Thủ tướng Thái Lan bỏ trốn ra nước ngoài?
Hôm qua, khi hàng nghìn người biểu tình thuộc phe đối lập đe dọa chiếm trụ sở chính phủ tại Bangkok, có tin đồn cho rằng bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã phải tạm lánh nạn ra nước ngoài.
Sáng nay khi thức giấc, người dân thủ đô Bangkok, Thái Lan sẽ tiếp tục nhìn thấy cuộc biểu tình bước sang ngày thứ 9 do phe đối lập thực hiện nhằm lật đổ chính phủ đương thời của bà Yingluck Shinawatra, và câu hỏi mọi người đều đặt ra là không biết tình hình rồi sẽ ra sao, giải quyết bằng cách nào.
Tối hôm qua trong cuộc họp báo được trực tiếp truyền hình, Phó Thủ tướng Pracha Promnok yêu cầu cư dân thủ đô không nên ra khỏi nhà từ 10 giờ đêm cho đến 5 giờ sáng, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp. Lý do được ông đưa ra là để tránh những chuyện không may có thể xảy ra do những người biểu tình phản đối chính phủ gây nên.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi có vụ nổ súng giữa đoàn biểu tình chống đối và những người ủng hộ chính phủ, khiến 4 người chết và 57 người bị thương. Cảnh sát Thái Lan cho biết đang tiếp tục điều tra vụ nổ súng này.
Một người biểu tình chống chính phủ ném trả quả lựu đạn cay về phía cảnh sát, Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12
Quân đội Thái Lan đã xuất hiện ở những khu vực quan trọng, để cùng với cảnh sát bảo vệ an ninh, đặc biệt là tại khu vực Phủ thủ tướng, Bộ tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia và Bộ tư lệnh Cảnh sát thủ đô. Thoạt đầu tin nói chỉ có chừng 300 binh sĩ được điều động, nhưng đến tối hôm qua bản tin của hãng thông tấn AFP nói rằng con số đã lên đến 2.700 binh sĩ.
Cũng trong cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Pracha cho biết lãnh đạo biểu tình là ông Suthep Thaugsuban đã vi phạm luật lệ quốc gia, có thể bị truy tố về tội phản quốc và lãnh bản án tù chung thân.
Video đang HOT
Từ giữa tuần trước chính phủ Thái đã ra lệnh truy nã ông Suthep và theo dự đoán của nhiều người, lệnh truy nã này sẽ không được thi hành vì phía chính quyền e ngại có thể khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn mức độ căng thẳng đang có.
Ông Suthep, người từng giữ chức vụ phó thủ tướng, vẫn tiếp tục lên tiếng nói sẽ điều khiển cuộc biểu tình cho đến ngày thành công, tức lật đổ chính phủ của bà Yingluck và lập hội đồng nhân dân để lãnh đạo quốc gia. Giữa tuần trước ông có nói với báo chí nước ngoài rằng sẵn sàng chết chứ không rút lui.
Tại hầu hết các tỉnh, các tòa thị chính đã bị người biểu tình phong tỏa và niêm yết thông báo không cho viên chức đến làm việc vào ngày hôm nay, 2/12. Hôm nay cũng là ngày ông Suthep kêu gọi toàn dân nổi dậy, tin tưởng ngày chiến thắng đã thật gần kề.
Theo giới quan sát, sớm nhất tình hình sẽ lắng đọng là ngày thứ 5/12 tới, khi người dân Thái đón mừng sinh nhật của Quốc Vương.
Theo thông lệ ngày này là ngày dành cho hòa bình và ổn định, để mọi người có thể cùng nhau chung vui với vị vua mà họ hết lòng kính trọng.
Dư luận cũng tin rằng Quốc Vương Thái sẽ có lời hiệu triệu gửi thần dân của Ngài, nhưng chưa thể biết được trong bản hiệu triệu đó Ngài có nói gì đến cuộc chính biến đang xảy ra hay không.
Một điểm khác nữa cũng được người dân Thái Lan đặc biệt lưu tâm là không ai biết bà Thủ Tướng Yingluck đang ở đâu.
Hôm qua chính phủ Thái Lan cho hay bà Yingluck đã được đưa đến một địa điểm an toàn sau khi đoàn biểu tình có ý tràn vào Phủ thủ Tướng. Sau đó có lời đồn đại nói rằng bà đã đi ra nước ngoài, nhưng chính phủ Bangkok lên tiếng bác bỏ tin này.
Theo Petrotimes
Làn sóng đỏ tràn về thủ đô Thái Lan, bạo lực bùng phát
Bạo lực giữa những người ủng hộ và chống chính phủ Thái Lan đã bùng phát tại Bangkok hôm qua khiến ít nhất một người chết, 5 người bị thương trong bối cảnh phe áo đỏ bắt đầu tiến về thủ đô để bảo vệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
AP đưa tin những tiếng súng vang lên vào tối 30/11, khi một nhóm người chống chính phủ Thái Lan đụng độ những người thuộc phe áo đỏ. Anucha Romyanan, người phát ngôn của cảnh sát quốc gia, nói rằng một thanh niên 21 tuổi thiệt mạng bởi hai viên đạn và 5 người khác bị thương. Cảnh sát chưa tìm ra hung thủ của vụ xả súng.
Một người chống chính phủ Thái Lan tấn công một xe bus tai Bangkok hôm 31/11 vì nghi ngờ chiếc xe chở những người thuộc phe áo đỏ.
Vụ nổ súng này khiến dư luận lo ngại cuộc biểu tình của hai phe sẽ trở thành xung đột trong bối cảnh phe đối lập quyết tâm kết thúc chiến dịch lật đổ bà Yingluck bằng việc chiếm thêm nhiều trụ sở của chính phủ trong ngày 1/12.
Để đối phó với phe chống chính phủ, những người ủng hộ Yingluck từ các tỉnh đã bắt đầu tràn về Bangkok. Hơn 800 người thuộc phe áo đỏ tại tỉnh Phitsanulok, do nghị sĩ Niyom Changphinit thuộc đảng cầm quyền Pheu Thai dẫn đầu, đã tập trung tại sân vận động của tỉnh để tới thủ đô Bangkok bằng xe bus hôm 30/11. Hơn 50 xe bus đã xuất hiện đã đón họ, Bangkok Post đưa tin.
Kwanchai Praiphana, thủ lĩnh phe áo đỏ tại tỉnh Udon Thani tiết lộ rằng 20 xe khách sẽ đưa những người ủng hộ chính phủ tới thủ đô.
Khoảng 500 người áo đỏ đã lên 20 xe khách tại tỉnh Ubon Ratchathani để tới Bangkok. Ông Pichate Thabudda, người dẫn đầu đoàn biểu tình, nói rằng họ không có ý định trở về nhà sớm.
Những người ủng hộ chính phủ tại tỉnh Nakhon Ratchasima lên xe bus để tới Bangkok hôm 30/11.
Sompote Prasarthai, lãnh đạo phe áo đỏ ở tỉnh Nakhon Ratchasima, nói những người ủng hộ chính phủ trong tỉnh đang di chuyển tới thủ đô để bảo vệ nội các do dân bầu. Theo ông, khoảng 13.000 người từ 32 huyện của tỉnh Korat sẽ tới Bangkok bằng 40 xe bus, 60 xe tải và nhiều loại phương tiện cá nhân khác.
"Chúng tôi sẽ biểu tình hòa bình và không đụng độ với những người chống chính phủ", ông Sompote nói.
Dòng người từ các tỉnh Nakhon Phanom, Prachuap, Khiri Khan cũng đang tiến về Bangkok. Trong lúc những người chống chính phủ bao vây hoặc chiếm các cơ quan chính phủ, phe áo đỏ chỉ tập trung tại sân vận động Rajamangala ở thủ đô. Họ tuyên bố họ sẽ "bảo vệ nền dân chủ" tới khi làn sóng biểu tình của phe chống chính phủ chấm dứt.
Dưới sự chỉ đạo của cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, hôm nay phe những người biểu tình đã chiếm thêm nhiều trụ sở công quyền, bất chấp việc giới chức cảnh báo họ sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt nếu thực hiện những hành động phi pháp.
Nguyên nhân trực tiếp khiến phe chống chính phủ biểu tình là việc nội các của Thủ tướng Yingluck Shinawatra muốn quốc hội thông qua dự luật ân xá. Phe đối lập cho rằng nếu quốc hội phê chuẩn dự luật ân xá, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người sống lưu vong sau khi quân đội lật đổ ông vào năm 2006, sẽ có thể trở về nước.
Song một bộ phận thuộc phe áo đỏ cũng phản đối dự luật ân xá, bởi nó cũng giúp cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, chủ tịch đảng Dân chủ, và ông Suthep thoát khỏi trách nhiệm của họ trong vụ trấn áp biểu tình của phe áo đỏ vào năm 2010 khiến vài chục người chết.
Theo Tri Thức
Người biểu tình Thái Lan khống chế khu vực chiếm đóng Người biểu tình Thái Lan hôm 26.11 đã chiếm Cục Ngân sách thuộc Bộ Tài chính, và tiếp tục tiến tới các cơ quan khác của chính phủ. Những người biểu tình ở Thái Lan phản đối dự luật ân xá Hàng ngàn người biểu tình Thái Lan đã tiến tới trụ sở Bộ Giao thông, Bộ Nội vụ để gây áp lực...