Thua kém Viettel, VNPT nỗ lực để thay đổi
Ngày 11/1/2013 vừa qua, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT) đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013. Kết thúc năm 2012, các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận của VNPT đều đạt mức tăng trưởng (Doanh thu của VNPT năm 2013 là 130.600 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 201.
Cuộc chiến săn “thượng đế”
Năm 2013, để hoàn thành trách nhiệm xã hội cũng như duy trì được tốc độ tăng trưởng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt với các dấu hiệu phát triển bão hòa (tỉ lệ điện thoại di động là 1,5 máy/1 người dân), VNPT đã phải quyết liệt với các giải pháp đột phá.
VNPT thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng
Ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho rằng, một trong những giải pháp hàng đầu để Tập đoàn đạt được kết quả tăng trưởng chính là việc tiếp tục thực hiện quyết liệt cơ chế kinh tế nội bộ, thúc đẩy các đơn vị thành viên chủ động triển khai mọi giải pháp để nâng cao hiệu quả, triệt để tiết kiệm trong sản xuất – kinh doanh. Theo đó, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn thực hiện hợp tác kinh doanh thông qua các hợp đồng kinh tế nội bộ với tiêu chí vừa đảm bảo việc hạch toán riêng, rõ vừa đảm bảo quyền lợi của các đơn vị thành viên. Trên nền tảng cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, rộng khắp cùng với những đổi mới cơ chế trong quản lý, VNPT đặt mục tiêu vượt qua được khó khăn chung của các ngành ngành kinh tế, năm 2013 quyết tâm duy trì mức tăng trưởng 10% so với năm 2012, đạt doanh thu khoảng 145.000 tỉ đồng.
Hạ tầng mạng lưới rộng khắp, công nghệ tiên phong và chất lượng nguồn nhân lực là ưu thế vượt trội. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của VNPT trong năm 2013 là phải tối ưu hóa mạng vô tuyến và tăng cường việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng vô tuyến giữa 2 mạng di động Vinaphone và MobiFone. Việc tối ưu lại mạng vô tuyến này sẽ tăng vùng phủ sóng, nâng chất lượng dịch vụ và làm giảm quy mô vốn đầu tư cho cả hai mạng. VNPT sẽ tận dụng tốt hơn mạng hạ tầng sẵn có, đầu tư ít hơn nhưng mở rộng hơn vùng phủ, tăng chất lượng phát sóng.
Năm 2013 sẽ là năm VNPT tập trung đẩy mạnh các ứng dụng dịch vụ CNTT, giá trị gia tăng. “Với nguồn lực chất xám và công nghệ, VNPT tự tin, không tụt hậu. Trước đây, Việt Nam chưa có tên trên bản đồ IPTV thế giới, nhưng vừa qua, tại hội nghị IPTV Forum, đã có 1 chấm của Việt Nam trên bản đồ IPTV và VNPT đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này”, ông Hải nói.
Với sự “thức giấc” của VNPT, thị trường viễn thông trong nước sẽ hứa hẹn cuộc cạnh tranh sôi động và khốc liệt hơn giữa “người khổng lồ” VNPT với “người mới” là Viettel. “Khuyến mại sẽ nhiều hơn, thậm chí ồ ạt, “thượng đế” sẽ được các mạng chăm sóc chu đáo và tận tình hơn để giành giật, giữ chân. Đó là kịch bản của thị trường viễn thông, nhất là dịch vụ di động, trong năm 2013″. Một chuyên gia nhận định.
Video đang HOT
Đối mặt với chia sẻ thị phần
Nhìn lại thị trường năm 2012, VNPT luôn giữ hơn 80% thị trường điện thoại cố định, 75% thị phần thị trường Internet, hơn 55% thị phần dịch vụ di động… Cả nước có khoảng 140 triệu thuê bao di động, trong đó, 3 mạng lớn là Vinaphone, Mobifone (thuộc VNPT) và Viettel đã chia sẻ 95% tổng số thuê bao này. Tuy nhiên, hiện tại, Viettel đang có sự phát triển bứt phá với mức tăng trưởng doanh thu 18% trong năm 2012. Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường như Gtel Mobile đã tái cơ cấu để chuẩn bị cho sự chuyển biến và Vietnam Mobile cũng khá thành công khi bám sát phân khúc thị trường là giới trẻ, học sinh sinh viên. Thị phần các dịch vụ chủ chốt của VNPT, đặc biệt là dịch vụ di động, đang có nguy cơ bị thu hẹp trước các áp lực cạnh tranh đến từ doanh nghiệp cũ cũng như doanh nghiệp mới.
Năm 2012, các dịch vụ như Internet cáp quang FiberVNN, MyTV, kênh thuê riêng, cho thuê hạ tầng… có tốc độ tăng trưởng tốt; dịch vụ điện thoại cố định, Gphone đã ngăn chặn được đà suy giảm. Mạng di động MobiFone tiếp tục có doanh thu và lợi nhuận cao; VinaPhone cũng có mức tăng trưởng tốt nhất so với các năm qua khi đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 14%.
VNPT phóng thành công vệ tinh VNASAT 2
“VNPT gánh vác công tác phổ cập dịch vụ bưu chính viễn thông, đảm bảo 100% xã có điện thoại, kể cả khu vực vùng sâu, vùng xa; đã phóng thành công hai vệ tinh VINASAT1 và VINASAT2; thực hiện tách Tổng Công ty Bưu chính theo lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn… Bên cạnh việc phải vượt qua những khó khăn khách quan của nền kinh tế như bất cứ doanh nghiệp nào khác, VNPT còn thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc thù. Đó là những thành tựu bên ngoài những số liệu thống kê”. Ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc Cty Điện toán và Truyền số liệu (VDC – doanh nghiệp thành viên của VNPT) nói.
Theo VOV
VNPT cho Gmobile dùng chung hạ tầng
Theo nguồn tin của VnEconomy, Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông Toàn cầu (Gtel Mobile - đơn vị sở hữu mạng Gmobile) đã ký thỏa thuận nguyên tắc roaming với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Hạn chế lớn nhất của Gmobile hiện nay là băng tần và hạ tầng mạng lưới, đặc biệt là độ phủ sóng của trạm BTS còn quá ít.
Trước đó, một lãnh đạo Gtel Mobile cho biết một trong những hoạt động quan trọng nhất của Gmobile trong năm 2013 là tiếp tục thực hiện chủ trương tái cấu trúc thị trường viễn thông của Chính phủ, và trọng tâm thứ hai, là sớm hoàn tất triển khai roaming với VNPT theo chỉ đạo của Chính phủ.
Việc roaming với VNPT của Gtel nhiều khả năng sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2013. Kế hoạch triển khai, có lẽ chỉ còn chờ những thỏa thuận, ký kết điều khoản cụ thể giữa hai bên.
Tiền lệ
Thuật ngữ roaming (dịch vụ cho phép điện thoại di động "dùng nhờ" sóng của nhà mạng khác) ở Việt Nam lâu nay được nhắc nhiều đến việc các mạng di động lớn trong nước thực hiện roaming với các mạng di động quốc tế, chủ yếu để đáp ứng cho hai dịch vụ cơ bản gồm thoại (cuộc gọi) và tin nhắn (SMS) khi thuê bao đi nước ngoài. Trong nước, việc roaming giữa các mạng với nhau mới chỉ diễn ra ở hai thành viên "gia đình VNPT" là VinaPhone và MobiFone.
Trước khi có thỏa thuận nguyên tắc nói trên giữa Gtel và VNPT, từ trước tới nay chưa có một mạng nhỏ nào lại được roaming với mạng lớn, mặc dù nhu cầu này luôn cấp thiết với mạng nhỏ, mạng mới gia nhập thị trường. Trước đây, thời Viettel còn "bé", nhà mạng này từng mong muốn được roaming với VNPT nhưng cũng không được.
Cách đây khoảng 2-3 năm, EVN Telecom (nay đã được điều chuyển sáp nhập vào Viettel) cũng vài ba lần đề nghị Viettel, VinaPhone và MobiFone được roamming tại các điểm sóng của EVN Telecom chưa phủ tới, nhưng cả ba "ông lớn" đều lắc đầu.
Phó giám đốc một nhà mạng lớn giải thích, các nhà mạng phải đổ số vốn rất lớn xây dựng hạ tầng rộng khắp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển thuê bao, chất lượng cuộc gọi - và đây là lợi thế cạnh tranh có tính quyết định của doanh nghiệp. "Vì thế, chả tội gì lại đi xây nhà cho ông khác đến ở", vị này ví von.
Một lý do khác, theo ông, nếu cho các nhà mạng nhỏ roaming, nhà mạng lớn sẽ chịu phần thiệt nhiều hơn, vì giá bán buôn (cho mạng nhỏ) bao giờ cũng rẻ hơn giá bán lẻ (giá bán dịch vụ của mạng lớn cho người tiêu dùng), nên có thể bên mạng được roaming sẽ bán rẻ hơn giá dịch vụ của mạng lớn để cạnh tranh lại.
Vị phó giám đốc này cho biết, thông thường ở các nước trên thế giới, việc nhà mạng này sử dụng hạ tầng của nhà mạng khác để kinh doanh dịch vụ viễn thông mới chỉ xảy ra với các mạng di động "ảo" (kiểu như Đông Dương Telecom trước đây tại Việt Nam). Tuy nhiên, điều này cũng chưa phố biến.
Trở lại câu chuyện của Gmobile, nếu thực hiện roaming thành công với VNPT, cũng có nghĩa là việc dùng chung cơ sở hạ tầng đã thực sự "mở cửa" và hạ tầng mạng lưới, tài nguyên quốc gia bước đầu được tối ưu hóa, trong bối cảnh cả VNPT và Gtel đều được quy hoạch là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
Trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông và nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp trong nhiệm kỳ của mình đã không biết bao nhiêu lần thúc giục các nhà mạng sử dụng chung hạ tầng của nhau để tránh lãng phí tài nguyên, tài sản quốc gia, nâng cao hiệu quả, hiệu suất đầu tư, làm đẹp mỹ quan đô thị... Tuy nhiên, khi về hưu, ông Hợp tâm sự, "đó là việc dang dở mà ông chưa làm được".
Cơ hội "tạm thời"
Hạn chế lớn nhất của Gmobile hiện nay là băng tần và hạ tầng mạng lưới, đặc biệt là độ phủ sóng của trạm BTS còn quá ít. Theo nhà mạng, tài nguyên tần số chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến Gmobile khó mở rộng đầu tư.
"Hiện Gmobile chỉ có băng tần 1.800MHz, các mạng lớn có đủ băng tần 900 MHz, 1.800 MHz và băng tần 3G. Đây là điểm cực kỳ bất lợi của Gmobile so với các nhà khai thác khác", Tổng giám đốc Gtel Nguyễn Văn Dư cho biết. Cho nên khi thực hiện roaming với VNPT, "tiểu gia" Gmobile chắc chắn sẽ có lợi thế lớn để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, phát triển thuê bao.
Theo ông Dư, sau khi chính thức roaming với VNPT, Gtel sẽ dồn lực khai thác. Gtel hiện có ba trung tâm vùng là Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM, tuy nhiên, trong năm 2013, Gtel dự kiến sẽ phát triển chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành, đồng thời sẽ tăng thêm nhân lực. Mạng này đặt mục tiêu đến cuối năm 2013 sẽ có được 6 triệu thuê bao.
"Roaming chỉ là một giai đoạn quá độ, một giải pháp để Gmobile tiếp tục duy trì, khắc phục điểm yếu nhất của mình là không có sóng. Tuy nhiên, để phát triển đột phá thì Gmobile không thể dựa vào cách như thế được, bởi cuối cùng roaming chỉ là thỏa thuận thương mại giữa hai bên và hai bên cùng có lợi", Tổng giám đốc Nguyễn Văn Dư nói.
Để tự đứng vững về lâu dài, theo ông Dư, "Gmobile phải có băng tần, tài nguyên tần số đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Gmobile vẫn phải tiếp tục báo cáo Chính phủ và các cấp thẩm quyền để có thể phân chia lại băng tần hợp lý, đảm bảo tài nguyên quốc gia".
Theo VnEconomy
Thuê bao Mobifone không còn được nhận tiền khi xem quảng cáo qua SMS Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền Thông) vừa yêu cầu mạng di động MobiFone dừng ngay chương trình khuyến mại "chăm sóc khách hàng đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo" từ 18/12/2012 đến 31/3/2013 của mạng này. Cục Viễn thông vừa yêu cầu mạng di động MobiFone dừng ngay chương trình khuyến mại "chăm sóc khách hàng đăng ký nhận...