Thú vui giết động vật hoang dã hợp pháp gây tranh cãi
Hoạt động săn bắn có kiểm soát đem lại nguồn tài chính không nhỏ cho địa phương. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề vấp phải nhiều sự phản đối.
Trong những năm gần đây, quyền động vật đang dần nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Việc săn bắn, bạo hành không còn diễn ra tràn lan như trước. Tuy nhiên, một số người vẫn “ngang nhiên” săn báo, hổ… để lấy da, nanh làm chiến lợi phẩm.
Không giống những kẻ săn trộm, họ đang làm việc này một cách hoàn toàn hợp pháp. Cái chết của con vật tội nghiệp đem về lợi nhuận lớn, giải quyết nhiều vấn đề cho dân nghèo. Đó là cuộc trao đổi hợp pháp mang tên “trophy hunting”.
Trò chơi hợp pháp
“Trophy hunting” có thể tạm hiểu là săn chiến lợi phẩm. Cuộc đi săn hợp pháp này cho phép bạn sử dụng súng (được cấp phép) đi giết những loài thú (chủ yếu là voi, hổ, báo…) trong một khu vực chỉ định. Các chiến lợi phẩm như đầu, da, móng… của con thú có thể được thợ săn giữ lại.
Việc săn bắn từ xưa đã không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, tiền thân của trophy hunting chỉ xuất hiện khi con người không còn coi săn bắn là thứ để phục vụ nhu cầu sống hàng ngày. Ở châu Âu trước đây, giới quý tộc thường săn bắn thể thao trong các khu đất rộng mà họ sở hữu. Những hành vi săn trộm sẽ bị xử phạt rất nặng.
Hoạt động săn bắn những con thú lớn như sư tử, voi… đã phổ biến ở châu Phi từ lâu. Ảnh: Getty.
Dù vậy, người xưa chỉ mới xem săn bắn như một trò thể thao thay vì để giành lấy chiến tích như đầu, da… Phải tới thế kỷ 19, hoạt động này mới được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, Mỹ và các nước châu Phi. Năm 1930, CLB săn bắn Boone & Crocket đã đưa ra một bảng điểm dành cho chiến lợi phẩm là sừng hươu, nai.
Trong năm đó, Hội đồng Quốc tế về Trò chơi và Bảo tồn Động vật Hoang dã bị săn bắn (CIC) cũng có một hệ thống đánh giá điểm riêng, được đăng ký tại Paris. Việc săn bắn giành chiến lợi phẩm dần trở thành một văn hóa mới. Từ “trò chơi” và “bảo tồn” cùng xuất hiện trong tên gọi của CIC đã thể hiện rõ ý tưởng của việc đi săn.
“Nếu không bảo vệ môi trường sống cho con mồi, bạn sẽ chẳng còn gì để săn. Quần thể động vật hoang dã phát triển mạnh mẽ hơn ở những nơi mà thợ săn chiến lợi phẩm xuất hiện”, Oisin Curran, cây viết của How Stuff Work bình luận.
Bỏ tiền để giết con vật quý hiếm
Đó là một nghịch lý hoàn toàn hợp lý của trò chơi săn chiến lợi phẩm. Năm 2015, Corey Knowlton, một triệu phú người Mỹ, đã đấu giá thành công cơ hội giết chết con tê giác đen quý hiếm ở Namibia với giá 350.000 USD. Ngay sau khi tên tuổi của anh được công bố, giới bảo vệ động vật đã gửi nhiều thư từ, lời lẽ đe dọa đến vị triệu phú.
Tuy nhiên, Knowlton không hề nao núng vì anh tin mình đang làm một điều đúng đắn. Vào ngày đã định, anh đáp máy bay đến Namibia trong sự chào đón của các quan chức Chính phủ và chính quyền địa phương. Sau khoảng 3 ngày tìm kiếm, con tê giác được chỉ định đã xuất hiện trước mắt Knowlton.
“Nó nhanh như một tia chớp”, anh nhớ lại. Với kinh nghiệm đi săn của mình, Knowlton đã “tặng” cho con vật khổng lồ nhiều vết đạn trên người. Tuy nhiên, nó vẫn còn sức bỏ chạy. Sau tầm 10 phút truy vết, họ phát hiện con tê giác đen. Nó vẫn đứng vững nhưng đã bị thương rất nặng. Knowlton không ngần ngại dành cho nó viên đạn kết liễu.
Knowlton là thợ săn chiến lợi phẩm nổi tiếng, từng chi 350.000 USD để giết con tê giác quý. Ảnh: Independent.
Khi con vật không thể mở mắt nữa, Knowlton biết mình đã giết thành công một trong những loài quý hiếm nhất thế giới. Anh không hề hối hận vì điều này.
“350.000 USD tôi trả sẽ giúp Chính phủ Namibia có thêm tiền để đầu tư cho các hoạt động chống tội phạm chuyên giết tê giác lấy sừng. Con tê giác kia đã quá già và không còn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nó vẫn là một mối đe dọa cho những con non khác”, Knowlton trả lời CNN.
Vào thời điểm triệu phú người Mỹ giết chết con tê giác đen, chính quyền Namibia cũng đã lên một danh sách gồm 18 con trên cả nước cần bị tiêu diệt. Tê giác bị Knowlton giết là một trong 4 con đứng đầu danh sách.
Giết để bảo tồn
Caroline Sorensen, một quan chức đứng đầu CIC, thừa nhận thuật ngữ “săn chiến lợi phẩm” thường bị bác bỏ. Thay vào đó, họ sử dụng từ “săn bảo tồn” để nói về những hoạt động này.
Theo Sorensen, săn bảo tồn đem đến nhiều lợi ích hơn những gì mọi người có thể tưởng tượng. Hoạt động này kích cầu du khách tìm đến các vùng xa lạ, hẻo lánh… Số tiền họ bỏ để đi săn sẽ được chính quyền địa phương sử dụng, đầu tư phát triển cộng đồng, ví dụ như xây trường, phổ cập giáo dục, tạo cơ hội việc làm cho người dân…
“Sự tồn tại của các thợ săn còn tạo động lực cho việc thay đổi mục đích sử dụng đất ở địa phương (từ đất nông nghiệp sang rừng). Nhờ số tiền họ trả, người dân và chính quyền trong khu vực sẽ có kinh phí để cải tạo, quản lý vùng đất mà loài vật sinh sống”, Sorensen nhấn mạnh.
Giống như trường hợp của Knowlton, nhiều con vật cần bị loại bỏ khỏi quần thể do vấn đề tuổi tác hoặc ảnh hưởng đến sự sống của đồng loại. “Ngay cả khi các thợ săn không trả tiền để giết chúng, những con vật ấy vẫn sẽ chết. Địa phương sẽ chịu khoản thiệt hại tài chính”, đại diện CIC cho hay.
Amy Dickman, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn ở châu Phi hơn 20 năm, cũng từng thể hiện quan điểm ủng hộ việc săn chiến lợi phẩm trong bài viết “Chấm dứt săn chiến lợi phẩm sẽ còn tồi tệ hơn với những loài có nguy cơ tuyệt chủng” trên CNN.
Việc giết động vật không hoàn toàn đem lại những hậu quả xấu. Ảnh: Getty.
Mở đầu bài viết, cô đưa ra những con số đáng lo ngại về các loài biểu tượng của châu Phi như sư tử, voi, tê giác. Trong khoảng 20 năm qua, số sư tử đã giảm một nửa, chỉ còn khoảng 24.000 con. Ngày nay, sư tử châu Phi hiếm ngang tê giác và số lượng loài này ít hơn voi 15 lần.
Công chúng có quyền giận dữ khi cho rằng các tay thợ săn đang khiến những con vật vốn ít ỏi lại càng thêm nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó không hẳn là những gì sử tử phải đối mặt lúc này. Theo Dickman, sự sụt giảm số lượng cá thể sư tử đến từ việc mất môi trường sống, thiếu hụt con mồi và xung đột với dân địa phương.
Người dân thường hạ độc, bắn, giết sư tử để ngăn chặn (hoặc trả thù) các vụ tấn công vào gia súc, con người. Tại nhiều nơi, truyền thống giết sư tử để khẳng định địa vị xã hội vẫn còn tồn tại.
“Việc săn bắn có thể là nguyên nhân chính khiến số sư tử ngày càng ít. Tuy nhiên, bạn không thể ngăn chặn đơn giản bằng cách cấm các thợ săn. Việc săn bắn động vật để lấy chiến lợi phẩm có thể hạn chế các mối nguy khác. Bằng cách bảo vệ môi trường sống cho động vật, chúng ta có thể ngăn chặn việc săn trộm.
Mọi người vẫn hay chỉ nghĩ về khoản tiền mà tay thợ săn trả để giết con vật. Dù vậy, ít ai nhìn ra những lợi ích quan trọng như duy trì vùng đất rộng lớn để động vật sinh sống. Ngày nay, khi con người đang thống trị, điều này càng trở nên xa xỉ”, Dickman nói.
Nhà bảo tồn này cũng nhắc đến đề xuất “ du lịch chụp ảnh” cùng động vật hoang dã mà nhiều người thường nói tới. Tuy nhiên, Dickman khẳng định điều này không khả thi và quá thiếu hấp dẫn để du khách có thể chấp nhận chi một số tiền lớn như việc đi săn.
Những chỉ trích về mặt đạo đức
Dù nhiều người lên tiếng bảo vệ hoạt động săn bắn lấy chiến lợi phẩm, không ít bằng chứng vẫn chỉ ra đây là hành vi thiếu đạo đức. Những lợi ích tài chính thực sự mà trò săn bắn này đem đến cho cộng đồng cũng bị đặt dấu hỏi.
Năm 2015, National Geographic công bố một bản báo cáo nói về tình trạng tham nhũng của Chính phủ các nước châu Phi, đặc biệt là Zimbabwe. Trên danh nghĩa thu phí săn bắn để bảo tồn, họ đã bỏ túi một khoản tiền khổng lồ.
Trong khi đó, báo cáo của Economists at Large, tổ chức kinh tế lớn có trụ sở tại Australia, hoạt động săn chiến lợi phẩm chiếm chưa tới 1% doanh thu Du lịch của 8 quốc gia châu Phi.
Một số bằng chứng khác cũng chỉ ra hoạt động săn “hợp pháp” này gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh sản và mối quan hệ xã hội giữa các loài động vật. Đa số những người đi săn thường chọn con đực to nhất đàn vì kích thước sừng hoặc bờm của chúng.
“Những con đực chất lượng cao sẽ cho ra gene tốt. Từ đó, đàn sẽ có những con khỏe mạnh, nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới. Tuy nhiên, việc giết hại những con đực khỏe mạnh nhất đàn đã gây tác dụng ngược, khó lường trước hậu quả”, Rob Knell, một nhà nghiên cứu chia sẻ.
Chùm ảnh tự sướng của các loài động vật
Hiệp hội Động vật học Luân Đôn (ZSL) đã cho ra mắt một bộ sưu tập "hình tự sướng của động vật" trong Ngày tự sướng thế giới với mục đích mang tiếng cười đến cho mọi người.
"Hừm, xin lỗi vì đã cắt mất đầu của cậu nhé!"
Bộ sưu tập vô cùng phong phú, từ hình ảnh một chú voi có đôi mắt biếng nhác đến hình ảnh một chú nai đang toe toét cười.
Các hình ảnh được chụp trong bốn năm qua bằng các bẫy camera được đặt ở châu Phi, một phần của ứng dụng ZSL Instant Wild - ứng dụng cho phép tải lên hình ảnh và video trực tiếp của động vật từ các khu bảo tồn động vật hoang dã trên khắp thế giới, từ đó khán giả toàn cầu có thể tiếp cận những hình ảnh này thông qua ứng dụng điện thoại thông minh hoặc trực tuyến.
Người dùng có thể nhận biết được các loài động vật trước khi thông tin được gửi lại cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này, giúp cho họ có cái nhìn sâu sắc, có giá trị về việc bảo vệ các loài động vật đang trong tình trạng nguy hiểm và dễ bị tổn thương trên khắp hành tinh.
Anthony Dancer, giám đốc điều hành và giám đốc công nghệ của ZSL, chia sẻ với IFL Science, "Đây chỉ là một vài bức hình tuyệt vời của các động vật hoang dã mà những người ở nhà như chúng ta có thể nhận được thông qua ứng dụng ZSL Instant Wild - ứng dụng hỗ trợ công tác bảo tồn trên toàn cầu.
Trong thời điểm đóng cửa, chúng tôi quan sát thấy lượng khách truy cập vào ứng dụng tăng lên đáng kinh ngạc - thực tế là tăng 200% - những người luôn có mong muốn được giúp đỡ và chăm sóc các động vật hoang dã. Chúng tôi rất hài lòng, chúng tôi đã có thể kết nối mọi người với thiên nhiên trong thời điểm khó khăn này và rất biết ơn vì sự đóng góp của họ cho công tác bảo tồn.
Các máy quay gắn sẵn ra đời để chống lại phong trào bắt động vật hoang dã trong tự nhiên và đã có những đóng góp to lớn vào những phát hiện thú vị trong những năm gần đây, nhưng một lượng lớn dữ liệu như vậy khiến các nhà khoa học bị quá tải.
Các tình nguyện viên làm việc trong thời gian rảnh rỗi của họ, hỗ trợ xác định các loài động vật và cung cấp các dữ liệu cho các nhà khoa học, đóng góp rất lớn trong các công việc từ xác định kích thước quần thể động vật đến truy tố tội phạm động vật hoang dã. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011, chương trình hiện có hơn 6.000 người dùng và đã thực hiện được hơn 3 triệu nhận dạng.
Chùm ảnh tự sướng của động vật này được chụp tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở Kenya. Khu bảo tồn phi lợi nhuận này là nhà của một số loài động vật mang tính biểu tượng và dễ bị tổn thương, bao gồm loài tê giác đen đang có nguy cơ tuyệt chủng và là lý do cho sự ra đời của công viên 93.000 mẫu Anh này.
Cưa bỏ sừng để... cứu tê giác Các lực lượng chức năng Botswana bắt đầu tiến hành việc cưa sừng đàn tê giác khiến chúng không còn giá trị đối với những toán đi săn trộm tê giác với mục đích lấy sừng, trong bối cảnh hơn 50 cá thể của loại động vật mang tính biểu tượng châu Phi đã bị triệt hạ trong 2 năm qua tại quốc...