Thủ tướng Pháp từ chức
Thủ tướng Edouard Philippe và nội các của ông đệ đơn từ chức hôm nay và được Tổng thống Emmanuel Macron chấp thuận, chính phủ Pháp cho biết.
Lý do từ chức không được đề cập trong thông báo ngắn của chính phủ. Tuy nhiên, việc cải tổ nội các đã được nhiều người dự đoán trước, sau khi Tổng thống Macron tuyên bố sẽ vạch ra một lộ trình mới cho hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của ông.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tới một cuộc họp tại Điện Elysee, Paris, hôm 29/6. Ảnh: Reuters.
Điện Elysee cho hay nội các của ông Philippe sẽ tiếp tục xử lý “các vấn đề hàng ngày” của chính phủ cho đến khi nội các mới được bổ nhiệm. Trong các cuộc cải tổ chính phủ tại Pháp, thủ tướng thường đệ đơn từ chức trước khi nội các mới được bổ nhiệm, nhưng vẫn có thể được chọn lại vào vị trí cũ.
Video đang HOT
Trái ngược với Macron, mức tín nhiệm đối với Philippe trong công chúng Pháp những tuần gần đây tăng lên. Một khảo sát gần đây cho thấy 57% người dân muốn Philippe tiếp tục giữ chức thủ tướng. Hôm 28/6, ông cũng tái đắc cử chức thị trưởng thành phố cảng Le Havre phía bắc.
Macron cũng ca ngợi mối quan hệ giữa ông với Philippe, đồng thời đánh giá Philippe đã làm việc một cách “xuất sắc” với tư cách lãnh đạo của chính phủ. Tổng thống Pháp cho biết sẽ có một “nhóm mới” lãnh đạo quá trình tái thiết đất nước, nhưng không tiết lộ cái tên cụ thể nào.
Macron bổ nhiệm Philippe vào vị trí thủ tướng ngay sau khi đắc cử tổng thống hồi tháng 5/2017. Philippe xuất thân từ phe cấp tiến của đảng Những người Cộng hòa theo xu hướng trung hữu. Việc bổ nhiệm Philippe được cho là nhân tố quan trọng giúp Macron giành được sự ủng hộ từ những người theo xu hướng này, dẫn tới chiến thắng áp đảo của đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM) cầm quyền tại quốc hội hồi năm 2017.
Động thái cải tổ chính phủ được Macron đưa ra sau khi đảng LREM của ông không giành được bất cứ chiến thắng quan trọng nào trong vòng bầu cử thứ hai tại các thành phố hôm 28/6. Kết quả bầu cử cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho đảng Xanh, cũng như khó khăn của Macron trong việc lấy lòng các cử tri cánh tả.
Các cố vấn thân cận của Macron cho biết Tổng thống Pháp muốn chứng minh năng lực của bản thân khi bước sang nửa sau của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, ông đang đối mặt hàng loạt thách thức, sau khi Covid-19 khiến gần 30.000 người chết tại Pháp và nền kinh tế sa sút, dẫn tới quan điểm của các cử tri thay đổi.
Tình hình y tế được cải thiện, Pháp tiếp tục dỡ bỏ nhiều hạn chế
Chính phủ Pháp vừa thông báo, các biện pháp sẽ áp dụng cho giai đoạn 2 của quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, bắt đầu từ ngày 2/6 tới.
Trong cuộc họp báo quan trọng, được chờ đợi, diễn ra vào chiều ngày 28/5, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đánh giá, tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đã có nhiều cải thiện trong giai đoạn 1 của quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc. Hầu hết các vùng trên lãnh thổ Pháp đã chứng kiến tình hình dịch bệnh được kiểm soát và được thể hiện bằng màu xanh trên bản đồ dịch bệnh, một bản đồ mà nước Pháp thiết lập từ cuối tháng 4 vừa qua.
Tính đến ngày 28/5, chỉ còn khu vực thủ đô Paris và các tỉnh lân cận (vùng Ile-de-France) cùng 2 vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp là Mayotte và Guyane còn chứng kiến tình hình dịch tương đối phức tạp. Các vùng này được thể hiện bằng màu da cam trên bản đồ dịch bệnh. Ngay tại các khu vực này, tình hình y tế cũng được cải thiện nhiều so với giai đoạn phong tỏa toàn quốc.
Một người dân vẫy Quốc kỳ Pháp tại Saint-Mande hôm 5/5. Ảnh: Reuters
Tại buổi họp báo, Thủ tướng Pháp đã thông báo các biện pháp sẽ được triển khai trong giai đoạn 2 của quá trình dỡ phong tỏa, kéo dài từ ngày 2/6 - 22/6. Trong đó, vấn đề được quan tâm đặc biệt là việc khôi phục hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn toàn quốc.
Thủ tướng Pháp nhấn mạnh: "Căn cứ vào sự vận động của cuộc khủng hoảng y tế, kể từ ngày 2/6, các nhà hàng, quán ba, cà phê sẽ được mở cửa trở lại ở tất cả các tỉnh. Tuy nhiên, tại các khu vực vẫn còn thể hiện bằng màu da cam, nơi còn cần cảnh giác đặc biệt, các cửa hàng này phải áp dụng các biện pháp hạn chế tạm thời. Những người muốn ăn trưa hoặc ăn tối cùng nhau, có thể ngồi cùng bàn nhưng với số lượng tối đa 10 người. Khoảng cách giữa các bàn của mỗi nhóm phải đảm bảo ít nhất là 1 mét".
Từ ngày 2/6, người dân Pháp có thể đi du lịch tự do trong nước do không còn bị hạn chế di chuyển trong phạm vi 100 km từ nơi cư trú. Tuy nhiên, người di chuyển giữa nước Pháp với các vùng lãnh thổ hải ngoại của nước này sẽ tiếp tục phải kiểm tra y tế và cách ly khi cần thiết. Các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ sẽ được mở cửa trở lại trên toàn quốc, trừ khu vực Paris và các tỉnh lân cận, cũng như tại Mayotte và Guyane. Hoạt động du lịch tại các khu vực này dự kiến sẽ trở lại bình thường sau ngày 22/6.
Tạm thời, việc di chuyển ra ngoài biên giới Pháp, sang các nước châu Âu khác là chưa được phép, còn đợi quyết định chung của các nước châu Âu vào ngày 15/6. Vấn đề mở cửa trở lại biên giới giữa Liên minh châu Âu, không gian Schengen với thế giới tiếp tục được thảo luận ở cấp độ châu Âu và quyết định sẽ sớm được đưa ra.
Trong giai đoạn 2, để tiếp tục cuộc chiến chống dịch Covid-19, nước Pháp sẽ triển khai một ứng dụng trên điện thoại di động (StopCovid) nhằm theo dấu người nhiễm virus SARS-CoV-2, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cho người dân. Đây là phần mềm miễn phí, được cài đặt trên tinh thần tự nguyện và hoạt động dưới chế độ ẩn danh giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dân.
Bên cạnh đó, sau ngày 2/6, toàn bộ các cơ sở giáo dục từ nhà trẻ, đến cấp trung học cơ sở trên toàn nước Pháp sẽ mở cửa trở lại. Một số trường trung học phổ thông ở các vùng có dịch bệnh đã được kiểm soát cũng sẽ mở cửa. Tuy nhiên, các trường đại học tiếp tục đóng cửa đến tháng 9 tới./.
Pháp cam kết hỗ trợ hơn 19 tỷ USD cho ngành du lịch Trong gói biện pháp có kế hoạch cung cấp các khoản tín dụng được bảo lãnh có tổng trị giá 6,2 tỷ euro cho 50.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Pháp. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN) Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 14/5 đã công bố một gói biện pháp...