Thu về lại nhớ ẩm thực đất Hà thành
Hà Nội có tiết trời rõ rệt bốn mùa quanh năm. Theo đó, ẩm thực nơi đây ngoài những món ăn truyền thống thì còn có hình thức mùa nào thức nấy.
Cứ mùa Thu về, người dân Hà thành lại tìm đến chả rươi, bánh tôm Hồ Tây hay các thức ăn vặt như cốm, hồng ngâm, hồng đỏ, sấu chín…
Chả rươi
Con rươi là thực phẩm khá đặc biệt bởi ngoại hình đáng sợ đối với nhiều thực khách. Cứ vào khoảng tháng 9 hằng năm, mùa rươi lại đến và các hàng ăn lại tấp nập chuẩn bị rươi tươi để chế biến chả rươi. Tuy không quá nổi bật như bún chả, phở gà, xôi xéo, bún ốc… nhưng chả rươi vẫn có những tín đồ háo hức đợi chờ thưởng thức.
Để làm chả rươi, người ta cần chọn những con rươi tươi sống, sơ chế, trộn với trứng gà, vỏ quýt, lá gừng, lá lốt, quết lại và đem chiên giòn. Thành phẩm thu về là miếng chả mềm xốp, cắn tới đâu, thịt rươi ngập trong miệng đến đó.
Bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm Hồ Tây. Ảnh: Hồng Ánh
Không đợi tiết trời se lạnh ngày đông, từ chớm thu về, người dân Hà Nội đã rủ nhau đến những hàng ăn bán bánh tôm. Người có sức ăn mạnh thì có thể gọi đến hai đĩa, người sức ăn vừa thì có thể hai người chỉ hết một đĩa với vài chiếc bánh tôm cùng chén nước chấm chua ngọt. Sau lớp vỏ giòn rụm là vị thanh ngọt của tôm được đánh bắt từ Hồ Tây. Giữa tiết trời thu, nhâm nhi vài chiếc bánh cùng người thân, bạn bè thì quả thật thi vị.
Video đang HOT
Cốm
Tại Hà Nội, nhắc đến cốm là nhắc đến làng Vòng. Nơi đây có làng cốm, nghề gia truyền qua nhiều thế hệ cho đến nay vẫn duy trì. Cụ thể, cốm làng Vòng ngon bởi do người nấu phải gói cốm trong lá sen, buộc bằng dây rơm nếp. Không cần tìm đến những hàng ăn, du khách có thể bắt gặp món cốm này ở nhiều người bán dạo với chiếc mẹt đầy ắp cốm.
Hồng ngâm
Hồng ngâm là thức quà vặt chỉ có ở mùa thu, khi những cơn gió nhẹ khẽ lay cành, khi cái ấm áp giao hòa giữa mùa xuân chuyển mùa ập đến. Khi vừa thu hoạch, trái hồng có màu xanh, vị chát nên người nông dân phải ngâm trong nước. Bằng kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa, quả hồng sau ngâm dần chuyển vàng ươm, giòn ngọt.
Hồng đỏ
Hồng đỏ. Ảnh: Nông nghiệp Trường Sơn
Tương tự hồng ngâm, hồng đỏ thường chỉ mua được vào mùa thu. Hồng có vỏ mỏng, mọng nước, màu đỏ và vị thơm đặc trưng. Khi hồng chín tới, mọi người mới cảm nhận rõ vị của loại trái cây này, còn lại thì có vị khá chát. Từ tháng 8, hồng đỏ đã vào mùa nhưng nở rộ trong cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Sấu chín
Nếu như miền Nam có trái cóc thì miền Bắc có trái sấu mang vị chua riêng biệt. Thông thường, sấu phải đợi chín mới có thể làm món ăn vặt, chấm cùng muối, ớt hoặc dầm với đường làm nước sấu mát mẻ, chua nhè nhẹ.
Hè nắng nóng, ghé ngay gánh bún ốc nguội 30 năm tuổi ở Hà Nội
Những ngày thời tiết nắng nóng, chỉ muốn thưởng thức ngay một bát bún ốc nguội vừa mát vừa ngon, nhưng bạn đã biết gánh bún ốc nguội lâu năm này chưa?
Bún ốc nguội là một nét ẩm thực rất riêng của đất Hà Thành mà bạn khó có thể tìm thấy món này ở bất kỳ nơi nào khác. Ngay ở Hà Nội, để tìm một quán bún ốc nguội thật ngon cũng rất khó, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một ngày hè nắng nóng oi bức, bạn có thể ghé tới quán bún ốc nguội của cô Báu.
Chẳng phải quán ăn rộng rãi, sang chảnh, chỉ là đôi quang gánh, một bên đựng bát đĩa, một bên là ốc và nước dùng, gánh bún ốc nguội của cô Báu (ngõ 136 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) vẫn tấp nập người qua lại trong suốt hơn 30 năm. Được biết, khi xưa gánh hàng này do mẹ của cô Báu mở bán làm kế sinh nhai. Sau này khi đã nhiều tuổi, cô Báu thay mẹ tiếp quản gánh hàng này.
Bún ốc nguội là một món ăn đơn giản nhưng chứa đựng nhiều sự tinh tế. Một suất bún ốc nguội chỉ đơn giản là bát nước dùng cùng vài con ốc đã nhể sẵn, kế đó là đĩa bún lá hoặc bún rối đều được. Chỉ vậy thôi nhưng để khiến nó mang hương vị đi vào lòng người thì rất cần những bí quyết. Hàng mấy chục năm qua, cô Báu và gia đình luôn phải giữ gìn công thức và cẩn thận trong từng bước làm mới cho ra món bún ốc nguội thơm ngon đậm đà.
Chủ gánh bún ốc 30 năm này cho biết nước dùng là phần quan trọng nhất của món ăn này. Để có nước dùng ngọt thanh đượm vị phải là nước luộc từ ốc vặn nêm chút muối cho đậm đà. Dùng ốc mít to sẽ dễ dàng lấy thịt hơn nhưng nước dùng sẽ không ngọt bằng. Nước dùng được cô ủ trong chum đất để giữ độ ấm, xung quanh bày thêm vỏ ốc trông đẹp mắt.
Bát nước dùng của có màu cam nhẹ, hơi ấm và có mùi dấm bỗng thơm lừng. Tùy vào khẩu vị mỗi người thưởng thức có thể cho thêm ớt chưng. Món bún ốc nguội này phải ăn cay thật cay mới đúng chuẩn.
Về phần ốc phải được tuyển chọn những con to, béo, tươi. Khi mua về phải ngâm trong nước cả ngày. Phải như vậy mới cho thành phẩm là những con ốc tươi giòn, được chế biến sạch sẽ không có chút đất cát.
Luộc ốc cũng phải đợi nước thật sôi, cho chút muối vào rồi mới thả ốc, làm như vậy con ốc mới có được độ giòn, chắc. Ốc to, ốc nhỏ được luộc sẵn, ai tới ăn chủ quán mới bắt đầu nhể ốc nên thịt ốc rất thơm ngon không có mùi tanh.
Khi ăn bún ốc nguội, thực khách nhúng một gắp bún mềm mát vào bát nước dùng. Cứ một miếng bún ăn kèm một con ốc, húp một ngụm nước dùng. Cái dai giòn sần sật của ốc quyện với mềm mềm của bún, được "dẫn lối" bởi nước dùng đậm đà cay cay. Chỉ vậy thôi đã có thể thổi bay cái oi nồng của mùa hè.
Một bát bún ốc nguội đạt chuẩn là phải thơm ngon, sạch sẽ, ốc béo giòn ăn đã miệng. Để tìm bún ốc nguội ở Hà Nội đã khó, tìm được một bát bún ốc nguội hợp khẩu vị lại càng khó hơn. Cũng vì thế mà nhiều người đã trót mê món bún ở quán cô Báu thì dù xa thế nào cũng vẫn quay lại để thưởng thức.
Bánh đúc nộm Món ăn chơi mộc mạc của Hà Thành Bánh đúc nộm với từng miếng bánh đúc mềm mịn hòa quyện trong nước canh vừng lạc thơm ngậy tạo nên món quà ăn chơi mang hương vị mộc mạc, chân chất như chính đồng quê Bắc Bộ. Bánh đúc nộm - Món ăn chơi mộc mạc của Hà Thành Bánh đúc nộm - Món ăn chơi mộc mạc của Hà Thành: Vào...