Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch
Tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh.
Thực trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn diễn ra tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: NV
Theo lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ có Chỉ thị số 11 mà trong nhiều năm, lãnh đạo tỉnh này đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tuy nhiên, đến nay thực trạng này vẫn diễn ra nhiều nơi.
Ngày 6/5 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương đã phải ký ban hành công văn hoả tốc gửi các Sở, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh thực trạng này.
Theo nội dung công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các huyện, thị xã, TP Huế phối hợp Sở TT&TT thiết lập đường dây nóng và triển khai ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm kịp thời xử lý.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đường giao thông gây cản trở và mất an toàn giao thông theo thẩm quyền.
Video đang HOT
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng để nông dân biết và tự giác chấp hành.
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng cơ giới hoá hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh. Nguồn: Internet
Trước đó, trong Chỉ thị số 11 năm 2020, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ tác hại của việc đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng đã gây ô nhiễm môi trường không khí, làm phát thải một lượng lớn khí CO2, CO, SO2, NO2, tro bụi,… ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước trong đất bị bốc hơi, làm cho đất thoái hóa và trở nên chai cứng, khô cằn; tiêu diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, gây bộc phát nhiều đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng.
Chỉ thị cũng chỉ rõ, nguyên nhân chính dẫn đến việc đốt rơm rạ vẫn xảy ra nhiều nơi là do các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn chưa thực sự kiên quyết trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của nông dân chưa cao; nhận thức của nông dân chưa đầy đủ. Mặt khác, việc tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai cho nông dân ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về xử lý rơm rạ chưa đầy đủ, liên tục,…
Để giúp người dân thay đổi cách làm truyền thống là đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sau thu hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tuyên truyền, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn quy trình thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom vận chuyển rơm rạ và làm đất bằng máy cày lớn để phay, cày lật đất vùi hết rơm rạ vào trong đất, không để rơm rạ trôi nổi ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường.
Đồng thời, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đặt hàng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng một số chế phẩm sinh học. Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ tái chế thành các sản phẩm hữu ích phục vụ xã hội hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác. Nghiên cứu khuyến cáo ứng dụng các chế phẩm sinh học cho các địa phương để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Dân sinh về việc thực hiện của các Sở chức năng nói trên đối với ý kiến chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị số 11/CT-UBND, bà Trần Thị Hoài Trâm – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua báo cáo đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã đặt hàng Công ty TNHH MTV Nông Sản Hữu cơ Quế Lâm 1 đề tài về ứng dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý rơm rạ.
Riêng Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị đầu ngành được giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng và đến ngày 6/5/2021 đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn hoả tốc về việc hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch.
Sở Ngoại vụ tăng cường công tác tuyên truyền về biên giới, hải đảo
Những năm qua, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng của tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển, hải đảo, đất liền cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, gìn giữ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Cán bộ và Nhân dân khu vực ven biển dự buổi tập huấn cập nhật thông tin biển, đảo do Ban Chỉ đạo công tác biên giới mở tại huyện Hậu Lộc.
Thanh Hóa có 102km bờ biển, 213km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Những năm qua Đảng, Nhà nước và địa phương có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng biên giới, hải đảo của tỉnh phát triển.
Đồng chí Mai Văn Thoại, Trưởng Phòng Lãnh sự biên giới, Sở Ngoại Vụ cho biết: Thời gian gần đây, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Trên biển, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự bất hợp pháp trên biển Đông; tình trạng tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền, đánh bắt trộm hải sản vẫn diễn ra; việc mua bán, sử dụng xung, kích điện, khai thác hải sản sai vùng, khu vực, tàu thuyền không đủ thủ tục, giấy chứng nhận, thiết bị an toàn, tranh chấp ngư trường... diễn biến phức tạp. Trên tuyến biên giới, hoạt động vi phạm quy chế xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn ra, hoạt động đi lại của người Mông trên địa bàn có chiều hướng giảm, tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm việc giảm mạnh nhưng vẫn còn tồn tại, nhiều diễn biến mới khó lường.
Từ thực tế đó, năm 2020, Sở Ngoại vụ (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh Thanh Hóa) đã thường xuyên tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý biên giới, hải đảo bằng nhiều hình thức phong phú, như: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Luật Thủy sản; các văn bản chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa hai nước Việt Nam - Lào, biên bản thỏa thuận đã ký kết giữa 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chương trình, đề án về bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự khu vực biển, đảo tỉnh Thanh Hóa, như: Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021"; Đề án "Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho Nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020".
Theo đó, năm 2020 khu vực biên giới trên biển, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được 82 đợt tuyên truyền với 8.869 lượt người tham dự; cấp phát 2.905 tờ rơi, tờ bướm, pfofile, băng rôn; mở 4 lớp tập huấn cho hơn 1.100 người tại các xã, phường, thị trấn khu vực ven biển tham dự, tổ chức 3 đợt tập huấn cho 410 ngư dân và thuyền viên thuộc các xã ven biển về xử lý cấp cứu các tình huống trên biển. Trên khu vực biên giới đất liền, các lực lượng chức năng cũng đã tổ chức được 205 đợt tuyên truyền với 8.536 người tham dự, 7 hội nghị với 4.357 lượt người tham gia; treo 45 băng rôn, phát 29.420 tờ rơi, 120 phướn, 5.625 áp phích cổ động, 2.250 sổ tay, 20.000 tài liệu các loại, 10.000 tờ gấp, 106 lượt phát thanh về công tác quản lý biên giới, di cư tự do, kết hôn không giá thú... Các nội dung tuyên truyền được biên soạn ngắn gọn, kèm theo các hình ảnh minh họa dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, từng dân tộc, từ đó giúp cho cán bộ, Nhân dân, đặc biệt là cư dân biên giới hiểu rõ hơn ý nghĩa nội dung của Luật Biên giới quốc gia, các văn kiện pháp lý về biên giới, nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia.
Ngoài ra, để thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới, hải đảo có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị chức năng cũng đã tổ chức hội đàm, đàm phán, giao ban để trao đổi giải quyết các sự kiện biên giới. Sở đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tham mưu cho các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố, duy trì đoàn kết hữu nghị với tỉnh Hủa Phăn (Lào) giữ vững môi trường hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xử lý các sự kiện biên giới.
Thời gian tới, Sở Ngoại vụ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị chức năng, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên đất liền và trên biển. Thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh...
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không thể chấp nhận sản xuất có hóa chất dễ cháy trong khu dân cư Chiều 8-5, đoàn lãnh đạo TP.HCM do bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên dẫn đầu đã đi khảo sát hiện trường vụ cháy làm 8 người tử nạn tại hẻm 47 Lạc Long Quân, quận 11 và có những chỉ đạo khắc phục, rút kinh nghiệm vụ việc. Tại hiện trường vụ cháy, bí thư Nguyễn Văn Nên đã thăm hỏi, trao...