Thừa hay thiếu flour đều không tốt cho răng
Chuyên gia nha khoa cho rằng thừa hay thiếu flour đều gây không tốt cho răng.
Cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ đánh răng đúng cách. Ảnh minh họa
Dù thừa hay thiếu flour đều không tốt
Trên mạng xã hội gần đây chia sẻ rầm rộ thông tin cho rằng chất flour trong kem đánh răng có thể gây ung thư, loãng xương và nhiều vấn đề cho sức khỏe. Nhiều người tỏ ra hoài nghi trước thông tin chưa được kiểm chứng, nhưng cũng có những người lo lắng vì mỗi ngày vẫn dùng kem đánh răng để vệ sinh răng miệng. Một làn sóng Anti-fluor kêu gọi không sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, nhất là ở trẻ nhỏ cũng xuất hiện.
Chia sẻ về vấn đề trên, BS Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng phòng khám Nha Khoa trẻ cho rằng, thành phần cơ bản trong kem đánh răng là chất mài mòn, chất tạo bọt, tẩy trắng, tinh dầu thơm… Trong đó, fluor là chất có nhiều vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng, giúp răng cứng chắc. Ở mỗi loại kem, nồng độ fluor trong kem sẽ khác nhau tùy theo là của người lớn hay trẻ nhỏ.
Dù flour tốt nhưng thừa hay thiếu vẫn không tốt cho răng. Thiếu fluor sẽ làm chất lượng men răng kém, gây sâu mủn răng, nguy cơ sâu răng. Trong khi quá nhiều flour dẫn đến tình trạng nhiễm flour, răng có thể gặp vấn đề về men răng. Men răng đục, xuất hiện những đốm trắng và vàng trên men, răng yếu đi.
Với trẻ nhỏ lựa chọn kem đánh răng dành cho trẻ em, không nên dùng kem đánh răng người lớn. Trong kem đánh răng có hoạt chất dùng cho trẻ em. Ở kem đánh răng của người lớn, lượng flour thường nhiều hơn, trẻ dùng sẽ nuốt phải flour. Trong nước uống, khoáng chất… đã có sẵn flour, nuốt thêm nhiều dẫn tới thừa. Ở độ tuổi từ 1 – 4 rất dễ bị nhiễm độc fluor ở răng.
Video đang HOT
Theo BS Nguyễn Cát Phương Vũ (Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM), dù ngộ độc fluor là có nhưng nói flour gây ung thư, khuyết tật bẩm sinh là thông tin vô căn cứ. Kem đánh răng trên thị trường hiện hơn 95% có chứa fluor. Ý thức của trẻ nhỏ còn kém, nuốt kem đánh răng rất cao nên có thể gặp nguy cơ trúng độc flour. Một nghiên cứu đã tiến hành đo lượng kem đánh răng nuốt vào bụng của các bé 3 – 4 tuổi. Kết quả, các bé nuốt nhiều kem đánh răng, từ 1/8 – 1/4 lượng kem cho mỗi lần sử dụng.
Tuy vậy, mọi người không nên quá lo ngại vì lượng fluor nuốt vào cơ thể thông qua kem đánh răng khá ít nên không gây ảnh hưởng quá lớn. Chúng thường tích lũy theo thời gian chứ không phải tiếp xúc ngay lập tức với fluor nồng độ cao sẽ độc cấp tính. Trường hợp lỡ nuốt kem đánh răng hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài.
Được biết, Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã buộc các nhà sản xuất phải thêm dòng chữ sau trên vỏ hộp của tất cả các loại kem đánh răng flour được bán tại nước này cảnh báo tình trạng nuốt phải kem đánh răng. Theo đó, trẻ em khi nuốt quá nhiều kem đánh răng chứa fluoride có thể bị ngộ độc. Quá liều flour triệu chứng cần theo dõi là có vị mặn hoặc mùi xà phòng trong miệng, nước dãi tiết ra nhiều, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi nhiều và khát nước.
Dùng kem đánh răng sao cho an toàn?
Theo các chuyên gia nha khoa, trên thị trường hiện có rất nhiều loại kem đánh răng khác nhau với nhiều công dụng nhằm mục đích bảo vệ răng miệng và ngăn ngừa sâu răng. Trong kem đều có chứa các chất có lợi cho răng như flour, muối, chất làm trắng răng… ở mức độ an toàn cho người dùng. Tùy loại bệnh răng miệng, bạn có thể lựa đúng loại sản phẩm khuyến cáo sử dụng cho loại bệnh đó.
Trong khi lựa chọn nên chú ý đến thành phần flour. Theo tiêu chuẩn Việt Nam hàm lượng fluor từ 0,5 – 1mg/l là an toàn. Với người lớn nên dùng kem đánh răng chứa flour từ 1000-1500ppm; trẻ nhỏ chọn kem có hàm lượng flour từ 200-450ppm phù hợp cơ địa của trẻ. Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi không nên dùng kem có flour, trừ trẻ có nguy cơ sâu răng cao. Khi dùng cho trẻ phải có sự giám sát của người lớn.
BS Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, nguy cơ thừa flour có thể xảy ra. Để tránh điều này, người lớn cần lấy một lớp nhỏ kem đánh răng chứa flour, không nhất thiết đầy cả bàn chải Bạn có thể dùng mỗi ngày một lần với kem có flour và một lần với nước muối. Với trẻ nhỏ, mỗi lần chỉ cần dùng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu và không nên đánh răng quá hai lần một ngày. Tránh tuyệt đối loại kem đánh răng của người lớn, hay chọn loại kem có vị bạc hà cho trẻ vì khả năng làm tổn thương da khoang miệng của trẻ rất cao.
Việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng để có hàm răng khỏe đẹp, quan trọng nhất là chải răng hằng ngày sau các bữa ăn và buổi tối trước lúc đi ngủ. Chải răng đúng phương pháp và lựa chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp sẽ giúp chúng ta giữ được hàm răng tốt. Bên cạnh đó, mọi người cần có thói quen kiểm tra răng miệng định kì với cả người lớn là trẻ nhỏ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời.
Cách cho trẻ đánh răng đúng cách, cha bậc cha mẹ cần lưu ý hướng dẫn trẻ đánh răng kỹ 3 mặt chính gồm vùng ngoài, mặt trong và mặt nhai. Mặt ngoài đánh theo vòng tròn đều, đánh cả răng và lợi, cho trẻ đếm theo nhịp đến 10. Mặt trong đặt bàn chải góc 45 độ, vuốt từ dưới lên trên đánh trong thời gian từ 1 – 3 phút. Ở những trẻ có hàm răng khấp khểnh, hướng dẫn trẻ đặt dốc bàn chải lại, đánh theo chiều dọc để bàn chải chải tất cả các răng.
Theo giadinh
Bé trai được phẫu thuật từ trong bụng mẹ
Khi Parker mới 23 tuần thai, bác sĩ siêu âm phát hiện bị nứt đốt sống lưng - khuyết tật bẩm sinh thường xảy ra ở tuần thai 3-4.
Nếu không xử lý khuyết tật bẩm sinh này, em bé sinh ra sẽ bị hở một phần của tủy sống nên không thể đi lại được, trường hợp xấu nhất là cả đời gắn với chiếc xe lăn.
Người mẹ là Jessica Trinkle nhớ lại lúc nhận kết quả siêu âm thai, tay cô run rẩy và nước mắt trào ra. Hình ảnh siêu âm 4D cho thấy có một "chiếc túi" hình thành trên tủy sống của thai nhi. Bác sĩ bệnh viện dành cho phụ nữ và trẻ sơ sinh Winnie Palmer đề nghị phương án phẫu thuật cho thai nhi từ trong bụng mẹ.
"Tôi chấp nhận mọi phương pháp miễn cứu được bé", người mẹ đồng ý ngay. Sau đó, Jessica cùng thai nhi phải trải qua hàng loạt xét nghiệm và kiểm tra chuyên sâu trước khi phẫu thuật. Tất cả đều phải diễn ra trước tuần thứ 25 thai kỳ.
Vết mổ trên lưng Parker khi cậu bé còn trong bụng mẹ. - Ảnh gia đình.
Ngày 13/11/2018 ca phẫu thuật thai nhi diễn ra với sự tham gia của 13 bác sĩ và y tá. Đây là cặp mẹ và bé thứ tư trải qua phẫu thuật thai nhi ở bang Florida. May mắn ca mổ thành công.
Quá trình phục hồi sau mổ của thai nhi diễn ra tốt nhờ tình yêu thương của gia đình và sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ y bác sĩ. Jessica đã mang thai đến 37 tuần mà không có biến chứng. Ngày 6/2 bé trai Parker chào đời khỏe mạnh, nặng 2,5 kg.
Cậu bé Parker. - Ảnh gia đình.
Gia đình Parker thường xuyên đưa cậu bé tham gia các sự kiện cộng đồng để chứng minh bé vẫn đang sống khỏe mạnh và phát triển từng ngày, vượt qua căn bệnh.
Jessica chia sẻ: "Những đứa trẻ mắc bệnh ngay từ khi mới sinh vẫn luôn trưởng thành từng ngày. Nhiều người trong số họ đang học ở trường đại học, lái xe, chơi thể thao và đạt thành tích ở trường cũng như cuộc sống".
Gia đình của Jessica. - Ảnh gia đình.
Hiện Parker được 8 tháng tuổi, phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Parker tự chơi đồ chơi, thường xuyên chơi đùa cùng chị gái 3 tuổi và đặc biệt luôn cười hạnh phúc.
Theo VNE
Đàn ông nên ngừng uống rượu 6 tháng trước khi thụ thai TRUNG QUỐC - Đàn ông uống rượu 3 tháng trước khi thụ thai, con sinh ra tăng 44% nguy cơ mắc tim bẩm sinh. Tỷ lệ này ở phụ nữ là 16%. Đàn ông thường xuyên uống rượu tăng nguy cơ con sinh ra mắc khuyết tật bẩm sinh lên 52%. Kết quả nghiên cứu này mới công bố trên tạp chí European...