Thừa cân, béo phì ở phụ nữ mang thai và những nguy cơ mà chị em cần phải biết
Hiện nay bởi béo phì khi mang thai là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, tiền sản giật, người mẹ có thể ngừng thở khi ngủ.
Phụ nữ mang thai thừa cân béo phì đối diện với nhiều nguy cơ
Theo thống kê tại các nước phát triển có từ 6-10% phụ nữ mang thai mắc thừa cân béo phì trong đó có Việt Nam.
Riêng tại khoa Điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, trong 9 tháng đầu năm đã có 28 sản phụ mắc hội chứng này. Đây là con số đáng lưu ý hiện nay bởi béo phì khi mang thai là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, tiền sản giật, người mẹ có thể ngừng thở khi ngủ…
Một trường hợp điển hình, sản phụ N.T.P.A, 29 tuổi, địa chỉ tại Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu tại khoa Điều trị theo yêu cầu trong tình trạng: Thai 35 tuần 1 ngày, ra máu âm đạo trên người mẹ có thể trạng to béo.
Qua thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết các bác sĩ chẩn đoán sản phụ chuyển dạ đẻ lần 2, rau tiền đạo ra máu, ngôi ngang, mắc tiểu đường thai kỳ (đường máu cao nhất 14mmol/l), béo phì BMI=36,9, thai nhi nặng 2.450 gram.
Sản phụ ngay sau đó đã được phẫu thuật bắt con, điều trị kết hợp nội tiết. Hiện tại hậu phẫu mẹ và con ổn định.
Một trường hợp khác cũng rơi vào cảnh tương tự khi người mẹ có chỉ số BMI lên đến 56.6 dẫn đến tình trạng tiền sản giật nguy cơ tử vong cao trong quá trình phẫu thuật bắt con.
BSCKII. Vũ Thị Dung, khoa Điều trị theo yêu cầu cho biết, thừa cân là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 25 – 29,9, béo phì BMI từ 30 trở lên. Ở các nước đang phát triển, tình trạng béo phì khá phổ biến, tập trung ở các thành phố lớn hơn ở nông thôn.
“Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở sản phụ là do người mẹ cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai hoặc trước khi mang thai đã bị thừa cân béo phì”, BS Dung lý giải.
Video đang HOT
Theo đó, béo phì gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe sản phụ và thai nhi. Sản phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, ngưng thở khi ngủ, nguy cơ tắc mạch sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn vết mổ…
Sản phụ N.T.P.A đang điều trị tích cực
Đối với trẻ sơ sinh rất dễ bị thai nhi quá lớn (Macrosomia), sảy thai, mắc dị tật bẩm sinh ở tim hay dị tật ống thần kinh, sinh non, thai chết lưu (chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ này càng lớn).
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi các bác sĩ khuyến cáo đối với phụ nữ béo phì khi mang thai cần:
Giảm cân trước khi mang thai (từ 5-7kg);
Tập thể dục từ 5 phút mỗi ngày và tăng dần đến 30 phút mỗi ngày (Bơi lội);
Ăn uống khoa học, hợp lý trong quý 3 của thai kỳ cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày;
Dùng thuốc điều trị giảm cân trước khi có thai nếu đã tập luyện và điều chỉnh chế độ ăn mà BMI> 30 , hoặc BMI> 27 có kèm theo bệnh đái đường hoặc tim mạch;
Phẫu thuật giảm béo(trì hoãn có thai từ 12-24 tháng);
Ngoài ra, BS Dung cũng lưu ý đối với phụ nữ béo phì có thai cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cụ thể, trong 3 tháng đầu (12 tuần) phải kiểm tra chỉ số đường huyết, chức năng gan , thận, huyết áp và xét nghiệm sàng lọc thai nhi;
Trong 3 tháng giữa từ 26 đến 28 tuần xét nghiệm đường huyết và làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết, nhằm giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật và đái đường thai kỳ; Trong 3 tháng cuối: Nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đẻ khó do vai, đẻ non…
Bác sĩ căng thẳng giúp thai phụ nặng 152 kg sinh con ở Quảng Ninh
Khi lên bàn mổ, sản phụ 31 tuổi nặng tới 152kg, nguy cơ tử vong cao trong quá trình bắt con.
BS Vũ Thị Dung, Phó trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí, Quảng Ninh cho biết, tỉ lệ phụ nữ thừa cân, béo phì mang thai ngày càng nhiều. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, khoa tiếp nhận tới 28 trường hợp đến sinh con.
Nặng cân nhất là thai phụ 31 tuổi, 152 kg, chỉ số BMI lên tới 56.6. Khi mang bầu, thai phụ này được chẩn đoán tiền sản giật, nguy cơ tử vong cao trong quá trình phẫu thuật bắt con.
Ở tuần thai 40, thai phụ có chỉ định sinh mổ, tuy nhiên do cân nặng quá lớn nên bác sĩ phải cân nhắc rất kĩ liều lượng thuốc gây tê.
"Thai phụ cũng có nguy cơ cao tắc mạch khi phẫu thuật, em bé có nguy cơ bị ngạt, bị sang chấn hoặc bị suy hô hấp sau khi chào đời", BS Dung chia sẻ. May mắn, ca mổ bắt con thuận lợi, bé con chào đời nặng 3,1 kg.
Bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khoẻ cho sản phụ P.A. sau khi sinh con
Mới đây, BS Dung cũng trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ N.T.P.A., 29 tuổi ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh nặng 98 kg, BMI 36,9. Bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện cấp cứu khi thai mới 35 tuần nhưng bị ra máu âm đạo nhiều.
Qua thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán sản phụ chuyển dạ đẻ nhưng rau tiền đạo ra máu, ngôi ngang, mắc tiểu đường thai kỳ (đường máu cao nhất 14mmol/l, gấp đôi người bình thường).
Ngay lập tức bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu bắt con, thi nhi nặng 2,4 kg. Sau mổ, sản phụ được chỉ định điều trị nội tiết, hiện sức khoẻ cả mẹ và con đều đã ổn định.
BS Dung cho biết, béo phì ở phụ nữ không chỉ gây khó khăn cho quá trình thụ thai mà còn đối mặt nhiều nguy cơ khi mang thai và sinh con như sảy thai, dị tật bẩm sinh cho con, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, thậm chí người mẹ có thể bị ngừng thở khi ngủ.
Trong quá trình sinh con, sản phụ béo phì sẽ phải trải qua quá trình sinh nở phức tạp, khó sinh thường do sự giãn nở của tử cung không đáp ứng kích thước của thai nhi hoặc do lượng mỡ quá lớn gây khó khăn cho việc xác định vị trí đốt sống để gây tê.
Nếu thai phụ mổ đẻ, nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ tắc mạch cũng cao gấp đôi so với sản phụ có cân nặng bình thường.
Không chỉ gây hại cho mẹ, béo phì ở mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thai nhi. Đứa trẻ sinh ra dễ mắc dị tật bẩm sinh ở tim hay dị tật ống thần kinh do mẹ thường mắc các bệnh lý chuyển hoá trong thai kỳ, nguy cơ bị đẻ non, thai chết lưu lớn.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị kẹt vai, chấn thương khi sinh mổ do thai nhi quá lớn đồng thời có nguy cơ cao bị béo phì khi trưởng thành.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, các bác sĩ khuyến cáo đối với phụ nữ béo phì cần giảm cân trước khi mang thai, đảm bảo BMI dưới 27.
Nếu ăn kiêng, tập luyện khó giảm cân, có thể áp dụng phẫu thuật giảm béo trước khi có ý định mang thai từ 1-2 năm.
Trong quá trình mang thai, duy trì tập thể dục từ 5 phút mỗi ngày và tăng dần đến 30 phút mỗi ngày kết hợp ăn uống khoa học, hợp lý.
Thai phụ béo phì cũng được yêu cầu thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết, chức năng gan, thận, huyết áp và xét nghiệm sàng lọc thai nhi trong 3 tháng đầu.
Trong 3 tháng giữa từ tuần 26 - 28 cần xét nghiệm đường huyết và làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết, nhằm giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật và đái đường thai kỳ.
Trong 3 tháng cuối, sản phụ có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đẻ khó do vai, đẻ non... nên cần theo dõi sát. Trong giai đoạn này, mỗi ngày chỉ bổ sung trung bình thêm 300 kcal.
Suýt mất cả mẹ lẫn con do hội chứng HELLP thai kỳ Thai phụ 39 tuổi, ở Bình Chánh, chỉ còn một quả thận, mang thai 35 tuần suýt mất cả mẹ lẫn con vì hội chứng HELLP. Ảnh minh họa Bác sĩ Nguyễn Tiến Minh, Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngày 28/9 cho biết hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu (HELLP) xảy ra ở ba...