Thủ tướng: “Những người có nguy cơ cao tiêm vaccine Covid-19 trước”
Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày hôm 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí.
Sáng 24/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ theo hình thức trực tuyến về phòng, chống COVID-19, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại các đầu cầu.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày hôm nay 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí. Theo đó, ưu tiên tiêm trước cho nhân viên y tế tại cơ sở điều trị, cơ sở xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly; lực lượng truy vết khoanh vùng dập dịch tại vùng có dịch; lực lượng phòng chống dịch tự nguyện.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương ngành y tế, các lực lượng chức năng, các địa phương nỗ lực trong phòng chống dịch, đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân đã có nhiều hành động nhân văn hỗ trợ, đồng hành với các y bác sĩ và người dân vùng dịch gặp khó khăn.
Thủ tướng đánh giá cao Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương đã xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm quy định phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương có vaccine phục vụ người dân và đã có lô vaccine đầu tiên về Việt Nam. Các lô vaccine tiếp theo sẽ tiếp tục về Việt Nam.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng chỉ đạo ngành y tế phải thần tốc, mạnh mẽ, kịp thời quyết liệt để tiêm vaccine cho các đối tượng. Tuy nhiên, có vaccine không có nghĩa là chủ quan mà chiến lược của chúng ta là vaccine 5K, trong đó trước hết là đeo khẩu trang.
“Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Y tế, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Chính trị đã có ý kiến, Thủ tướng giao cho Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ dự thảo một Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí. Chiến lược là 100 triệu dân được tiêm vaccine, nhưng không thể cùng lúc tiêm cho 100 triệu dân và cũng không đủ vaccine ngay một lúc để tiêm. Đó là thứ tự ưu tiên cho nhân viên y tế tại cơ sở điều trị, cơ sở xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly; lực lượng truy vết khoanh vùng dập dịch tại vùng có dịch; lực lượng phòng chống dịch tự nguyện. Các đối tượng khác sẽ theo Nghị quyết của Chính phủ. Một nguyên tắc rất quan trọng là đối tượng có nguy cơ cao trước, nguy cơ thấp sau; vùng có dịch tiêm trước, vùng không có dịch tiêm sau”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế là đầu mối tiếp nhận các kênh có vaccine để có nhiều loại vaccine phù hợp với điều kiện của Việt Nam, giá cả hợp lý, thông tin minh bạch, nhanh chóng tiêm vaccine cho các đối tượng Thủ tướng đã nêu. Thủ tướng đồng ý với đề xuất của một số địa phương như Hải Phòng, Hà Nội theo phương châm xã hội hóa.
Video đang HOT
Cùng với việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, bộ Y tế và cơ quan liên quan phối hợp ban hành ngay quy trình tiêu thụ hàng hóa nông sản của vùng có dịch, đảm bảo an toàn, không ngăn sông cấm chợ. Các địa phương phải chủ động trong công tác phòng, chống dịch theo phân cấp và theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng và Chính phủ không quyết định thay các địa phương.
Trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng đồng ý để các địa phương, nhất là khu vực có cảng như Hải Phòng, đảm bảo lưu thông hàng hóa bình thường, biện pháp thông thoáng, không ngăn sông cấm chợ, nhưng phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh việc sản xuất an toàn, không chủ quan, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tiếp tục có các biện pháp cho học sinh học tập bằng cách thức phù hợp. Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế và UBND các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly, thực hiện nghiêm quy định cách ly tập trung, không để lây nhiễm trong các khu cách ly tập trung. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm soát khu vực biên giới, đường bộ, đường thủy, không để nhập cảnh trái phép dẫn đến nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng. Các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước theo quy định, Bộ Ngoại giao xem xét đề xuất.
Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng chuẩn bị một số khu vực giao dịch an toàn như kinh nghiệm của Singapore, nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay.
Tinh thần là chủ động, không được coi thường, buông lỏng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch.
Năng lực cách ly, điều trị có đủ đáp ứng cho chống dịch Covid-19?
Các khu cách ly hiện nay đã hoạt động gần hết công suất, thành phố đang lên phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị phục vụ công tác chống dịch sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát.
Khu vực cách ly tại Bệnh viện Dã chiến chống dịch Covid-19 đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, TPHCM
Sáng 9/2 BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết: "Hiện nay, các khu cách ly của thành phố gồm 3 loại gồm khu cách ly tập trung của quân đội hiện có 2 khu. Một là khu C Củ Chi sức chứa khoảng 200 người và khu Trung đoàn 10 Nhà Bè sức chứa khoảng 70 người. Phía thành phố có khu cách ly của Bệnh viện Quận 7 khoảng 67 giường. Ngoài ra, mỗi quận huyện có một khu cách ly tập trung, tổng số gần 1.100 giường".
Việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang được đẩy mạnh (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo BS Trí Dũng: "Hiện các khu cách ly của thành phố gần như đã đầy vì trước khi có đợt dịch, thành phố đã cách ly tập trung những trường hợp đi về từ các quốc gia và tỉnh thành khác, trong đó có sân bay Vân Đồn hoặc Chí Linh. Nhóm người cách ly đến từ các khu vực trên đã đủ 14 ngày hoặc hơn 14 ngày nhưng hiện nay thành phố còn lấn cấn trong việc quyết định thời gian cách ly là 14 ngày hay 21 ngày".
Các khu cách ly của thành phố hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất (ảnh: Phạm Nguyễn)
Mặc dù Bộ Y tế đã có văn bản dự thảo về việc những trường hợp đến từ Chí Linh, Hải Dương mới cách ly 21 ngày còn những trường hợp khác là 14 ngày. Tuy nhiên đến nay chưa có chỉ đạo chính thức của Bộ nên ngành y tế thành phố đang chờ quyết định để có hướng xử lý phù hợp nhằm giải phóng lượng người đã hết thời gian cách ly 14 ngày tăng thêm sức chứa cho các khu cách ly phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, thành phố đang mở thêm các điểm cách ly tập trung khác tại Cần Giờ, học viện hành chính quốc gia tại Thành phố Thủ Đức và một số quận huyện khác.
Mọi người, mọi lứa tuổi cần chủ động phương án 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế: "Khu cách ly trong quân đội số thống kê chính xác là 940 giường, ở quận huyện 1.339 giường đang cố gắng tăng công suất lên 2.400 giường và cách ly tại khách sạn cho chuyên gia. Tuy nhiên, những trường hợp cần thiết ngành Y tế sẽ sử dụng khu cách ly tại các khách sạn, hệ thống khách sạn đã đăng ký và được thẩm định đủ điều kiện cách ly hiện có sức chứa 2.591 người".
Thành phố đang lên kế hoạch sẵn sàng cho phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị vào hoạt động
Sáng nay, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động mở rộng khu cách ly tại huyện Cần Giờ trước đây là Bệnh viện huyện Cần Giờ, tại đây có sức chứa khoảng 300 giường. Bên cạnh đó một số khu ký túc xá của các trường đại học, ký túc xá Đại học Quốc gia cũng sẽ được đưa vào hoạt động làm khu cách ly với quy mô hàng chục nghìn giường. Sở Y tế thành phố đã dự trù cho những tình huống dịch Covid-19 diễn biến theo chiều hướng xấu nhất vẫn có thể đáp ứng được việc cách ly.
Về điều trị, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết: "Sở Y tế đã kích hoạt hệ thống điều trị trên toàn thành phố. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã sẵn sàng 40 giường phục vụ cho điều trị các ca bệnh nặng và hồi sức Tích cực. Đây cũng là nơi tiếp nhận, điều trị các ca bệnh nặng, hội chẩn với các bệnh viện đầu ngành của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, bệnh viện Dã chiến Củ Chi 300 giường thành lập từ đầu mùa dịch đang điều trị cho bệnh nhân từ khi đưa vào hoạt động đến nay.
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định thành phố đang chủ động các phương án sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bùng phát
Đối với nhóm bệnh nhi, ngành Y tế sẽ chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, tại đây có một khu riêng được xây dựng mới với 50 giường hoàn toàn tách biệt với những khu vực khám và điều trị chuyên môn khác. Bên cạnh đó, Bệnh viện Cần Giờ được xây mới 300 giường sẽ được sử dụng để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đã tái khởi động tối 8/2. Các phương án đáp ứng trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến cũng đã được ngành y tế thành phố sẵn sàng đáp ứng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng đã làm việc xuyên đêm để truy vết, khoanh vùng dập dịch (ảnh: Phạm Nguyễn)
Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, thành phố hiện còn một bệnh viện đã xây dựng mới nhưng chưa sử dụng tới là Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 tại Thành phố Thủ Đức. Bệnh viện có sức chứa 1.000 giường điều trị nội trú đã được kích hoạt từ tuần trước khi có sự gia tăng các ca bệnh ở sân bay, mọi phương án tiếp nhận bệnh nhân đã được lên phương án.
Tặng 10.000 bộ quần áo bảo hộ phòng, chống dịch cho cơ sở y tế Hải Phòng Công tác phòng chống dịch COVID -19 tại thành phố Hải Phòng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các trang bị phục vụ công tác phòng chống dịch. Vì vậy, 10.000 bộ quần áo bảo hộ y tế được trao tặng có ý nghĩa thiết thực đối với lực lượng phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. Trưởng ban Tuyên...