thương. "Phải khẳng định được ông Đào cầm lái hay Trần Thanh Thiên cầm lái mới có thể truy trách nhiệm hình sự", đại tá Lãng cho biết trên tờ Thanh niên.
Ban đầu ông Đào đã khai lúc xảy ra tai nạn thì người cầm lái chiếc xe container là Trần Thanh Thiên (đã tử nạn).
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Báo Bình Thuận
Cho đến chiều qua, tại nhà xác Bệnh viện đa khoa Bình Thuận trong số 4 thi thể của 4 nạn nhân chưa phân biệt được. Trong 4 thi thể này có tên của 3 nạn nhân là Nguyễn Hồng Trường 16 tuổi, quê Phú Lạc, Tuy Phong, Bình Thuận); Hồ Văn Năng (19 tuổi, Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và Phạm Đức Bản (48 tuổi, xã Gia Viễn, Đoan Hùng, Phú Thọ). Một nạn nhân cuối cùng vẫn chưa biết danh tính.
Cũng theo báo Bình Thuận, Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã có thông báo về nạn nhân chết cháy cuối cùng chưa có thân nhân đến nhận diện, trong vụ tai nạn giao thông làm 10 người chết, 22 người bị thương xảy ra trên Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Hồng Sơn.
Đó là thi thể nam đánh dấu số 4. Qua đối chiếu sơ đồ chỗ ngồi với các hành khách đi chung may mắn thoát nạn trên xe khách 17K - 2934, thì nạn nhân số 4 này ngồi ở băng ghế thứ 2, phía sau tài xế.
Theo phụ xe khách may mắn thoát nạn và bà Nguyễn Thị Nhàn (ngụ TP. Phan Thiết), khoảng 1h30 sáng ngày 7/11, xe khách 17K - 2934 đã dừng tại khu vực Cây xăng số 9 (TP.Phan thiết) để bốc hàng của bà gởi đi ra Bắc. Lúc này có 1 thanh niên khoảng 20 tuổi, mặc áo sơ mi màu xám, quần jean màu xanh, mặt tròn, nước da ngâm đen, trên tay phải có đeo chiếc còng đã xin lên xe về huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Khi qua khỏi khu vực xã Hàm Đức (cách Phan Thiết gần 20km), người thanh niên này cho phụ xe biết còn vài Km nữa là về đến nhà. Phụ xe khách sau đó đã nhắc người thanh niên khi nào gần tới nhà thì kêu tài xế dừng để xuống xe.
Tuy nhiên khi đi đến khu vực thôn 3, xã Hồng Sơn, cách Phan Thiết khoảng 22 Km thì xe khách đã gặp nạn.
Theo Công an huyện Hàm Thuận Bắc, qua rà soát các danh sách nạn nhân đi trên xe, nhiều khả năng người thanh niên này quê huyện Bắc Bình, nhưng đến nay vẫn chưa có người thân liên lạc để nhận diện. Do đó, Công an huyện Hàm Thuận Bắc ra thông báo để ai là thân nhân của thanh niên thì liên hệ Công an Hàm Thuận Bắc hay nhà Đại thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh để nhận diện.
Theo Bee.net.vn
Nhậu... chuột cống! Chuột cống hôi hám, đem theo ngàn vạn thứ mầm bệnh dịch hạch, thổ tả chết người. Nó ở dưới đáy của cống ngầm, ăn cặn bã thối tha. Ấy vậy mà có làng ở Hà Nội chuyên đi bắt chuột cống để chế biến nó thành... đặc sản! Chuột rán, xào, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng,...