Thủ tướng sẽ nắm trực tiếp dưới 10 Tập đoàn nhà nước
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, theo dự thảo Nghị định mới, Thủ tướng sẽ chỉ còn chịu trách nhiệm và quyền hạn đối với một số ít Tập đoàn, Tổng công ty.
Thông tin cho báo giới tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều nay (28/10/2012), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, với 21 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (11 Tập đoàn, 10 TCT), trong phiên họp vừa rồi, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Theo đó, Nghị định mới sẽ quy định danh mục Tập đoàn, trong đó, có một số Tập đoàn do Thủ tướng chịu trách nhiệm và có quyền hạn trực tiếp, còn lại một số khác, quyền hạn và trách nhiệm được Thủ tướng giao cho các Bộ.
Theo đó, người đứng đầu Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp đối với một số ít Tập đoàn, Tổng công ty. Danh sách cuối cùng của những Tập đoàn này sẽ được các thành viên Chính phủ biểu quyết và chỉnh sửa.
“Đến giờ phút này tôi chưa nói được là 6,7 hay bao nhiêu Tập đoàn, nhưng chắc chắn dưới 10″ – Bộ trưởng Đam tiết lộ. “Tinh thần là Tập đoàn nào mà Thủ tướng còn giữ lại một số quyền hạn thì sẽ quản – giữ cái nào sẽ quản thật chặt cái đó. Còn cái nào Thủ tướng không giữ không có nghĩa là không quản mà giao quyền đó cho các Bộ trưởng, các Bộ trưởng sẽ phải quản chặt hơn”.
Video đang HOT
Chưa có kết luận cuối cùng về việc Vinashin có được giao Bộ GT-VT quản lý hay không.
Vừa qua, Chính phủ đã quyết định cho dừng thí điểm với 2 Tập đoàn thuộc Bộ Xây dựng. Đây là hai tập đoàn được hình thành do sự sáp nhập của các tổng công ty trong Bộ Xây dựng trước đây.
Cùng thời gian diễn ra buổi họp báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cũng đã đăng tải thông thin về dự thảo Nghị định nêu trên. Theo đó, dự thảo Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ nắm 4 quyên đôi với Tâp đoàn kinh tê nhà nước.
Quyền thứ nhất là việc quyêt định thành lâp, mục tiêu, nhiêm vụ và ngành, nghê kinh doanh viêc tô chức lại, chuyên, đôi sở hữu, giải thê và yêu câu phá sản phê duyêt đê án thành lâp công ty con 100% vôn nhà nước phê duyêt chủ trương thành lâp, tô chức lại, giải thê chi nhánh, văn phòng đại diên và các đơn vị hạch toán phụ thuôc khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng có quyền quyêt định vôn điêu lê khi thành lâp và điêu chỉnh vôn điêu lê trong quá trình hoạt đông.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng được giao quyền quyêt định bô nhiêm, bô nhiêm lại, miên nhiêm, từ chức, khen thưởng, kỷ luât đôi với chủ tịch và thành viên Hôi đông thành viên quyêt định cụ thê sô lượng thành viên Hôi đông thành viên, Phó Tông Giám đôc.
Và quyền cuối cùng của Thủ tướng Chính tại các Tập đoàn là phê duyêt chiên lược, kê hoạch sản xuât kinh doanh và kê hoạch đâu tư phát triên 5 năm.
Đôi với các công ty trách nhiêm hữu hạn môt thành viên, Thủ tướng Chính phủ phê duyêt Đê án thành lâp công ty trách nhiêm hữu hạn môt thành viên do Bô, Ủy ban nhân dân câp tỉnh quyêt định thành lâp phê duyêt Đê án thành lâp công ty con 100% vôn nhà nước của công ty do Bô, Ủy ban nhân dân câp tỉnh quyêt định thành lâp, theo đê nghị của Bô, UBND câp tỉnh phê duyêt đê án tông thê sắp xêp, đôi mới doanh nghiêp nhà nước (bao gôm cả Đê án của tâp đoàn kinh tê nhà nước) theo đê nghị của Bô quản lý ngành, UBND câp tỉnh Quy định quy chê hoạt đông của Kiêm soát viên.
Về câu hỏi của phóng viên: liệu Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có phải được trả về Bộ Giao thông Vận tải quản lý hay không, Bộ trưởng Vũ Đức Đam không đưa ra câu khẳng định nào. Ông cho biết, Vinashin là 1 trong số 21 Tập đoàn, Tổng công ty đã nêu trên. Điểm đặc biệt là hiện Tập đoàn này đang có một đề án tái cơ cấu riêng.
Do những sai phạm của Vinashin trước đây và hậu quả để lại rất lớn nên việc cơ cấu lại Tập đoàn này là nhiệm vụ quan trọng. Chính phủ đã bàn và đang xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị giao nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề để trước khi đưa đến phương án quyết định cuối cùng.
Liên quan đến vấn đề cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh, cần phải theo lộ trình: vào thời điểm nào, bao nhiêu %. Theo đó, vấn đề này để thực hiện cần tính toán trên rất nhiều phương diện và căn cứ trên nhiều yếu tố trong đó có tình hình thị trường. Nếu thị trường tốt thì bán phần vốn này ra sẽ có lời, còn trong bối cảnh thị trường xấu, có ép bán ra thì không những bị thiệt mà còn làm xấu thêm thị trường chung.
Theo Dantri
Những sai phạm ở Vinalines kiên quyết xử lý nghiêm
Nhưng sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), viêc điều chỉnh giá điện... là những nội dung ma các phong viên báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27/5, tại Hà Nội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. (Nguồn: VGP)
Trả lời câu hỏi của các phóng viên về sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và bị can Dương Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết việc cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng trong việc mua ụ nổ của Vinalines là trái với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, do đó chủ trương của Chính phủ là kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, vụ việc đã được các cơ quan điều tra khởi tố vụ án và khởi tố bị can, đồng thời đã thi hành các biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với các bị can.
Trước đó, khi vụ việc được cơ quan Công an báo cáo có dấu hiệu vi phạm, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo và có văn bản chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao (thanh viên Ban Chi đao Trung ương vê phong, chông tham nhung) tiến hành các công việc cần thiết để xử lý vụ việc một cách nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ trách nhiệm của cac cá nhân và đơn vi. Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam thuôc Bộ Giao thông vận tai là đúng thẩm quyền, đúng quy trình theo các quy định của Đảng và Nhà nước.
Về việc điều chỉnh giá điện trong thời gian tới, đại diện Bộ Công thương cho biết đến thời điểm này Bộ chưa có phương án điều chỉnh giá điện.
Cũng tại cuộc họp báo, các phóng viên cũng đề cập đến một số vấn đề như Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách (Đề án 322) và lộ trình giảm mặt bằng lãi suất.../.
Theo TTXVN