Thủ tướng: Qua khó khăn, TP. HCM và ngành y tế trưởng thành lên rất nhiều
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành quả TP. HCM đạt được trong năm 2021, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng 24/1/2022 Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã tới thăm, chúc Tết và tặng quà đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế TP. HCM.
Tại buổi lễ, người đứng đầu Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành quả mà TP. HCM đạt được trong năm 2021, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng cũng bày tỏ, rất chia sẻ với những khó khăn, mất mát, hy sinh của nhân dân thành phố do tác động của dịch bệnh trong năm 2021.
Thủ tướng nhấn mạnh việc TP. HCM có đóng góp rất quan trọng vào công tác phòng, chống dịch, thay đổi tư duy, biện pháp trong phòng, chống dịch, “đi trước đón đầu”, thực hiện các thí điểm có tính chất quyết định trong phòng, chống dịch và giữ được bản lĩnh trong lúc khó khăn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cấp, các ngành, các địa phương. Đến nay, TP. HCM đã trở thành một “thành phố xanh”, đóng góp vào những thành quả chung nói trên, có vai trò nòng cốt của ngành y tế thành phố.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành quả mà TPHCM đạt được trong năm 2021, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh đó, Thủ tướng đã phân tích việc TP. HCM phải đối mặt với biến chủng Delta lây lan nhanh, nguy hiểm với những diễn biến chưa có tiền lệ. Trong lúc chưa đủ vaccine do khan hiếm trên toàn cầu, chưa có thuốc điều trị, chưa hiểu hết về biến chủng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó và năng lực y tế còn hạn chế thì không tránh khỏi những lúng túng ban đầu.
TP. HCM với đặc thù có dân số đông nhất cả nước, cơ cấu dân số đa dạng, thành phần dân cư phong phú… nên phải có các biện pháp đặc thù riêng. Theo Thủ tướng, đây là bài toán khó đặt ra trong giai đoạn đầu của đợt dịch bùng phát lần thứ 4.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và hưởng ứng Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đã kế thừa và liên tục điều chỉnh, hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch. Với tinh thần đặt tính mạng, sức khỏe và người dân lên trên hết, trước hết, khi chưa có đủ vaccine và thuốc chữa bệnh, chúng ta bắt buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, trong đó có việc giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội tại TP. HCM và các tỉnh thành phía Nam với khoảng 40 triệu người dân.
Thủ tướng đã báo cáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành và đi tới quyết định không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, nhưng áp dụng một số biện pháp như tình trạng khẩn cấp. Lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ, giúp người dân tiếp cận nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở với các biện pháp y tế và bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân.
Hàng loạt biện pháp quyết liệt đã được triển khai. Trung ương quyết định tăng cường lực lượng quân đội, công an, y tế cho Thành phố và các tỉnh phía nam, thiết lập hàng trăm trạm y tế lưu động trong thời gian ngắn; điều trị F0, cung cấp thuốc và hướng dẫn điều trị tại nhà; ưu tiên vaccine cho TP. HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… TP. HCM là địa phương đầu tiên triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine, góp phần để Việt Nam từ một nước có tỉ lệ tiêm vaccine rất thấp trở thành một trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi cán bộ ngành y tế TPHCM – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong bối cảnh khó khăn, nhiều chính sách “chưa từng có tiền lệ” hỗ trợ người dân được xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả, trên quy mô chưa từng có, trong thời hạn rất gấp rút nhưng lại kéo dài, trong điều kiện giãn cách xã hội để chống dịch và nguồn lực có hạn. Cả nước đã dành gần 71.500 tỷ đồng hỗ trợ 742.000 lượt người sử dụng lao động, 42,8 triệu người lao động; xuất cấp trên 158.000 tấn gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn.
Đến nay, TP. HCM đã bình tĩnh, tự tin mở cửa trở lại, thực hiện hiệu quả chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Qua khó khăn, thách thức, thành phố và ngành y tế đã trưởng thành lên rất nhiều.
Phân tích thêm về những thành quả phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng nêu rõ, với sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, ủng hộ, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cả nước đã đoàn kết, chung sức, chung lòng quyết tâm thực hiện “đa mục tiêu”, đất nước ta đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng trên nhiều lĩnh vực.
Dự báo, năm 2022, khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn là thời cơ và thuận lợi, dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp với các biến chủng mới, Thủ tướng đề nghị TP. HCM không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục sơ kết, tổng kết thực tiễn để phòng, chống dịch tốt hơn, triển khai hiệu quả chương trình tổng thể phòng, chống dịch trong năm 2022-2023, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vị thuộc ngành y tế TPHCM – Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thần tốc, thần tốc và thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine cho toàn bộ các đối tượng theo quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người. Đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine cho trẻ em 12-17 tuổi để mở cửa lại trường học từ sau Tết gắn với an toàn dịch bệnh… Tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro, thực hiện hiệu quả chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong ngành y tế, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế, củng cố y tế cơ sở, y tế dự phòng, củng cố năng lực Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, phát huy sức mạnh của ngành y tế. Quan tâm, chăm lo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của thành phố.
Thủ tướng tin tưởng, phát huy những thành quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế, nhất định năm 2022, TP. HCM và ngành y tế thành phố sẽ đạt được những kết quả, thành tựu lớn hơn nữa, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.
9 chiếc đinh "đóng tội ác" lên đứa trẻ 3 tuổi: Người lớn ơi hôn nhân không phải là một trò đùa, đừng sinh đẻ bằng một lần hứng tình bản năng!
Khi vụ bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết còn khiến bao người phẫn nộ thì lại thêm 1 bé gái 3 tuổi với 9 chiếc đinh găm trong đầu, nghi bị bạo hành, người ta tìm thấy khởi nguồn chung đó là 2 chữ... ly hôn!
Ai là người đã coi một đứa trẻ như khúc gỗ để "đóng đinh"?
Những ngày cuối năm hối hả, khi Tết cận kề thì lại có nhiều câu chuyện đau lòng đến thế. Những đứa trẻ còn quá đỗi ngây thơ sẽ không thể nào phát ngôn trước "tội ác" của người lớn, có khi gián tiếp hay trực tiếp từ những người thân rất thân của mình gây ra.
Bé gái 8 tuổi TP. HCM ở với cha thì bị người tình của chồng bạo hành đến chết tức tưởi. Bé gái 3 tuổi Hà Nội ở với mẹ thì đang trong tình trạng nguy kịch với nhiều thương tích và 9 chiếc đinh găm trong đầu.
"Ai mà ác thế nhỉ?", "Sao làm cha làm mẹ mà để con ra nông nỗi như thế kia?"... căm phẫn với những kẻ thủ ác xuống tay với những đứa trẻ non nớt, người ta lại lần dở đến nguyên nhân bắt đầu. Câu chuyện gia cảnh được đào xới.
Lại ly hôn, cha (mẹ) ở với người tình à?
Điểm chung của những nạn nhân trên đều là những đứa trẻ không có khả năng tự vệ, càng không thể... bỏ chạy vì đó là người thân của mình, gia đình chúng chia đôi vì cha mẹ ly hôn. Các bà mẹ khi thấy bé gái 8 tuổi tử vong vì bị "mẹ kế" đánh chết tức tưởi thì bảo nhau "con mình là của mình không giao cho ai hết". Nhưng vậy bé gái 3 tuổi thì sao? Đứa trẻ đang sống cùng mẹ đó nhưng vẫn bao nhiêu lần nhập viện quá khó giải thích (hôn mê vì thuốc trừ sâu, 3 tháng nhập viện 3 lần) và vì sao đến giờ phải nằm ở đó trong trạng thái nguy kịch (tiên lượng tử vong cao) vì 9 chiếc đinh găm trong đầu? Ai là kẻ đã "đóng đinh" vào đứa trẻ ngây thơ nhỏ bé vô tội? Một đứa trẻ đến mức lỡ ngã người lớn cũng xuýt xoa nâng dậy, vậy cớ sao?
Người ta đặt câu hỏi liệu có phải hôn nhân tan vỡ đã 1 phần làm nên những bi kịch ấy? Liệu có phải việc không đủ bố đủ mẹ trong 1 gia đình làm cho đứa trẻ nhiều hơn những rủi ro? Câu hỏi này đặt ra là cần thiết và không thể phủ nhận nó cũng có một phần nguyên nhân từ hệ lụy của 1 gia đình tan vỡ.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, có bao nhiêu bà mẹ hay ông bố đơn thân đã nuôi con khôn lớn? Bao nhiêu cha mẹ ly hôn đủ văn minh để con dù sống không cùng lúc với cả 2 vẫn đủ đầy và trọn vẹn yêu thương. Nên nếu đổ tất cả cho chuyện ly hôn hẳn nhiên là không công bằng...
Đừng lấy nhau chỉ vì đến tuổi, đừng đẻ con bằng một cơn hứng tình bản năng
Xét lại về cuộc hôn nhân của cha mẹ đứa bé 3 tuổi, từ lời kể ngập ngừng của cha đứa bé và người thân trong gia đình thì họ đến với nhau do mai mối. Lúc kết hôn người vợ còn khá trẻ chỉ mới 17 tuổi, anh chồng được cho là "không bình thường". Chính vì thế, ngay sự việc xảy ra người lên tiếng bức xúc, thương xót cháu gái chính là ông nội, là bác ruột của đứa bé. Còn cha cháu khi được hỏi cũng không nắm rõ được sự tình về những thương tích trước đây cháu từng gặp khi 3 lần nhập viện khó hiểu trong 3 tháng.
Ấy thế nhưng, họ đã có đến 10 năm chung sống, đẻ được đến 3 đứa con cơ mà. Người ta khi đọc đến những điều này chỉ muốn thét lên: Người lớn ơi nếu không có trách nhiệm và nuôi được những đứa trẻ tử tế xin đừng kết hôn, đừng sinh đẻ!
Bác ruột bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành
Người ta vẫn bảo con cái là sợi dây gắn kết 1 cuộc hôn nhân, nhưng người 2 đứa con khỏe mạnh xinh xắn, người 3 đứa con... cuối cùng vẫn đứt gánh. Mà đứt tình nghĩa vợ chồng thôi thì đã là 1 nhẽ, họ còn làm đứt luôn... cả niềm vui trẻ thơ, thậm chí đứt luôn cả mạng sống của chúng.
1 đứa trẻ đã bay lên thiên đàng tìm nơi không có cha, có mẹ của mình. Một đứa trẻ nằm đó với tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, chúng còn chưa đủ tuổi để biết đặt câu hỏi vì sao?
Giá như cha mẹ chúng không ly hôn, giá như cha mẹ chúng thực sự biết làm cha, làm mẹ; giá như họ đừng đẻ, giá như họ đừng kết hôn... thì sẽ không có những oan nghiệt đớn đau thế này.
Một người đàn ông, 1 người phụ nữ độc thân khi chưa trưởng thành họ phải chịu trách nhiệm với chính họ. Nhưng sau khi quyết định có con, họ buộc phải lớn lên, buộc phải là chỗ dựa cho những "cây con" cho đến khi chúng đủ trưởng thành. Người mang sự sống cho chúng, không có nghĩa là có quyền tước đoạt mạng sống của chúng.
Vì thế, trước khi có kết luận cuối cùng ai là người gây ra tội ác này, ai là người khiến đứa nhỏ vô tội tính mạng treo trên sợi tóc, thì người lớn ơi đừng bắt đầu 1 cuộc hôn nhân bằng sự vô tâm, đừng sinh ra những đứa trẻ chỉ bằng bản năng... Đến khi nào đủ yêu hãy cưới, đủ thấy mình có thể bảo vệ cho con hãy sinh đẻ, được không?
Vì con là máu, là thịt, là một trái tim non nớt để được yêu thương vỗ về
Đứa trẻ không được chọn cách chúng sinh ra nhưng chúng phải được quyền sống, quyền làm 1 con người đúng nghĩa.
Vụ bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành rúng động thời gian gần đây
Búp bê, thú cưng còn được những em bé nâng niu, yêu thương. Vậy cớ gì những đứa trẻ vô tội phải trả giá cho những tình yêu lầm lỗi, những hờn ghen, sân si, buông thả, thiếu hiểu biết và sự ác độc của những con người "có lớn mà không có khôn"?
Người lớn ơi, đừng lấy nhau vì đến tuổi phải cưới, đừng đẻ con chỉ vì "1 lần thăng hoa" rồi bắt những đứa trẻ hứng tội thay cho mình.
Cha mẹ ơi, đừng thử thách mạng sống của con bằng khúc gỗ. Con càng không phải là khúc gỗ để đóng những chiếc đinh vô tình...
Con chỉ là con thôi, là máu, là thịt, là 1 trái tim thơ bé cần được yêu thương, vỗ về!
TP HCM chính thức mở cửa đón du khách Trong lộ trình phục hồi du lịch, TP HCM xác định thị trường nội địa giữ vai trò chủ lực và sẽ chủ động kết nối các tỉnh, thành để phát triển tuyến, điểm an toàn liên vùng UBND TP HCM vừa chính thức ban hành "Kế hoạch phục hồi ngành du lịch trên địa bàn trong điều kiện thích ứng an toàn...