Thủ tướng Pháp kêu gọi cắt giảm thuế để đối phó với làn sóng biểu tình
Chính phủ Pháp cần thực thi các biện pháp cắt giảm thuế táo bạo là lời kêu gọi của Thủ tướng Edouard Philippe đưa ra ngày 8/4, sau khi các cuộc tranh luận được tiến hành trên cả nước trong bối cảnh làn sóng biểu tình của phong trào “Áo vàng” làm chao đảo chính quyền trong nhiều tuần qua.
Người biểu tình “Áo vàng” tập trung tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Phát biểu tại sự kiện công bố những kết quả đầu tiên của các cuộc tranh luận toàn quốc được khởi động hồi tháng 1, Thủ tướng Philippe cho biết người dân Pháp đã bày tỏ sự bất bình về gánh nặng thuế. Ông Philippe nêu rõ: “Các cuộc tranh luận cho thấy rất rõ ràng con đường mà chúng ta phải đi. Chúng ta cần phải giảm các loại thuế, và thực hiện việc này nhanh hơn”.
Ngoài vấn đề thuế, Thủ tướng Philippe cho biết có nhiều vấn đề khác nổi lên trong các cuộc tranh luận. Cụ thể, người dân Pháp muốn có tiếng nói trực tiếp hơn trong vấn đề điều hành đất nước và hành động chống biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình của lực lượng “Áo vàng” bùng phát vào trung tuần tháng 11/2018, ban đầu với mục đích là phản đối tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đó đã biến thành làn sóng phản đối các chính sách của Tổng thống Macron. Ông Macron lên nắm quyền điều hành nước Pháp hồi tháng 5/2017 với cam kết thực hiện các biện pháp cải cách có lợi cho doanh nghiệp cũng như đã chú trọng cắt giảm thuế đối với các công ty và người lao động có thu nhập cao trong nỗ lực tăng đầu tư và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Dự kiến, Tổng thống Macron sẽ công bố các chính sách mới trong bài diễn văn vào giữa tháng này.
Cuộc tranh luận toàn quốc được tiến hành nhằm xoa dịu sự bất bình của dư luận, với 10.000 cuộc tiếp xúc diễn ra ở các khu vực cộng đồng trên khắp nước Pháp và khoảng 2 triệu ý kiến đóng góp qua mạng. Tổng thời gian mà Tổng thống Macron tham gia các cuộc tiếp xúc ở địa phương là gần 100 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, nhiều người biểu tình “Áo vàng” cho rằng các cuộc tranh luận trên chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận. Theo kết quả khảo sát của Delabre công bố ngày 4/4 vừa qua, 68% số người tham gia khảo sát cho biết họ không nghĩ rằng các cuộc tranh luận này xem xét tới quan điểm của người dân, trong khi 79% không tin rằng các cuộc tranh luận có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại ở nước này. Trước khi kết quả của các cuộc tranh luận này được công bố, cuối tuần qua, hàng nghìn người biểu tình “Áo vàng” tiếp tục xuống đường bày tỏ phản đối các chính sách của Chính phủ Pháp. Đây là tuần thứ 21 liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Pháp là nước có mức thuế cao nhất trong số các quốc gia phát triển.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Chính phủ Pháp kêu gọi ngừng biểu tình 'Áo vàng' sau vụ tấn công ở Strasbourg
Chính phủ Pháp ngày 13/12 kêu gọi người biểu tình "Áo vàng" ngừng mọi cuộc tụ tập cuối tuần này, với lý do các lực lượng an ninh đang rất căng thẳng do tình trạng báo động cao sau vụ nổ súng tại khu chợ Giáng sinh ở Strasbourg.
Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ xả súng ở Strasbourg, Pháp ngày 11/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN
Phát biểu trên kênh truyền hình CNews, người phát ngôn Chính phủ Pháp Benjamin Griveaux cho biết chính phủ không cấm các cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào thứ Bảy tới, nhưng người biểu tình nên "hiểu lẽ phải" sau khi Tổng thống Emmanuel Macron đã đưa ra một loạt biện pháp trợ giúp tài chính. Ông nói thêm: "Sau cuộc tấn công tại Strasbourg, sẽ tốt hơn nếu mọi người trở lại làm ăn yên bình trước khi bắt đầu kỳ nghỉ lễ cuối năm với gia đình mình, thay vì biểu bình và khiến lực lượng an ninh lại phải tiếp tục làm việc".
Ngày 8/12 vừa qua, gần 90.000 cảnh sát cùng hàng chục xe bọc thép đã được triển khai trên cả nước. Các cuộc biểu tình đã buộc các cửa hàng, cửa hiệu, viện bảo tàng và công trình lịch sử phải đóng cửa, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Người biểu tình đã phá vỡ cửa kính, cướp phá các cửa hàng và phóng hỏa hàng chục xe ô tô ở nhiều nơi trong thủ đô Paris.
Sau 3 tuần diễn ra biểu tình, Tổng thống Macron đã đưa ra một loạt biện pháp, bao gồm tăng lương tối thiểu (SMIC), không đánh thuế tiền làm thêm giờ và các khoản tiền thưởng cuối năm cho người lao động, giảm thuế cho người về hưu có thu nhập ít hơn 2.000/tháng... Tuy nhiên, một số người vẫn cho rằng nhượng bộ như vậy là chưa đủ và tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình tại Paris vào cuối tuần này.
Bích Liên (TTXVN)
Theo Tintuc
Cảnh sát Pháp cấm biểu tình "Áo vàng" tại Đại lộ Champs-Elysees Người biểu tình cũng sẽ bị ngăn xuống đường tại khu vực xung quanh Khải Hoàn Môn, phía đầu của Đại lộ Champs-Elysees, cũng như những khu vực lân cận trong đó có Điện Elysees và Quốc hội. Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 22/3, cảnh sát Paris tuyên bố không có cuộc biểu...