Thủ tướng yêu cầu vận hành an toàn hồ chứa ở miền Trung, không để xảy ra lũ nhân tạo
Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, có thể quyết định việc cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Trước tình hình mưa lũ ở miền Trung, chiều 15-11, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký công điện của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.
Công điện cho biết, từ ngày 12-11 đến nay, miền Trung xảy ra mưa lớn kéo dài. Hậu quả, nhiều khu vực bị ngập lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại về tài sản, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng.
Đáng chú ý, tại Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa đặc biệt lớn, với tổng lượng mưa trong 24 giờ lên tới 800-900mm, gây ngập lụt diện rộng.
Trong khi đó, dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho thấy, miền Trung, nhất là Thừa Thiên – Huế, vẫn tiếp tục còn mưa to đến rất to những ngày tới.
Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế ngập sâu. Ảnh: BT
Lo ngại mưa lớn kéo dài, trong khi hiện nay hầu hết các hồ chứa cơ bản đã đầy nước, đất bão hoà nước nên nguy cơ cao tiếp tục xảy ra ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi, sườn dốc.
Video đang HOT
Do vậy, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Trong đó, tăng cường tuyên truyền về thông tin phòng chống mưa lũ cho người dân, di dời người dân, phương tiện ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, quyết định việc cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh nêu trên phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo vận hành an toàn các công trình, hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn để bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho vùng hạ du, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.
Các tỉnh tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm đối với các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là những hộ dân buộc phải sơ tán do ngập lụt, sạt lở, các hộ dân ở khu vực bị ngập sâu chia cắt, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở.
Các tỉnh chỉ đạo công tác khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, vệ sinh môi trường, khôi phục các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, học tập của học sinh ngay sau khi lũ rút.
Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó mưa lũ theo quy định.
Các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện công tác phòng chống thiên tai, mưa lũ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mưa lũ làm hơn 1.200 ngôi nhà ở Quảng Trị bị ngập, 1 người mất tích
Mưa lũ diễn biến phức tạp khiến hơn 1.200 ngôi nhà ở Quảng Trị bị ngập và 1 người mất tích cùng nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.
Chiều 4/11, theo thống kê của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, mưa lũ khiến một người mất tích và gây nhiều thiệt hại về tài sản của người dân và các công trình khác.
Người bị mất tích là anh Lê Đức Hùng (36 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh). Anh Hùng bị mất tích khi đi đánh bắt cá vào tối 13/11. Hiện lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm.
Mưa lớn cũng khiến 1.259 nhà dân bị ngập, trong đó tại huyện Cam Lộ là 1.062 nhà, TP Đông Hà là 197 nhà. Nhiều đoạn bờ sông, bờ suối tiếp tục bị xói, sạt lở. Một số công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị ngập, sạt lở, hư hỏng do mưa lũ.
Mưa lớn vào đêm 13/10 khiến nước tràn vào nhiều hộ dân ở huyện Cam Lộ và đến sáng 14/10 mưa giảm và nước rút. (Ảnh: HD)
Mưa lớn cũng khiến nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả, cây giống lâm nghiệp của người dân bị thiệt hại. Hiện các địa phương tiếp tục thống kê thiệt hại và khẩn trương khắc phục những thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị) do mưa mưa lớn vào đêm 13/11 khiến nước lên nhanh làm đàn bò khoảng 50-60 của gia đình ông Nguyễn Văn Triều và bà Phan Thị Lý bị cuốn trôi. Một số gia đình khác ở huyện Cam Lộ cũng bị cuốn trôi dưới 10 con bò. Đến sáng 14/11 nhờ sự giúp đỡ của mọi người gia đình ông Triều và bà Lý đã tìm được khoảng 30 con bò.
Được biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 13-14/11, tại huyện Cam Lộ có mưa rất to, gây ngập lụt trên diện rộng nhiều điểm khu dân cư ở các vùng ven sông Hiếu. Theo thống kê có hơn 1.000 hộ dân tại các xã Cam Tuyền, Cam Hiếu, Cam Thủy... bị ngập.
Một số con bò của gia đình ông Triều và bà lý bị nước cuốn trôi đêm 13/11 được tìm thấy. (Ảnh: N.D)
Lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ chỉ đạo các địa phương rà soát, sơ tán dân, di chuyển, kê cất đồ đạc vật nuôi đảm bảo an toàn. Bố trí lực lượng canh gác tại các điểm cầu, tràn, đường giao thông bị ngập để hướng dẫn nhân dân đi lại đảm bảo an toàn. Đến nay tiến hành di dời 255 hộ, 550 người dân ở vùng thấp trũng đến nơi an toàn. Đến sáng sáng 14/11 mưa bắt đầu giảm, nước đang rút, bà con nhân dân trở về nhà để thực hiện thau rửa nền nhà, đường làng và ngõ xóm.
Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, trong 24 giờ qua, lượng mưa phổ biến trong tỉnh từ 110-230 mm. Có một số nơi mưa lớn như Cam Chính 307 mm, Hướng Hiệp 386 mm, Hướng Linh 473 mm.
Dự báo từ 15 - sáng 14/11 mưa tại Quảng Trị có xu hướng tăng trở lại. (Ảnh: H.D)
Dự báo ngày và đêm 14/11 khu vực Quảng Trị mưa có xu hướng giảm, có mưa vừa, có nơi mưa to. Hiện một số địa phương bị ngập nước rút và người dân đang thực hiện dọn dẹp sau lụt. Tuy nhiên, theo dự báo, từ 15 đến sáng 17/11, mưa lớn có xu hướng tăng trở lại, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến 80-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan đạp xe dạo phố Hà Nội Sau khi kết thúc cuộc hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã cùng nhau đạp xe qua các con phố ở thủ đô Hà Nội. Trưa 2.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cùng xuất phát tại trụ sở Chính phủ qua đường Phan Đình Phùng rợp bóng cây,...