Thủ tướng yêu cầu tìm giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi ca nặng và tử vong do COVID-19
Ngày 14/12, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 9136/VPCP-KGVX nêu rõ: Để tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức hội nghị với các chuyên gia, nhà khoa học trong tháng 12/2021 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong.
Lực lượng y tế điều trị tích cực cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh minh họa: TTXVN
Cùng với đó, Văn phòng Chính phủ cũng ban hành Công văn số 9144/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các biện pháp đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19; báo cáo số lượng vaccine về trong tháng 12/2021 để tiêm đủ so với nhu cầu, việc triển khai xã hội hóa thuốc điều trị COVID-19 và đưa vào bình ổn giá; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 15/12/2021.
Chuyên gia Mỹ cảnh báo Omicron sẽ không phải biến thể đáng lo ngại cuối cùng
Hôm 5/12, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cảnh báo Omicron có thể không phải là biến thể virus SARS-CoV-2 "đáng lo ngại" cuối cùng.
Giám đốc NIH, Tiến sĩ Francis Collins, nói rằng virus SARS-CoV-2 có thể sẽ tiếp tục đột biến. Ảnh: AP
Theo tờ Bưu điện New York, Tiến sĩ Francis Collins nhận định rằng virus SARS-CoV-2 dường như sẽ tiếp tục đột biến từ chủng gốc được phát hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.
"Rất có khả năng đây không phải biến thể cuối cùng thu hút sự chú ý và gây lo ngại", ông Colline khẳng định và suy đoán rằng Omicron đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch khi người này bị nhiễm biến thể virus khác.
"Đây là biến thể có số lượng đột biến nhiều nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay. Nó có khoảng 50 đột biến so với chủng ban đầu ở Vũ Hán. Omicron dường như đã phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch không có khả năng chống lại virus. Đây là một giả thuyết nhưng có vẻ rất hợp lý. Như vậy, virus có thể đã tồn tại trong cơ thể người bị suy giảm miễn dịch trong vài tháng. Trong thời gian đó, virus sẽ có cơ hội tích tụ thêm các đột biến", ông nói.
Chuyên gia Mỹ cũng cảnh báo "kịch bản tương tự có thể xảy ra trong tương lai và dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể khác. Kịch bản này sẽ tiếp tục xảy ra nếu dân số toàn cầu không có miễn dịch đầy đủ. Chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến các biến thể mới xuất hiện và sẽ phải tiếp tục sử dụng một chữ cái khác trong bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho biến thể đó".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Omicron là một biến thể "đáng lo ngại", mặc dù vẫn chưa có bằng chứng chứng minh nó gây bệnh nặng hơn, hay có khả năng kháng các loại vaccine hiện có hay không. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh nhân được các nhà nghiên cứu ở Tshwane của Nam Phi, "tâm chấn" của đợt bùng phát biến thể Omicron, cho biết biến thể mới này có thể gây bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy Omicron làm tăng tỷ lệ tái nhiễm virus SARS-CoV-2.
Kể từ khi được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, biến thể này đã lây lan sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm thời gian để tìm hiểu và xác định mức độ nghiêm trọng mà biến thể này gây ra đối với con người.
Sinh viên quốc tế lần đầu tiên trở lại bang New South Wales sau gần 2 năm Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 6/12, chuyến bay chở 250 sinh viên quốc tế đã hạ cánh tại sân bay Sydney, lần đầu tiên đưa sinh viên quốc tế trở lại bang New South Wales, sau gần 2 năm Australia đóng cửa biên giới để đối phó với đại dịch COVID-19. Sinh viên xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại...