Thủ tướng Úc: Bầu cử Mỹ không ảnh hưởng thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho rằng những mâu thuẫn chính trị nội bộ tại Mỹ sẽ không ảnh hưởng tiến độ chuyển giao tàu ngầm theo thỏa thuận AUKUS.
Trong cuộc phỏng vấn được phát trên Sky News ngày 9.4, Thủ tướng Úc Anthony Albanese được hỏi liệu những mâu thuẫn chính trị tại Mỹ sau khi cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố có ảnh hưởng đến tiến độ giao tàu ngầm theo thỏa thuận AUKUS.
Nhà lãnh đạo trả lời rằng mối quan hệ giữa Úc và Mỹ là quan hệ của hai nhà nước, không phải của riêng các lãnh đạo, do đó ông không lo ngại cho thỏa thuận nếu ông Trump – người đang tranh cử – trở thành tổng thống sau năm 2024.
Tàu ngầm lớp Virginia USS North Dakota của Mỹ. Ảnh REUTERS
Theo Thủ tướng Albanese, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2024 thì cũng không ảnh hưởng đến thỏa thuận tàu ngầm. “Úc và Mỹ chia sẻ những giá trị chung”, ông Albanese nói.
Lãnh đạo 3 nước Anh, Mỹ và Úc hồi tháng 3 công bố thỏa thuận tàu ngầm lịch sử trong khuôn khổ hợp tác AUKUS được thành lập hồi tháng 9.2021. Theo đó, Mỹ sẽ bán 3 tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia cho Úc từ đầu thập niên 2030 và Canberra có thể mua thêm 2 chiếc nữa.
Tổng thống Biden ca ngợi thỏa thuận tay ba AUKUS giúp Úc có tàu ngầm hạt nhân
Trong thời gian đó, Mỹ, Anh và Úc sẽ hợp tác phát triển thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới gọi là SSN-AUKUS cho London và Canberra, dự kiến được chuyển giao từ đầu thập niên 2040.
Dự kiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Úc lần đầu tiên trên cương vị chủ nhân Nhà Trắng vào tháng 5 để dự hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (QUAD), theo Bloomberg.
Trong một diễn biến liên quan, Tân Hoa xã ngày 9.4 trích dẫn thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh, cho rằng thỏa thuận tàu ngầm của Mỹ, Anh và Úc gây nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đại sứ quán nói rằng sự hợp tác của 3 nước này đẩy nhanh sự trỗi dậy của tâm lý Chiến tranh Lạnh, làm khơi mào cuộc chạy đua vũ trang mới và kích thích đối đầu quân sự, gây tổn hại hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
AUKUS và bài toán lợi ích
Dự án tàu ngầm hạt nhân theo thỏa thuận Đối tác an ninh ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) là dự án khổng lồ.
Nó tiêu tốn hàng trăm tỉ USD của các quốc gia liên quan, nhưng đổi lại cũng có nhiều lợi ích. Phân tích tính kinh tế được đưa ra trong thỏa thuận AUKUS với góc nhìn từ Australia, bên "được" trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong bối cảnh những đánh giá về được và mất từ dự án này vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố thỏa thuận AUKUS.
Chi phí cơ hội là những lợi ích mà Australia sẽ có được từ việc đưa ra một quyết định về một khoản đầu tư (như tàu ngầm) hay một mối quan hệ (như liên minh Australia-Mỹ). Theo Giáo sư Jenny Gordon, chuyên gia kinh tế của Đại học Quốc gia Australia, thông tin chi tiết về ý nghĩa của AUKUS đối với cả khoản đầu tư và mối quan hệ đều hơi sơ sài. Mức giá cho các tàu ngầm dao động từ 268 tỷ AUD đến 386 tỷ AUD, mặc dù theo kinh nghiệm, mức giao động chi phí đối với tàu ngầm hoặc bất kỳ công nghệ phòng thủ tiên tiến nào là điều có thể xảy ra. Ví dụ, thỏa thuận Australia mua tàu ngầm của Pháp đã tăng từ 40 tỷ AUD lên 66 tỷ AUD trước khi Pháp bắt đầu chế tạo tàu ngầm.
Việc tăng chi tiêu quốc phòng lên mức dự kiến 2,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo ra một chi phí cơ hội. Một số thông tin rõ ràng hơn về việc liệu AUKUS có được thanh toán thông qua việc tăng thuế, giảm chi tiêu của chính phủ trong các lĩnh vực khác hay vay và nợ cao hơn (phải trả trong tương lai với thuế cao hơn hoặc chi tiêu thấp hơn) sẽ giúp người Australia hiểu được chi phí cơ hội của dự án tàu ngầm AUKUS.
Chi phí cơ hội của các mối quan hệ gắn với AUKUS là một vấn đề phức tạp hơn. Các nhà bình luận, mà gần đây nhất là cựu Ngoại trưởng Gareth Evans, đã đặt ra câu hỏi thỏa thuận này có ý nghĩa gì đối với "năng lực phán quyết vấn đề chủ quyền độc lập" của Australia. So với sự hỗ trợ trước đây của Australia cho các dự án quân sự của Mỹ, AUKUS có thể chỉ làm giảm các lựa chọn của Australia về vấn đề này, thay vì đóng vai trò như là một nhân tố quyết định.
Tuy nhiên, trong phạm vi AUKUS làm giảm chủ quyền đối với các ưu tiên quốc phòng, điều này sẽ tạo ra chi phí cơ hội nếu bỏ qua các vấn đề chiến lược và tài sản quốc phòng thay thế, chẳng hạn như tập trung vào hợp tác quốc phòng khu vực. Trung Quốc gọi thỏa thuận AUKUS là "con đường sai lầm và nguy hiểm" và bày tỏ lo ngại về nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Các quốc gia khác trong khu vực cũng bày tỏ quan ngại về AUKUS khi đưa ra những phản ánh khác nhau về mức độ tổn thương về kinh tế và an ninh trước Trung Quốc và Mỹ. Do phần lớn sự thịnh vượng kinh tế hiện nay cũng như trong tương lai của Australia phụ thuộc vào các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Á, nên AUKUS có nguy cơ áp đặt chi phí cơ hội ở cấp độ thương mại và đầu tư thấp hơn. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia sẽ cân nhắc kỹ về việc quản lý rủi ro này.
Tàu ngầm hạt nhân USS Virginia của Mỹ.
Khi phân tích về chi phí-lợi ích, các khoản đầu tư được chứng minh vào các vấn đề an ninh thường tránh được sự giám sát chặt chẽ. Một phân tích về chi phí-lợi ích liên quan tới luật lưu giữ siêu dữ liệu được Australia ban hành vào năm 2015 đã phát hiện rằng chi phí rủi ro đối với quyền riêng tư gia tăng, cùng với chi phí cho các công ty thực thi luật (chỉ một phần trong số đó được bù đắp bởi trợ cấp của chính phủ do người nộp thuế trả), đã vượt giá trị tình báo mà luật này mang lại. Một đánh giá gần đây, trong đó chính phủ Australia cam kết thực hiện phần lớn khuyến nghị đưa ra, đã giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư, song coi đó là lợi ích của thông tin tình báo. Một phân tích chi phí-lợi ích phù hợp của luật lưu giữ siêu dữ liệu sẽ yêu cầu về tính hiệu quả và chi phí của thông tin trong việc giải quyết tội phạm so với các nguồn thông tin khác cũng như quy mô của bất kỳ tác động ngăn chặn nào. Mặc dù khó có thể tính các lợi ích bằng đồng USD, nhưng tối thiểu các cơ quan bảo vệ sự cần thiết của các luật này phải đưa ra bằng chứng thuyết phục về hiệu quả chi phí của luật.
Tương tự như vậy, chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là những thiết bị do Australia sản xuất, cũng tránh được sự giám sát chặt chẽ mà phân tích chi phí-lợi ích sẽ đặt ra. Theo chính sách phát triển công nghiệp của Australia, hoạt động mua sắm quốc phòng thường gặp phải thách thức về cơ sở giá trị đồng tiền từ Ủy ban Năng suất. Chi phí cho mỗi việc làm trực tiếp được tạo ra từ chế tạo tàu ngầm AUKUS mới được thiết kế ở Australia đã ước tính lên tới 18 triệu AUD.
Theo chuyên gia John Quiggan, các ngành khác cũng đang cần các kỹ năng cần thiết, do vậy, lợi ích ròng trong công việc từ dự án tàu ngầm AUKUS sẽ thấp hơn, làm tăng chi phí cho mỗi việc làm được tạo ra từ dự án này. Lợi ích lan tỏa cho các ngành công nghiệp khác sẽ cần phải rất lớn nếu lợi ích của một công trình địa phương lớn hơn chi phí của nó.
Một phân tích chi phí-lợi ích sẽ buộc chính phủ phải thực hiện một cuộc kiểm tra chi tiết về những lợi ích có thể mang lại. Một phân tích như vậy được chia sẻ giữa các chính phủ và đối tác thương mại chắc chắn sẽ cải thiện cơ hội phát sinh các tác động lan tỏa như đã cam kết. Thỏa thuận AUKUS sẽ mang lại lợi ích nếu được phân tích nhiều hơn. Chẳng hạn như áp dụng tư duy kinh tế nhiều hơn vào đầu tư chứng khoán sẽ là một cách tốt để bắt đầu
Mỹ tiết lộ lý do điều tàu ngầm tên lửa dẫn đường tới Trung Đông Hoạt động của tàu ngầm Mỹ thường không được công khai trừ khi Lầu Năm Góc muốn gửi một thông điệp. Tàu ngầm tên lửa dẫn đường USS Florida đang ở Biển Đỏ để đáp trả các cuộc tấn công vào các lực lượng Mỹ trong khu vực. Ảnh: WSJ Theo tờ Wall Street Journal, quân đội Mỹ ngày 8/4 cho biết họ...