Thừa Thiên Huế- thành phố thông minh, an ninh với camera nhận diện khuôn mặt
Trung tâm điều hành thông minh của Thừa Thiên Huế được áp dụng tại 7/9 quận (77,8%) và 100% tổ chức chuyên môn thuộc cơ quan trung ương tỉnh. Camera cảm biến được lắp đặt ở khắp mọi nơi đảm bảo an ninh đô thị, điều tiết giao thông…
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh của Thừa Thiên Huế vừa đoạt giải “Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards 2019. Đây là dự án do Viettel Solutions thiết kế và phát triển.
Dự án 4.0 khó và phức tạp được hoàn thành trong 90 ngày
Dự án Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh ở tỉnh Thừa Thiên Huế là dự án có mức độ phức tạp cao trong cả khâu thiết kế và triển khai, và khi thực hiện dự án này có 3 vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, Huế có diện tích rộng lớn, bao gồm cả khu vực thành thị và nông thôn. Do đó, trình độ phát triển giữa các khu vực khác nhau cũng không đồng đều. Mặc dù một số khu vực đã có cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển các tiện ích của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh, khả năng truy cập vẫn bị hạn chế ở một số khu vực.
Thứ hai, Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa lịch sử của Việt Nam. Tuy nhiên các di sản chưa được bảo tồn đúng mức do thiếu sự giám sát. Vì thế, phát triển thành phố thông minh vừa giúp người dân địa phương được sống trong một môi trường thoải mái và bền vững hơn, vừa mang trải nghiệm du lịch văn hóa tốt hơn cho khách du lịch.
Thứ ba, đối tác thực hiện dự án là Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) còn hỗ trợ chính quyền tỉnh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản cho các khu vực tiếp cận còn hạn chế. Sự hỗ trợ này cho phép địa phương triển khai cơ sở hạ tầng thành phố thông minh ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
Trung tâm điều hành thông minh được áp dụng tại 7/9 quận (77,8%) và 100% tổ chức chuyên môn thuộc cơ quan trung ương tỉnh. Camera cảm biến được lắp đặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong và ngoài các di tích lịch sử để phục vụ mục đích giám sát. Giao thông, trật tự công cộng và an ninh được kiểm soát chặt chẽ.
So với các nhà cung cấp giải pháp nước ngoài, Viettel có sự hiểu biết thấu đáo về thị trường trong nước. Mỗi tỉnh thành phố ở Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về con người, ngôn ngữ, văn hóa; vì vậy, khi thiết kế, các kỹ sư của Viettel điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng cơ quan cấp tỉnh.
Và như chia sẻ của ông Phan Ngọc Thọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế: “Mô hình của Viettel áp dụng cho Thừa Thiên Huế là mô hình đáp ứng được yêu cầu của một tỉnh địa phương có quy mô kinh tế không lớn, có đặc thù về lịch sử di sản văn hóa”.
Và cũng nhờ giải pháp tốt cũng như sự điều hành xuất sắc của UBND tỉnh, Viettel đã hoàn thành dự án Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh chỉ trong 90 ngày. Vượt qua dự ánh thành phố thông minh của SK Telecom, Alibaba Cloud và Bharti Infratel Limited, chiến thắng của sản phẩm do Viettel thiết kế tại hạng mục “Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” ở Telecom Asia Awards 2019 là một lời khẳng định: Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những quốc gia đi đầu về chuyển đổi số.
Video đang HOT
Khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau
Hiện nay, Trung tâm Giám sát điều hành thông minh ở Thừa Thiên Huế đã đi vào hoạt động. Bằng cách xử lý vấn đề giám sát, phối hợp và kiểm soát, Trung tâm tăng cường khả năng quản lý, giảm chi phí bảo trì và loại bỏ thủ tục rườm rà. Việc cung cấp thông tin kịp thời về nhiều khía cạnh của đời sống sẽ giúp chính quyền đưa ra quyết định chính sách nhanh chóng và chính xác hơn.
Camera cảm biến nhận diện khuôn mặt và nhận dạng đám đông để đảm bảo an ninh đô thị và điều tiết giao thông, đồng thời hỗ trợ nhận diện tội phạm. Trật tự đô thị cũng được đảm bảo bằng cách phát hiện lấn chiếm vỉa hè và đỗ xe trái phép; giao thông được điều tiết bằng cách đếm và chụp biển số xe vi phạm giao thông.
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh còn hỗ trợ quản lý báo chí và truyền thông. 98,25% tin tức liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xác minh tự động, để chính quyền có thể đưa ra quyết định kịp thời. Trung tâm cũng tích hợp dữ liệu quản lý môi trường của Khu công nghiệp Phú Bài để đơn giản hóa việc quản lý môi trường.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mô hình này được xây dựng trên nguyên tắc lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Theo đó, ứng dụng Hue-S phát triển mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với người dân, cho phép truy cập các dịch vụ và thông tin không khẩn cấp của thành phố nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đồng thời, ứng dụng cũng cải thiện hiệu quả của các dịch vụ chính phủ. Ngoài ra, việc chính quyền tỉnh đa dạng hóa kênh truyền thông cũng là một cách để tương tác với người dân tốt hơn.
Các tính năng của sản phẩm được điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của Thừa Thiên Huế. Dự án cũng cung cấp một hệ sinh thái bảo vệ người dân bằng cách xây dựng một trung tâm giám sát 24/7 an toàn mạng nhằm phát hiện các vấn đề bảo mật thông tin để giải quyết các vấn đề này ngay lập tức.
Công nghệ mà Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Thừa Thiên Huế đang áp dụng có khả năng tiếp cận 100% dân số và “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo VietNamNet
Viettel, VinaPhone đủ điền kiện cấp dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản di động
Để có thể cung cấp dịch vụ mobile money, các công ty viễn thông phải có giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Tại Việt Nam, hiện mới chỉ có Viettel và VinaPhone thỏa mãn được điều kiện này.
Nhà mạng phải có giấy phép trung gian thanh toán
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, các nước thường cho phép những nhà cung cấp dịch vụ mobile money sử dụng số tiền này để mua trái phiếu chính phủ hay đầu tư vào những hoạt động có khả năng rủi ro thấp.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Ngân hàng nhà nước đang đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về một điều kiện rằng tổng số dư của mobile money phải tương ứng với số tiền của công ty ví gửi tại tài khoản đảm bảo ngân hàng.
Các chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm triển khai mobile money với Việt Nam.
Số tiền này chỉ được sử dụng với mục đích của ví, công ty cung cấp dịch vụ mobile money có thể làm ăn thua lỗ nhưng số tiền trong tài khoản người dùng vẫn phải đảm bảo trong ngân hàng.
Điều này cũng có nghĩa, nếu nhà cung cấp dịch vụ mobile money của 10 khách hàng với tổng số dư là 10 tỷ thì đơn vị đó phải có 10 tỷ gửi ở ngân hàng thay vì mang đi kinh doanh ở đâu đó.
Sau khi tham khảo các mô hình trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đối tượng triển khai mobile money chính là các công ty viễn thông đã được cấp giấy phép trung gian thanh toán.
Trong mô hình này, Việt Nam chưa tính đến câu chuyện chuyển tiền quốc tế, liên kết giữa các ví và liên kết chéo giữa các nhà cung cấp dịch vụ mobile money.
Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là các công ty cung cấp dịch vụ mobile money không được dùng tiền của người dùng để đầu tư mà phải gửi đảm bảo tại Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Việt Nam sẽ đi từng bước, làm thành công trong nước rồi mới tính đến việc chuyển tiền ra nước ngoài, làm thành công việc chuyển tiền trong cùng một loại ví trước khi liên thông các ví với nhau.
Nếu chính phủ đồng ý, sẽ có 2 trên 3 đơn vị viễn thông lớn là Viettel và VinaPhone có thể tham gia, MobiFone đang trong quá trình xin giấy phép, ông Dũng nói.
Những rắc rối khi nhà mạng cho phép chuyển tiền qua điện thoại
Khi mobile money được triển khai, SIM điện thoại hoặc chính chiếc điện thoại sẽ là phương thức để giao tiếp, trong khi số tiền trong ví người dùng sẽ được lưu ở hệ thống CNTT của các nhà mạng viễn thông.
Điểm khó nhất trong việc triển khai mobile money là phải đàm bảo tài khoản dịch vụ mobile money và SIM điện thoại phải được định danh. Điều này liên quan tới việc quản lý SIM rác.
Khi dịch vụ mobile money được triển khai, người dân sẽ có thể mua thẻ cào tại đại lý để nạp tiền vào tài khoản. Họ cũng có thể ra các đại lý để rút tiền thay vì đến trực tiếp các ngân hàng.
Trước kia, ví điện tử chỉ có thể nạp tiền thông qua các ngân hàng, với mobile money, ví sẽ được nạp từ các đại lý bán thẻ. Điều này nảy sinh nhiều vấn đề, đó là hạn mức của các đại lý là bao nhiêu? Quản lý hoạt động của các đại lý này như thế nào? Làm sao để quản lý được nguồn tiền?,...
Để đảm bảo an ninh, bảo mật, an toàn dữ liệu, mobile money phải có quy định rõ ràng về việc mã hóa như thế nào? giao dịch bao nhiêu thì phải có password, OTP,... ?
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, đơn vị này sẽ không chấp nhận các đơn vị làm mobile money nhưng lại để các hacker xâm nhập và chiếm dữ liệu khách hàng, thay đổi số dư trong tài khoản,... phòng chống rửa tiền cũng là một vấn đề cần lưu tâm.
Ngân hàng nhà nước cũng quan tâm đến vấn đề hạn mức thanh toán. Hiện tại, giá trị giao dịch bình quân của mỗi ví mobile money trên thế giới là khoảng 206 USD/tháng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước có ý định giới hạn trần thanh toán của các giao dịch là khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đây chỉ là con số bước đầu và sẽ được điều chỉnh tùy theo xu hướng của thị trường.
Chia sẻ tại hội thảo về tiền điện tử trên thuê bao di động mới được tổ chức bởi Bộ TT&TT, đại diện Ngân hàng nhà nước cho rằng, với những vấn đề chưa có tính pháp lý như mobile money, Việt Nam phải có cách làm phù hợp.
Đó là chuyển sang phương pháp quản lý theo mục tiêu thay vì các quy trình, quy định. Tuy vậy, vẫn cần phải đảm bảo được tính thanh khoản, số tiền gửi của các nhà cung cấp phải để ở ngân hàng với số dư các tài khoản được đảm bảo và giám sát bởi Nhà nước.
Theo VietNamNet
Những dấu ấn khó tin của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài Cách đây 13 năm, Tập đoàn Viettel mới là 'tân binh' trên thị trường viễn thông Việt Nam với 2 triệu thuê bao và hoàn toàn 'vô danh' với thế giới. Thế nhưng, công ty ấy vẫn quyết tâm tiến ra thế giới chỉ với 1 triệu USD tiền vốn, và điểm đến đầu tiên là Campuchia. Làm điều thần kỳ kế tiếp...