Thủ tướng tiếp Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức LHQ tại Việt Nam
Chiều 8-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam do ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam dẫn đầu.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, người dân Việt Nam vừa trải qua một năm 2020 đầy khó khăn nhưng đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào và nay đang lạc quan đón Tết cổ truyền Tân Sửu khi vẫn phải nỗ lực chống lại dịch Covid-19.
Thủ tướng nêu rõ, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp, xác định tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển đất nước đến năm 2025 và hoạch định tầm nhìn đến năm 2030 và 2045. Đây là mục tiêu lớn, với rất nhiều thách thức, đòi hỏi nỗ lực hết sức to lớn của toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như sự ủng hộ và hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực kiểm soát đợt dịch Covid-19 lây lan ra cộng đồng từ cuối tháng 1; đến nay cơ bản đã khống chế được các tâm dịch, phấn đấu kiểm soát tình hình để nhân dân đón Tết Tân Sửu an lành, hạnh phúc. Trong khó khăn, Việt Nam rất trân trọng sự giúp đỡ quý báu của các bạn bè quốc tế và mong tiếp tục nhận được tình cảm, ủng hộ quý báu đó.
Thay mặt các tổ chức của LHQ tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII; chúc mừng Việt Nam cơ bản kiểm soát các ổ dịch, bảo đảm sức khỏe của người dân Việt Nam, cũng như thế giới.
LHQ và Việt Nam có mối quan hệ phát triển mạnh mẽ, thời gian qua đã phát triển tuyệt vời, tin tưởng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ông khẳng định, LHQ luôn ưu tiên tăng cường hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề vaccine không chỉ vì lý do kinh tế mà còn bảo đảm sức khỏe người dân. Ông nêu quan điểm vaccine phải được coi là hàng hóa công của toàn cầu, phải bảo đảm vaccine đến được người dân miễn phí.
Ông đánh giá cao Việt Nam phản ứng nhanh chóng trước đại dịch; hy vọng tương lai, đại đa số người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận miễn phí vaccine. Ông cho biết, Chương trình COVAX đã sẵn sàng để chuyển lô vaccine đầu tiên cho các nước. LHQ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)… tham gia COVAX sẽ nỗ lực triển khai cung cấp lô vaccine đầu tiên vào trước cuối tháng 2 này.
Ông mong muốn Việt Nam trong năm tới sẽ nỗ lực tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho 70 đến 80% số dân.
Video đang HOT
Về phòng ngừa các đại dịch trong tương lai, ông đề nghị đây là ưu tiên cao và cần sự cam kết cao của các Chính phủ và đồng thời đặc biệt đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam đề xuất lấy ngày 27-12 hằng năm là Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh và đã được Đại hội đồng LHQ thông qua.
Cũng liên quan phòng, chống đại dịch Covid-19, ông bày tỏ, việc chúng ta hạn chế tiêu thụ động vật hoang dã thì sẽ góp phần giảm lây lan dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe của người dân.
Các vị Đại sứ, Trưởng đại diện phát biểu đều bày tỏ nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng; chúc mừng Việt Nam khống chế thành công dịch bệnh Covid-19; khẳng định luôn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam trên các lĩnh vực; sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.
Ông Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam bày tỏ quyết tâm đồng hành cùng Việt Nam hướng tới một tương lai phát triển mạnh mẽ; khẳng định WHO cam kết tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong các cơ chế song phương và đa phương.
Cảm ơn ý kiến của các vị Đại sứ, Trưởng đại diện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn sự quan tâm chân thành của bạn bè quốc tế về thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng; nêu rõ, các vị đều là các Đại sứ đại diện các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; đánh giá cao nỗ lực của các vị Đại sứ, Trưởng đại diện trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, đạt nhiều kết quả hết sức cụ thể, thiết thực thời gian qua.
Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác của cộng đồng quốc tế hỗ trợ Việt Nam ngăn chặn đại dịch Covid-19; đặc biệt cảm ơn LHQ, WHO và cộng đồng quốc tế triển khai Chương trình COVAX dành viện trợ vaccine cho 20% dân số của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết, nỗ lực phân phối công bằng, miễn phí, sử dụng hiệu quả vaccine cho người dân. Việt Nam mong muốn sớm nhận được vaccine của Chương trình này.
Liên quan vấn đề hạn chế tiêu thụ và mua bán động vật hoang dã vì mục đích thương mại, Thủ tướng nêu rõ, chủ trương của Việt Nam coi đây là loại tội phạm nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo tăng cường thực thi pháp luật, thực hiện các cam kết, công ước quốc tế trong lĩnh vực này.
Việt Nam sẽ có biện pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả để ngăn chặn việc buôn bán, tiêu thụ, săn bắn trái phép động vật hoang dã. Mặt khác, Việt Nam còn nhiều hạn chế về nguồn lực, tài chính, kỹ thuật, công nghệ …, do đó rất hoan nghênh mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về lĩnh vực này.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác quan trọng; đề nghị các tổ chức LHQ, WHO, FAO… tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, sớm xây dựng các chương trình hợp tác cho giai đoạn tiếp theo phù hợp các định hướng phát triển của Việt Nam.
Thủ tướng cũng đề nghị các nước, các tổ chức ưu tiên hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược và thực hiện các mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Nhân dịp Năm mới Tân Sửu, Thủ tướng chúc các vị Đại sứ và Trưởng đại diện các tổ chức LHQ dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành quả trên cương vị của mình.
Đức kêu gọi nỗ lực toàn cầu về phòng chống dịch COVID-19
Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, chỉ với nỗ lực toàn cầu, thế giới mới có thể vượt qua được những thách thức lớn như đại dịch COVID-19, trong đó mọi quốc gia phải được tiếp cận vắcxin với giá phải chăng.
Thủ tướng Angela Merkel phát biểu tại hội nghị G20. (Ảnh: DW)
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trực tuyến ngày 21/11 tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ( G20 ) từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi thế giới nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 , trong đó có việc phân bổ vắcxin trên toàn cầu.
Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, thế giới có thể chế ngự được virus SARS-CoV-2 cũng như hậu quả của đại dịch COVID-19 nếu hợp tác cùng nhau. Theo bà Merkel, chỉ với nỗ lực toàn cầu, thế giới mới có thể vượt qua được những thách thức lớn như đại dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng Merkel, để có thể kiểm soát đại dịch, cần phải tạo điều kiện để mọi quốc gia đều có thể tiếp cận vắcxin với mức giá phải chăng. Bà Merkel cũng kêu gọi củng cố Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hỗ trợ thêm cho sáng kiến tiếp cận vắcxin toàn cầu COVAX của Liên hợp quốc.
Bà Merkel cho rằng số tiền cam kết cho tới nay vẫn chưa đủ cho mục tiêu phân phối vắcxin trên toàn cầu, đồng thời kêu gọi sự hợp tác đa phương, coi đây là chìa khóa trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.
Theo báo chí Đức, hiện chưa rõ lời kêu gọi củng cố WHO có được đưa vào tuyên bố chung kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20 hay không, trong bối cảnh Mỹ đã rời khỏi tổ chức đa phương này. Tuy nhiên, trong bản dự thảo tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo G20 cam kết sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn đại dịch COVID-19, duy trì đời sống, việc làm và thu nhập của người dân.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G20 cũng cảnh báo tình trạng phục hồi kinh tế toàn cầu không cân bằng, không chắc chắn đi kèm với các nguy cơ ngày càng gia tăng đối với triển vọng kinh tế thế giới. Trong dự thảo, G20 cũng cam kết đảm bảo để các nước nghèo có thể tiếp cận vắcxin, thuốc điều trị và xét nghiệm phòng ngừa COVID-19.
Tham gia hội nghị kéo dài 2 ngày của G20, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 đảm bảo việc phân bổ công bằng vaccine phòng COVID-19. Theo ông Tedros, đó là điều kiện để có thể kiểm soát đại dịch, qua đó giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi nền kinh tế thế giới.
Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh các nước G20, vốn chiếm 2/3 dân số thế giới và 80% sản lượng kinh tế toàn cầu, cần có trách nhiệm đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz cho rằng đại dịch COVID-19 là một cú sốc chưa từng có đối với thế giới trong một năm bất thường này.
Quốc vương Saudi Arabia nêu rõ, đại dịch COVID-19 là một cú sốc ảnh hưởng đến toàn thế giới chỉ trong một thời gian ngắn, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, toàn thế giới sẽ cố gắng hết sức để vượt qua cuộc khủng hoảng này thông qua hợp tác quốc tế.
Quốc vương Salman đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác và đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về hy vọng nhằm trấn an người dân thông qua việc áp dụng các chính sách nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Theo Quốc vương Salman, mặc dù thế giới lạc quan về những tiến bộ đạt được đối với việc phát triển vắcxin cũng như các phương pháp điều trị và xét nghiệm COVID-19, song toàn thế giới phải nỗ lực để đưa ra cách tiếp cận công bằng và hợp lý đối với những công cụ này cho tất cả mọi người.
Ngoài ra, Quốc vương Salman cho biết để giảm thiểu những thách thức do đại dịch mang lại, các nước G20 đã hỗ trợ khẩn cấp cho các nước đang phát triển, trong đó có cơ chế chung về việc giãn nợ cho các nước có thu nhập thấp.
Quốc vương Saudi Arabia cũng kêu gọi mở cửa lại biên giới và nền kinh tế để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định các nước G20 sẽ nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 thông qua hợp tác quốc tế./.
Hợp tác thương mại là trọng tâm, động lực chủ yếu trong phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi hợp tác thương mại là trọng tâm, động lực chủ yếu trong phát triển quan hệ hai nước, hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xã giao Cố...