Thủ tướng trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn quốc tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn Bloomberg, ITAR-TASS, Kyodo và Yonhap, bên lề phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68.
Đoàn Việt Nam tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khoá 68. Ảnh:Chinhphu.vn
Tối 27/9 theo giờ Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên về mục tiêu của việc Việt Nam và Mỹ đang tăng cường quan hệ hợp tác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam là thành viên tích cực, xây dựng, có trách nhiệm trong khu vực và của cộng đồng quốc tế. Tất cả nỗ lực của Việt Nam là vì mục tiêu hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển. Việc Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ cũng vì các mục tiêu đó, không gì khác.
Khi phóng viên đề cập về “đạo luật nhân quyền Việt Nam”, có ý kiến cho rằng Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ thông qua trong tháng 11 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nếu đạo luật đó được thông qua thì đó sẽ là một bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, vì nghị quyết đó không phản ánh đúng với thực tế ở Việt Nam, là sự can thiệp, áp đặt ý định chính trị vào nước khác. Mỹ là quốc gia văn minh không nên làm điều đó.
Trả lời câu hỏi liệu một Trung Quốc trỗi dậy có làm ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, sự hùng mạnh của Trung Quốc có lợi cho khu vực và cả thế giới nhưng với điều kiện Trung Quốc cũng phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nước khác, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay nhà báo Albert “Al” Hunt của hãng tin Bloomberg trước cuộc phỏng vấn. Ảnh: Bloomberg.
Trả lời câu hỏi về tranh chấp trên Biển Đông, Thủ tướng cho biết, hiện nay trên thực tế có sự khác biệt giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN về chủ quyền trên Biển Đông, nhưng tranh chấp đó đã được Trung Quốc và ASEAN thảo luận, đưa ra được Tuyên bố về cách ứng xử của các bên có liên quan ở Biển Đông (DOC).
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện DOC, các nước nhận thấy rằng, DOC chưa đủ điệu kiện và hiệu lực để bảo đảm hòa bình, nên cần phải được đẩy lên mức ràng buộc cao hơn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Sau một thời gian dài đàm phán giữa hai bên, mới đây tại thành phố Tô Châu, Trung Quốc và ASEAN đã lần đầu tiên đồng ý sẽ họp về COC. Đây là bước tiến đầu tiên đáng khích lệ nhằm mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở Biển Đông. COC không chỉ vì lợi ích của các bên và khu vực và thế giới, nhất là khi một phần hai lượng hàng hóa của thế giới được vận chuyển qua khu vực Biển Đông. Mọi xung đột ở Biển Đông đều gây ảnh hưởng tới toàn cầu.Đề cập câu hỏi về vai trò của Việt Nam trong các cơ quan của Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam là thành viên Liên Hợp Quốc và từng được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã và đang phấn đấu hết mình trong Liên Hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực với hai trụ cột chính là hòa bình và phát triển.
Vì vậy, với bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này với chủ đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không có nghèo đói”. Việt Nam chính thức tuyên bố sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Việt Nam không chỉ là nước hàng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo, lương thực mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam đang làm hết sức mình để tham gia hiệu quả vào hai sứ mệnh hòa bình và phát triển của Liên Hợp Quốc.
Theo TTXVN
Hàn Quốc hoàn tất thử nghiệm trực thăng tấn công tự sản xuất
Hàn Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đối với máy bay trực thăng Surion - trực thăng đầu tiên do chính nước này tự sản xuất.
Surion - trực thăng đầu tiên do Hàn Quốc tự chế tạo.
Cơ quan quản lý chương trình thu mua quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết rằng Hàn Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đối với máy bay trực thăng Surion - trực thăng đầu tiên do chính nước này tự sản xuất.
Theo truyền thông Hàn Quốc, trực thăng Surion được thiết kế để thay thế cho các trực thăng UH-1H và trực thăng tấn công MD-500, được sử dụng thường xuyên trong hơn một thập kỷ qua. Hàn Quốc đã đặt hàng 245 máy bay trực thăng này và dự kiến số lượng đặt hàng sẽ lên đến 300 chiếc thuộc biến thể dân sự.
Surion được phát triển bởi Viện nghiên cứu Không gian vũ trụ Hàn Quốc (KAI) trong suốt 6 năm từ 2006-2012. Dự án có tổng trị giá lên tới 1,3 nghìn tỷ won (1,17 tỷ USD). Khoảng 200 cuộc thử nghiệm bay đã được thực hiện trong thời gian 2700 giờ, Hãng thông tấn ITAR-Tass đưa tin.
Để kiểm tra khả năng hoạt động ở diều kiện nhiệt độ thấp của loại máy bay trực thăng đa mục đích này, Surion đã được gửi đến Alaska, nơi mà nó đã được thử nghiệm 50 ngày ở nhiệt độ xuống tới -32 độ C.
Surion có chiều dài là 19 m, chiều cao 4,5 m và có thể chở tới 10 bính lính được vũ trang đầy đủ. Máy bay trực thăng được trang bị hai động cơ tuốc bin khí General Electric T700 công suất 1.600 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa lên tới 250 km/h.
"Việc tạo ra một cơ sở hạ tầng lớn cho sự phát triển loại máy bay trực thăng đa năng này đã đặt nền tảng cho ngành công nghiệp ngành công nghiệp máy bay trực thăng trong nước. Các công nghệ tiên tiến sử dụng trong việc chế tạo loại trực thăng mới này sẽ được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác, bao gồm cả chế tạo ô tô, đóng tàu, cũng như công nghệ thông tin,." - nguồn tin từ KAI - công ty phát triển Surion cho hay.
Với việc phát triển thành công trực thăng nội địa đầu tiên Surion, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 11 chế tạo được máy bay trực thăng cho riêng mình, Hãng thông tấn Yonhap cho biết.
Việc Hàn Quốc hoàn tất các chuyến bay thử nghiệm của trực thăng "made in Korea" diễn ra trong bỗi cảnh căng thăng giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang, khi mà mới đây, Bình Nhưỡng tuyên bố chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.
Liên quan đến việc Hàn Quốc tăng cường trang bị các trực thăng cho quân đội, đầu tháng 01 năm nay, Yonhap cho hay, DAPA đã được yêu cầu sắm 8 chiếc đa năng MH-60R Seahawk của Mỹ với tổng chi phí 589 tỉ won (554,1 triệu USD). Được biết, số trực thăng này sẽ được biên chế cho hệ thống tàu khu trục nhỏ thế hệ mới chuyên giám sát và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến căn cứ tàu ngầm, hệ thống tàu chiến của Bắc Triều Tiên.
Theo xahoi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington Sáng 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Washington, bắt đầu chuyến tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khóa 68 tại Hoa Kỳ.Đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay quân sự Andrew, Washington DC, có Đại sứ Scott Marciel, Phó Trợ...