Thủ tướng trao quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Đào Hồng Lan
Trưa nay 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế và giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Đào Hồng Lan – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng trao quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Đào Hồng Lan
Tại hội nghị, được sự phân công, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà công bố Quyết định số 568-QĐNS/TW ngày 14/7/2022 của Bộ Chính trị điều động bà Đào Hồng Lan thôi giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh để giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế; công bố Quyết định 839/QĐ-TTg ngày 15/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Bộ trưởng Y tế đối với bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế.
Bà Đào Hồng Lan, 51 tuổi, quê Hải Dương. Bà Lan là thạc sĩ kinh tế, từng làm Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Phó Chánh văn phòng, Chánh văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, rồi Thứ trưởng bộ này trước khi được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015-2020. Sau đó bà Lan được bầu giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
Phát biểu tại Lễ công bố quyết định, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng bà Đào Hồng Lan đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ tin tưởng giao phó trọng trách này.
Thủ tướng cho biết, bà Đào Hồng Lan là cán bộ lãnh đạo có trình độ, năng lực, đã trải qua nhiều cương vị công tác ở cả cấp cơ sở và Trung ương, ở những cương vị khác nhau, không ngừng nỗ lực phấn đấu và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Việc được giao đảm nhiệm trọng trách Bí thư Ban cán sự đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng lớn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với bà Đào Hồng Lan.
Trên cương vị mới với nhiều thách thức này, Thủ tướng tin tưởng rằng bà Đào Hồng Lan sẽ tiếp tục phát huy năng lực, sở trường của mình, cùng với tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành, kế thừa truyền thống tốt đẹp của ngành Y tế, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Video đang HOT
Thủ tướng nhấn mạnh, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành trong đó ngành Y tế là nòng cốt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ trao quyết định
Trong thời gian qua, đặc biệt là hơn 2 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19, ngành Y tế đã có rất nhiều nỗ lực, thể hiện tinh thần không lùi bước trước khó khăn, vững vàng ở tuyến đầu chống dịch; đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển KT-XH. Bên cạnh việc căng mình chống dịch, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục bảo đảm công tác khám, chữa bệnh thường quy, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Những thành tích đó của ngành y tế đã đóng góp hết sức tích cực vào thành tựu chung của cả nước đạt được thời gian qua.
Thủ tướng yêu cầu, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế phải tập trung thực hiện tốt một số trọng tâm.
Đó là lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế phải tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ; giữ vững phẩm chất, bản lĩnh và y đức; gương mẫu chấp hành và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng Đảng bộ Bộ Y tế thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảng viên. Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải đoàn kết, thống nhất; phát huy tinh thần dân chủ, sức mạnh và trí tuệ tập thể.
Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác có trọng tâm, trọng điểm. Xác định những việc quan trọng, cấp bách, cần giải quyết ngay; bảo đảm thực hiện tốt những công việc thường xuyên; ứng phó hiệu quả với những vấn đề phát sinh; có lộ trình, kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các công việc trong trung hạn và dài hạn.
Tập trung cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác vệ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.
Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế cần tiếp tục quan tâm kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp; làm tốt hơn nữa công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Như Bác Hồ nói “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ…”. Khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Xây dựng đội ngũ cán bộ, thầy thuốc thật sự bản lĩnh, vững vàng về chính trị, tinh thông về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, hiệu quả trong công tác.
Bám sát tình hình dịch COVID-19 trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới; chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại. Tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả cho các nhóm đối tượng. Tiếp tục triển khai hiệu quả 3 trụ cột chống dịch là xét nghiệm, cách ly, điều trị; thực hiện nghiêm 2K vaccine, thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân các biện pháp khác. Ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh mới xuất hiện.
Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong mua sắm và khẩn trương triển khai các giải pháp để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài chính, cung ứng dịch vụ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế; đổi mới phương thức chi trả dịch vụ. Đẩy mạnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, trang thiết bị y tế. Tăng cường công khai, minh bạch và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế các tuyến. Xây dựng, đề xuất các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp, chăm lo hơn nữa đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành. Chú trọng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu.
Thủ tướng nhấn mạnh, đảm nhận nhiệm vụ Bí thư Ban cán sự đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế là vinh dự lớn, đồng thời cũng là thách thức không hề nhỏ. Với sự tín nhiệm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, tin tưởng bà Đào Hồng Lan cùng tập thể Ban cán sự, Đảng bộ và toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế sẽ đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực khắc phục những hạn chế, tồn tại, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.
Từ ngày 1/11, Cần Thơ nâng cấp độ dịch COVID-19 lên cấp độ 2
Bắt đầu từ 9 giờ ngày 1/11, thành phố Cần Thơ đã nâng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố từ cấp độ 1 lên cấp độ 2.
Hành khách quét mã QR Code trước khi lên phà liên tỉnh giữa Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ, căn cứ theo Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128, thành phố Cần Thơ đã ban hành văn bản (Công văn số 5168 ngày 19/10/2021) hướng dẫn quy định tạm thời, thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo cấp độ 1.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng lao động, người dân đến làm việc, các hoạt động dịch vụ, thương mại hoạt động trở lại trạng thái "bình thường mới" khá đông đúc. Mặt khác, người dân từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ trở về quê rất đông nên việc lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm, phức tạp.
Qua 1 tuần rà soát, từ ngày 23-29/10, địa bàn Cần Thơ có 786 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có một số ổ dịch lớn như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, một số phường của quận Ninh Kiều, ổ dịch ở Khu Công nghiệp Thốt Nốt có 30 ca mắc, ổ dịch ở doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Khu Công nghiệp Trà Nóc 2 (quận Ô Môn) với số ca nhiễm 151 người... Trước tình hình trên, thành phố căn cứ vào Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định hướng dẫn số 4800 của Bộ Y tế đã nâng cấp độ dịch tại Cần Thơ từ cấp độ 1 lên cấp độ 2...
Ngoài ra, các quận, huyện, xã phường thị trấn, khu vực, xóm, ấp, tổ dân phố... căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tự xác định cấp độ dịch bệnh và có kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh phù hợp với cấp độ dịch bệnh tại địa phương.
Theo Sở Y tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp và có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Đặc biệt trong ngày 31/10, số ca F0 ghi nhận là 282 ca, cao nhất từ trước đến nay; trong đó, nhiều nhất là ở trong khu cách ly với 137 ca, phát hiện trong thời gian cách ly tại nhà là 98 ca, phát hiện trong khu phong tỏa là 29 ca và qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế là 18 ca. Tổng số ca F0 trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ ngày 8/7 đến 17 giờ ngày 31/10 là 7.650 ca, trong đó số ca đã khỏi bệnh là 6.156 ca, tổng số ca tử vong là 105 ca.
Để đẩy mạnh công tác ngăn ngừa, phòng, chống dịch bệnh lây lan, thành phố Cần Thơ đã triển khai kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại cộng đồng phù hợp với điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn thành phố.
Thành phố khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn. Tính đến cuối ngày 31/10, tỷ lệ người dân Cần Thơ được tiêm phòng COVID-19 đạt 71,5% trên tổng dân số đối với mũi 1 và 20,8% dân số được tiêm đủ 2 mũi. Số người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng đạt 94,1% đối với mũi 1 và 27,3% đã tiêm đủ 2 mũi.
Ngày 30/10: Có 5.227 ca mắc COVID-19 tại TP.HCM, Hà Nội và 48 tỉnh, thành; 2.204 ca khỏi Bản tin dịch COVID-19 ngày 30/10 của Bộ Y tế cho biết có 5.227 ca mắc COVID-19 tại TP HCM, Hà Nội và 48 tỉnh, thành khác; trong ngày có 2.204 bệnh nhân khỏi; 64 ca tử vong. Thông tin các ca mắc COVID-19 mới - Tính từ 16h ngày 29/10 đến 16h ngày 30/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca...