Thú vui xa xỉ đến “điên rồ” của các tỷ phú công nghệ
Elon Musk từng mua một chiếc xe hơi kết hợp tàu ngầm để “chơi cho vui” trong khi tỷ phú công nghệ Jeff Bezos có thú vui xa xỉ đến mức chi 42 triệu USD để tạo nên chiếc đồng hồ khổng lồ chạy trong 10.000 năm.
Tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới Jeff Bezos không tiếc chi 42 triệu USD chỉ để chế tạo một chiếc đồng hồ khổng lồ hiện được chôn tại một ngọn núi ở bang Texas, Mỹ.
Điều đặc biệt là chiếc đồng hồ này có thể hoạt động liên tiếp trong…10.000 năm.
Người đàn ông này còn đam mê đặc biệt với ngành hàng không vũ trụ và đó là lý do ông thành lập công ty Blue Origin. Jeff Bezos có thú vui xa xỉ đến nỗi từng chi tiền cho một chuyến khám phá dưới lòng Đại Tây Dương vào năm 2013 để tìm lại những bộ phận, động cơ của tàu vũ trụ Apollo.
Là ông chủ của công ty sản xuất xe hơi Telsa, không có gì quá bất ngờ khi Elon Musk dành tâm sức và tiền bạc cho loại phương tiện này. Tuy nhiên sở thích của vị tỷ phú công nghệ này có vẻ hơi “dị”.
Năm 2013, ông chi 920.000 USD để mua một chiếc xe hơi kết hợp tàu ngầm từng xuất hiện trong phim Điệp viên 007 tại một cuộc bán đấu giá.
Khác với Elon Musk hay Jeff Bezos, tỷ phú Larry Ellison, nhà đồng sáng lập của tập đoàn công nghệ Oracle lại nổi tiếng với thú vui sưu tầm bất động sản. Năm 2012, ông chi đến 300 triệu USD để mua 98% diện tích hòn đảo Lanai thuộc quần đảo Hawaii, Mỹ.
Chiếc tàu bay khổng lồ này thuộc sở hữu của người đồng sáng lập Google Sergey Brin, dự kiến được sử dụng như một du thuyền trên không để ông và người thân giải trí. Nó có giá khoảng 100-150 triệu USD.
Nhà đồng sáng lập khác của Google – tỷ phú Larry Page cũng có cùng đam mê với Sergey Brin. Ông đầu tư cho 3 dự án khởi nghiệp về chế tạo các loại ôtô bay.
Năm 2005, hai nhà sáng lập của Google này cùng mua một chiếc máy bay Boeing 767-200 với nội thất siêu sang trọng để làm phương tiện công tác cá nhân. Ai cũng sốc trước thú vui xa xỉ đến “điên rồ” của các vị tỷ phú.
Siêu đồng hồ của tỷ phú giàu nhất thế giới có thể chạy 10.000 năm – Đồng hồ của tỷ phú Jeff Bezos. Nguồn: Youtube
Đập phá hình nộm virus corona để giải tỏa stress
Các hình nộm mô phỏng virus corona được treo lên cao. Ở dưới, người tham gia thủ sẵn gậy rồi tùy ý đập phá, như một cách trút giận sau chuỗi ngày dịch bệnh làm cuộc sống khốn đốn.
Zing trích dịch bài đăng trên New York Times, đề cập đến thú vui mới để giải tỏa căng thẳng của người dân các nước trong thời gian vẫn chôn chân tại nhà vì dịch Covid-19.
Vo viên giấy bạc, giấy vệ sinh vào một thành một hình tròn cỡ lớn, sơn đỏ lên những chiếc gai nhô ra, Xaris Martinez (37 tuổi), một nhà sử học ở Đại học Duke (Mỹ), đang cố mô phỏng hình dạng của virus corona dưới dạng đồ chơi.
Đó là món quà Martinez tự tay làm để dành tặng cho sinh nhật người bạn thân 33 tuổi của mình. "Cô ấy là người sôi nổi. Nếu không vì dịch bệnh, một bữa tiệc mừng tuổi mới hoành tráng đã diễn ra", cô cho hay.
Đập phá những hình nộm có hình virus corona khiến những người tham gia cảm thấy nhẹ nhõm.
"Quả bóng" virus corona kích cỡ lớn này không nhằm để trưng bày cho đẹp. Sau khi nhận quà, người bạn tên Haley Schomburg của Martinez sẽ tiến hành dùng gậy đập nát nó, như một cách giải tỏa bức bối sau nhiều ngày tham gia tuyến đầu chống dịch tại Mỹ.
Martinez hay Schomburg không phải là người duy nhất dùng cách thức này để giảm bớt căng thẳng. Trên mạng xã hội, hashtag #CoronavirusPiata (tạm dịch: hình nộm virus) bắt đầu xuất hiện nhiều kể từ hồi đầu tháng 5.
Khi tình hình dịch bệnh vẫn đang ngổn ngang tại nhiều quốc gia, những người dân phần vì chôn chân ở nhà, phần vì bất an khi công việc, cuộc sống bị ảnh hưởng, đang tìm đến việc đập nát các hình nộm tạo hình giống virus bằng giấy.
Không khiến mầm bệnh biến mất, nhưng chí ít hành động này giúp họ cảm thấy đỡ bí bách và phần nào nhẹ nhõm hơn.
"Tôi nghĩ hành động này khá hiệu quả", Matthew Field (43 tuổi), đại sứ Anh ở Bosnia và Herzegovina trả lời phỏng vấn. Người con trai 10 tuổi tên Milo của ông đón sinh nhật mà không có sự chung vui của bạn bè.
Những mô hình mô phỏng lại loại virus nguy hiểm được treo ngoài phố.
"Khi tôi hỏi con trai muốn quà gì, thằng bé đã trả lời một quả bóng hình virus corona để có thể đập nát nó", Field kể lại.
Vào thời điểm đó, Milo đã trải qua 3 tuần ở nhà mà không được đi đâu. Để giúp con trai đỡ nhàm chán, Field và vợ mình đã treo "quả bóng" corona lên trên một cái cây trong sân và cho phép Milo thoải mái đập phá tùy ý thích.
Trong bối cảnh dịch bệnh, những hình nộm này trở thành món quà sinh nhật được nhiều người lựa chọn để dành tặng người yêu quý.
Jen Percy (36 tuổi) miêu tả cảnh dùng gậy đánh đập thẳng tay giúp cô và người bạn trai trút được phần nào cơn giận với các quyết định của chính quyền Tổng thống Trump, cũng như khiến cả hai có thêm chút lạc quan về thời gian sắp tới.
Khi số lượng hứng thú với cách thức xả stress này tăng lên, nhiều người không bỏ qua cơ hội tranh thủ kinh doanh.
Một hình nộm virus corona được Rocina Jimenez (55 tuổi), chủ một cửa hàng tại Los Angeles, bán ra với giá 35 USD. Đến đầu tháng 5, 55 chiếc đã được tiêu thụ.
Những hình nộm được làm từ giấy vệ sinh, giấy báo, giấy bạc vo lại.
Trên trang thương mại điện tử Amazon, phiên bản có giá 30 USD của một nhà cung cấp nhanh chóng hết hàng nhờ hình dạng và màu xanh bắt mắt.
Lilia Barba (37 tuổi) làm công việc bán đồ trang trí cho các bữa tiệc ở Chicago. Theo Barba, việc bán món đồ xả stress này đang ở trong giai đoạn đắt hàng nhất. Các bữa tiệc tổ chức trên ôtô của người dân ngoại ô đang đua nhau lấy chủ đề về Covid-19, giúp những vật dụng trang trí có liên quan đến dịch bệnh được săn đón.
Với những người khác, họ đang chuẩn bị sẵn các hình nộm virus corona để chờ ngày dịch kết thúc, món đồ này sẽ được lôi ra đập phá như một cách ăn mừng.
"Tôi đang treo nó ở trước cửa sổ, chờ ngày có thể phá banh nó ra", Katie Hanlon, một giáo viên 27 tuổi ở Southampton (Anh), cho biết.
Sau khi phá nát, Monica Wideman (37 tuổi, Mỹ) quay ra hỏi những đứa trẻ: "Bọn con thấy tâm trạng khá lên chứ?". Câu trả lời đồng thanh cô nhận được đều là "Có", kèm những cái gật đầu.
Giải thích về thú vui mới của người dân, Peggy Drexler, nhà tâm lý học sống ở khu Manhattan (New York), nói: "Phá hoại một thứ gì đó giúp giảm bớt căng thẳng, thông qua việc giải phóng năng lượng tiêu cực".
"Tôi thực sự muốn đập phá thứ gì đó", Natasha McCagg, một huấn luyện viên yoga sinh sống ở phía Bắc xa xôi của Canada, thừa nhận.
"Có khi phương pháp này thật sự là một bước ngoặt. Bởi vì sau khi dịch bệnh qua đi, vấn đề tâm lý, trầm cảm của những người đã trải qua thời kỳ khó khăn này vẫn sẽ kéo dài", người phụ nữ 44 tuổi nói.
Đời sống cách ly của thủy thủ trên những du thuyền xa hoa Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều thủy thủ mắc kẹt trên những chiếc du thuyền xa xỉ vì những lệnh cấm đi lại. Ảnh: Business Insider. Không chỉ có những tỷ phú USD chọn cách tự cách ly trên các siêu du thuyền hào nhoáng, nhiều thành viên đoàn thủy thủ cũng bất đắc dĩ phải chọn phương pháp tương tự vì...