Thừa Thiên Huế ra mắt giải pháp thanh toán số trên nền tảng Hue-S
Sáng ngày 30/10, tại chợ Đông Ba (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tập đoàn FPT đã tổ chức lễ ra mắt Ví điện tử Hue-S nhằm triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng.
Ví điện tử Hue-S là giải pháp thanh toán số liền mạch, kết nối với 40 ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán nhiều loại hóa đơn dịch vụ tiện ích ngay trên nền tảng Hue-S mà không cần chuyển tiếp qua bất cứ ứng dụng trung gian khác. Đặc biệt, tính năng quét mã QR trên Hue-S đã được hợp nhất với tính năng thanh toán, cho phép người dùng có thể quét mã QR để mua sắm tại hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.
Các đại biểu bấm nút ra mắt giải pháp thanh toán số trên nền tảng Hue-S.
Giải pháp thanh toán số liền mạch trên Hue-S là kết quả ban đầu của nội dung hợp tác chuyển đổi số giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT, được ký kết trong Tuần lễ Chuyển đổi số Thừa Thiên Huế tháng 8/2022.
Ví điện tử được “nhúng” ngay trên Hue-S – một ứng dụng được người dân Thừa Thiên Huế sử dụng hàng ngày. Với ví điện tử Hue-S, người dân trên địa bàn có thể dễ dàng đăng ký mở tài khoản và sử dụng.
Với ví điện tử Hue-S, người dân trên địa bàn có thể dễ dàng đăng ký mở tài khoản và sử dụng.
Video đang HOT
Bắt đầu triển khai từ cuối tháng 8/2022, đội ngũ kỹ thuật viên của Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cùng FPT Telecom đã hoàn tất quá trình tích hợp vào cuối tháng 9 và bắt đầu giới thiệu dịch vụ tới bà con tiểu thương ở Huế. Sau 3 tuần triển khai, đến nay số tài khoản ví điện tử được kích hoạt trên Hue-S đã đạt trên 20.000 tài khoản.
Các tiểu thương tại chợ Đông Ba hưởng ứng chương trình thúc đẩy thanh toán số với Hue-S.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn tổ chức ra mắt và phát động chương trình thúc đẩy thanh toán số với Hue-S ngay tại chợ truyền thống Đông Ba nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ đến mọi người dân, doanh nghiệp và tổ chức khi thực hiện chuyển đổi sang các phương tiện thanh toán hiện đại, nhiều tiện ích, qua đó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.
Hue-S là ứng dụng nền tảng di động đã triển khai thành công nhiều dịch vụ tiện ích hỗ trợ tích cực cho người dân trong nhiều lĩnh vực như phản ánh hiện trường, thông báo cảnh báo, giao thông di chuyển, giáo dục đào tạo… Hue-S chính là sợi dây kết nối, giúp tiếng nói người dân đến với chính quyền và ngược lại.
Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, đến nay Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng. Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp vào hệ thống.
Công nghệ thay đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?
Các nền tảng công nghệ như thanh toán di động, thương mại điện tử... đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế Trung Quốc, đạt được những mục tiêu không ai nghĩ tới vào 20 năm trước.
Chen, 24 tuổi và vợ, Ding, 24 tổi là chủ cửa hàng trên Taobao.com. Họ mở một cửa hàng quần áo thời trang có tên BlueLand trên Taobao ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 2016. Xưởng của họ nằm trong một khu văn phòng ở quận Tiểu Sơn, Hàng Châu. Đôi khi, những người nổi tiếng trên mạng sẽ quảng cáo sản phẩm của họ trên sóng livestream vào các ngày mua sắm lớn như 11/11 hay 12/12. Đơn hàng được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất địa phương. Mô hình C2M này giảm chi phí tồn kho và hậu cần, bán hàng, phân phối, thay thế hệ thống cung ứng truyền thống. Nhờ các nền tảng logistics kỹ thuật số, khách hàng sẽ nhận được hàng hóa chỉ trong vòng 10 ngày sau khi đặt.
Công nghệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Cheng và Ding nằm trong hơn 8 triệu chủ cửa hàng Taobao, trong đó một nửa là nữ. Họ vừa là người hưởng lợi, vừa người người đóng góp cho cuộc chuyển đổi số kinh tế. Trung Quốc lập kỳ tích trong hai thập kỷ vừa qua: năm 1999, Trung Quốc chỉ có 8,8 triệu người dùng Internet với thu nhập đầu người 873 USD, ngày nay, Trung Quốc có hơn 1 tỷ người dùng Internet với thu nhập trung bình hơn 10.000 USD.
Khi Covid-19 tấn công Trung Quốc cuối tháng 1/2020, chính phủ thi hành các biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội và phong tỏa để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Điều đó dẫn đến sụt giảm mạnh trong các hoạt động kinh tế ngoại tuyến, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, công viên và cửa hàng. Ngược lại, các hoạt động trực tuyến như thương mại điện tử, giáo dục qua mạng... lại tăng đột biến. Nhiều nhà hàng bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn tại nhà và nền kinh tế số - tận dụng môi trường không tiếp xúc - đã đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Đây chỉ là một ví dụ cho thấy công nghệ số, đặc biệt là các nền tảng Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây, đã thay đổi nền kinh tế Trung Quốc ra sao. Taobao, nền tảng thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc, ra đời tháng 6/2003 ngay trước khi WHO tuyên bố đại dịch SARS đã được khống chế. Tuy nhiên, phải đến năm 2013, thương mại điện tử mới bùng nổ khi smartphone và mạng 3G/4G trở nên phổ biến. Trước đó, hoạt động mua sắm trực tuyến chủ yếu diễn ra trên máy tính và mạng 2G, khiến cho trải nghiệm người dùng không được yêu thích. Theo số liệu từ chính phủ, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới ghi nhận doanh số thương mại điện tử vượt thương mại truyền thống. Khoảng 52,1% hoạt động bán lẻ thực hiện qua thương mại điện tử vào năm 2021, so với 15% của Mỹ (2021) và 20% của Indonesia (2020).
Từ thanh toán di động đến hệ sinh thái toàn diện
Để tạo điều kiện tăng trưởng thương mại điện tử, Alibaba phải vượt qua một thách thức lớn: thanh toán trực tuyến. Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán khiến giao dịch rất khó hoàn thành. Cuối năm 2004, Aliababa ra mắt dịch vụ thanh toán mà nay là Alipay, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động hàng đầu thế giới. Tính đến tháng 6/2020, Alipay có 711 triệu người dùng hàng tháng, khối lượng giao dịch trung bình 10 nghìn tỷ NDT. Đối thủ WeChat Pay được tung ra trong năm 2013, thu hút lượng lớn người dùng nhờ giới thiệu tính năng lì xì điện tử trong dịp Tết 2014. Tính đến năm 2020, WeChat Pay có 865 triệu người dùng.
Cho đến nay, thanh toán di động là sản phẩm công nghệ tài chính (fintech) thành công nhất tại Trung Quốc. Nếu không có nó, các hoạt động kinh tế số không thể xảy ra. Song, đóng góp quan trọng nhất của thanh toán di động chính là tài chính toàn diện (financial inclusion), mở rộng phạm vi tiếp cận tài chính cho những người không được các tổ chức tài chính truyền thống phục vụ. Chỉ cần smartphone và tín hiệu di động, một người có thể tận hưởng thanh toán và các dịch vụ tài chính khác từ bất kỳ đâu. Vài nghiên cứu chỉ ra, khi nông dân bắt đầu sử dụng dịch vụ thanh toán di động, cơ hội việc làm của họ cũng tăng theo và thu nhập tăng.
Hai thập kỷ trước, không ai nghĩ đến một "xã hội phi tiền mặt". Trung Quốc đã loại bỏ thế hệ thẻ tín dụng, "nhảy cóc" từ tiền mặt sang phi tiền mặt. Ngày nay, 90% người dân thành thị và 82% người dân nông thôn sử dụng thanh toán số, khoảng cách dần thu hẹp.
Ngày nay, Alipay và WeChat Pay không còn chỉ là công cụ thanh toán. Họ đã xây dựng "hệ sinh thái" toàn diện xoay quanh nó. Người dùng có thể sắp xếp cuộc sống trên các hệ sinh thái này, từ đặt phòng khách sạn, gọi taxi, mua vé máy bay, gọi đồ ăn... Một số công ty lớn như Ant (thuộc Alibaba), Tencent (chủ sở hữu WeChat) đã phát triển hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm hai trụ cột: nền tảng Big Tech và đánh giá rủi ro tín dụng bằng Big Data.
Các nền tảng Big Tech của Trung Quốc như Taobao/Alipay, WeChat/WeChat Pay đóng vai trò quan trọng theo 3 cách. Đầu tiên, họ chiếm được nhiều khách hàng với chi phí thấp nhờ bán mặt hàng hiếm, số lượng ít cho nhiều khách hàng. Thứ hai, họ ghi lại "dấu chân" kỹ thuật số của khách hàng và thu thập dữ liệu lớn để theo dõi theo thời gian thực các hoạt động của những người vay tiềm năng, tạo ra đầu vào để phân tích rủi ro tín dụng. Cuối cùng, họ cũng hỗ trợ quản trị trả nợ.
Sự kết hợp giữa nền tảng Big Tech và đánh giá rủi ro tín dụng Big Data giúp các hãng cấp tín dụng cho số lượng lớn cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hầu hết chưa bao giờ vay ngân hàng. Chẳng hạn, dịch vụ cho vay Mybank áp dụng mô hình "3-1-0": đăng ký vay trong vòng 3 phút, nếu được phê duyệt, tiền được chuyển đến tài khoản người vay trong 1 giây và không có sự can thiệp của con người. Nhờ đó, mỗi dịch vụ cho vay lớn của Trung Quốc có thể cho vay tới hơn 10 triệu khoản mỗi năm. Số liệu của Ngân hàng nhà nước Trung Quốc cho thấy hơn 74 tỷ USD tiền vay đã được chi năm 2020 thông qua các giải pháp fintech.
Công nghệ số đang thay đổi kinh tế Trung Quốc, khiến nó trở nên tiện lợi hơn, tăng cường hiệu quả, giảm thiểu chi phí, thay thế sức người và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa khi dân số Trung Quốc đang già đi. Kinh tế số Trung Quốc tăng trưởng ở mức cao, đạt 9,7% năm 2020, theo Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc. Nền kinh tế số nước này đạt 39,2 nghìn tỷ NDT (6,1 nghìn tỷ USD) trong cùng kỳ.
Đầu năm nay, Quốc hội Trung Quốc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế số, đặt mục tiêu nâng tỉ trọng GDP của kinh tế số từ 7,8% năm 2020 lên 10% năm 2025 thông qua thúc đẩy các công nghệ như 6G và trung tâm dữ liệu lớn. Các mục tiêu khác bao gồm đẩy nhanh xây dựng trung tâm dữ liệu lớn; tăng lượng người dùng băng rộng gigabit từ 6,4 triệu năm 2020 lên 60 triệu năm 2025; tăng doanh số bán lẻ trực tuyến từ 11,76 nghìn tỷ NDT năm 2020 lên 17 nghìn tỷ NDT năm 2025. Kế hoạch cũng chỉ ra những vấn đề và thách thức của kinh tế số Trung Quốc như không tận dụng được tiềm năng của nguồn lực dữ liệu, hệ thống giám sát chưa hoàn thiện.
Bộ GD&ĐT lùi lịch thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học vì sự cố kết nối Do sự cố kết nối của nền tảng thanh toán trực tuyến, Bộ GD&ĐT vừa thông báo lùi lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên Hệ thống tuyển sinh 3 ngày so với kế hoạch ban đầu. Theo kế hoạch tuyển sinh đại học năm nay, các thí sinh cần hoàn thành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển...