Thừa cân và vấn đề tuyến giáp
Bạn bị thừa cân và mặc dù làm đủ mọi cách vẫn không giảm cân thì nên kiểm tra sức khỏe tuyến giáp. Theo các chuyên gia, mắc bệnh về tuyến giáp có thể cản trở nỗ lực giảm cân.
Các loại hạt có ích cho người bị suy giáp. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một số dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động không hiệu quả khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày; rất khó giảm cân; luôn cảm thấy chán nản, căng thẳng; mất cân bằng nội tiết tố như kinh nguyệt không đều, thờ ơ chuyện gối chăn; hay bị đau cơ hoặc khớp; làn da trở nên khô và móng tay giòn dễ gãy; rụng tóc triền miên; táo bón; ngủ ngáy hoặc cổ bị sưng, huyết áp tăng.
Các triệu chứng thường gặp của suy giáp: tăng cân, mệt mỏi, da khô, rong kinh, trầm cảm. Còn các triệu chứng của cường giáp là giảm cân, mất ngủ, nhịp tim nhanh, run tay, tăng nhạy cảm với nhiệt, rối loạn kinh nguyệt.
Các chuyên gia cho biết thêm, đôi khi tuyến giáp bắt đầu trục trặc với những thay đổi về nội tiết tố như ở trong thai kỳ hoặc mãn kinh. Các lý do khác có thể là bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tuyến giáp. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
“Những người bị suy giáp sẽ cần một số thực phẩm giàu dinh dưỡng khác những người bị cường giáp”, theo Hãng Times News Network dẫn lời bác sĩ Aastha Sharma, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện chuyên khoa Nayati tại Ấn Độ.
Những người bị suy giáp nên ăn thực phẩm giàu i ốt (như muối i ốt, hải sản), thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa và vitamin C (như cà chua, quả cherry, bí đỏ, ớt chuông), các chế phẩm từ sữa gạn kem, thực phẩm giàu vitamin B và chất sắt (như ngũ cốc nguyên hạt, rau, rong biển, thịt gà không da, đậu và các loại hạt, sữa, trái cây, cá, trứng và nấm.
Người bị suy giáp cần hạn chế ăn các chế phẩm từ sữa đậu nành, bắp cải, bông cải xanh, cải xanh, lê, quả đào, dâu tây, củ cải đỏ, cải bó xôi, đậu phộng.
Đối với người bị cường giáp, có thể ăn dầu ô liu, mật ong, quả mơ, quả óc chó, rau củ và ngũ cốc. Cần tránh nước ngọt, đường, mía, nước xi rô bắp, sô cô la, rượu, caffeine, mì ống, bánh mì trắng, thịt cừu, thịt heo và thuốc kháng sinh.
Video đang HOT
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Thực phẩm nên và không cho tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sinh ra một loại hoóc môn rất quan trọng giúp điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng, hỗ trợ trao đổi chất, điều hòa nhịp tim và sản xuất năng lượng.
Cách đơn giản để có được lượng iốt cần thiết là dùng muối biển - Ảnh: Shutterstock
Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp là ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.
Muối
Tuyến giáp cần iốt để sản sinh ra các hoóc môn cần thiết, có tác dụng cân bằng hoóc môn tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Thế nhưng, không phải ai cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn, nhất là những người sống ở vùng núi cao.
Cách đơn giản nhất để có được lượng iốt cần thiết là dùng muối biển để chế biến thức ăn.
Rau lá xanh
Rau chân vịt, rau diếp, rau có màu xanh thẫm là nguồn tuyệt vời của magiê - một khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình hoạt động của cơ thể, đặc biệt là tuyến giáp. Những biểu hiện như: mệt mỏi, đau cơ, và những thay đổi ở nhịp tim có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu magiê.
Quả hạch
Hạt điều, hạnh nhân, và hạt bí ngô không chỉ là nguồn tuyệt vời của magiê mà còn rất phong phú selen - một khoáng chất hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
Ăn hạt điều giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Hải sản
Cá, tôm, cua, ghẹ chứa hàm lượng iốt tự nhiên khá cao. Iốt rất cần cho tuyến giáp khỏe mạnh, nhưng nên nhớ cần tránh tảo bẹ nếu bạn bị cường giáp. Cường giáp có nghĩa là hoóc môn tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng mất kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như kể trên, còn có một số thực phẩm được coi là kẻ thù của tuyến giáp như sau:
Đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hoóc môn của tuyến giáp.
Vì thế, những người mất cân bằng hoóc môn hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc tránh xa đậu nành hoặc đậu phụ.
Ăn nhiều nội tạng động vật có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp - Ảnh: Shutterstock
Nội tạng động vật
Nội tạng chứa rất nhiều axit lipoic, nếu cơ thể nhận quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Gluten
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Gluten có thể làm hỏng ruột non của những người bị viêm loét dạ dày. Hơn nữa, do gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, nên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những thực phẩm giúp duy trì bộ não khỏe mạnh Không thể phủ nhận rằng khi chúng ta già đi, các bộ phận trong cơ thể cũng lão hóa theo, đặc biệt là khả năng ghi nhớ. Cá giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường tăng cường trí nhớ. ẢNH: SHUTTERSTOCK Tuy nhiên, đừng vì thế mà quá lo lắng bởi một số thực phẩm sau đươc chứng minh có tác dụng duy...