Thủ tướng Nhật Bản bảo vệ việc phát triển điện hạt nhân
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 10.3 nói Nhật “không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân” trong bài phát biểu trước thềm kỷ niệm lần 5 thảm họa hạt nhân Fukushima.
Đoàn nhà báo tại khu vực tồn trữ nước thải phóng xạ của nhà máy điện Fukushima Daiichi ngày 10.2.2016. Nơi đây bị tàn phá do động đất đến 9 độ Richter tạo ra sóng thần ngày 11.3.2011, khiến nhà máy bị rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng – Ảnh: Reuters
Vào ngày 11.3.2011, trận động đất 9 độ Richter ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Nhật Bản gây ra đợt sóng thần ập vào bờ, khiến 18.500 người thiệt mạng hoặc mất tích, theo AFP.
Sóng thần cũng đã gây ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl, khi lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ phóng xạ.
Video đang HOT
“Đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân để đảm bảo ổn định nguồn cung cấp năng lượng”, ông Abe nói trong buổi họp báo ngày 10.3.
Sau thảm họa ngày 11.3.2011, các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã bị ngừng hoạt động. Chính phủ ông Abe sau đó đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn hạt nhân mới và một số lò phản ứng đạt tiêu chuẩn đã được tái khởi động. Nhưng vẫn còn nhiều người dân và quan chức Nhật Bản phản đối việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân.
Ông Abe nhấn mạnh an toàn hạt nhân là “ưu tiên hàng đầu của chính phủ”, và chính phủ của ông sẽ không thay đổi chính sách cho phép khởi động những lò phản ứng hạt nhân đạt tiêu chuẩn an toàn mới.
“Điều quan trọng nhất là khôi phục niềm tin của người dân”, Thủ tướng Abe cho hay, đồng thời nói chính phủ sẽ nỗ lực cắt giảm “sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân”.
Nhật Bản sẽ tổ chức lễ kỷ niệm thảm họa động đất – sóng thần năm 2011 lần thứ 5 vào ngày mai 11.3, với sự tham dự của Thủ tướng Abe và Nhật hoàng cùng các quan chức cấp cao Nhật Bản, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhà máy điện hạt nhân bốc cháy nghi ngút tại Nam Carolina, Mỹ
Hôm 6-3, một nhà máy điện hạt nhân lớn ở Nam Carolina, Mỹ đã bốc cháy nghi ngút khiến một lò phản ứng bị đóng cửa. Rất may ngọn lửa đã nhanh chóng được dập tắt, không có thương vong nào xảy ra, hay chất phóng xạ bị rò rỉ.
Vụ việc đã khiến 1 lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động
Theo các quan chức Mỹ, một trong số ba lò phản ứng hạt nhân được đặt trên hồ Keowee, ở Nam Carolina, Mỹ đã bị đóng cửa sau khi vụ nổ xảy ra vào khoảng 3:30. Ban đầu, vụ việc được nhận định là "sự kiện bình thường" nhưng sau đó đã rơi vào trạng thái "báo động". Tuy nhiên, mọi việc đã được xử lý kịp thời, không có chất phóng xạ nào thoát ra ngoài.
Nhà máy điện hạt nhân bốc cháy trong nửa giờ, khói đen bốc cao nghi ngút
Nhân viên nhà máy đã không được sơ tán, các quan chức nhà máy cho rằng, không có bất kỳ nguy hiểm nào xảy ra với các lò phản ứng hạt nhân khác, lò số 2 và số 3 vẫn hoạt động bình thường, cung cấp điện cho các khu vực xung quanh.
Phó giám đốc nhà máy, Scott Batson cho biết: "Đám cháy đã được dập tắt trong thời gian ngắn nên không có bất kỳ phóng xạ hoặc nguy hiểm nào đối với sự an toàn của cộng đồng. Hiện tại nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra, làm rõ".
Theo ANTD
Hàn Quốc: Một lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động do gặp sự cố Một lò phản ứng hạt nhân tại khu tổ hợp hạt nhân ở phía Tây Nam Hàn Quốc đã phải ngừng hoạt động trong ngày 27/2 do gặp sự cố về kỹ thuật. Ông Min Sung-mok, thuộc Công ty Thủy điện và điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP) cho biết, lò phản ứng Hanbit 1 với công suất 950.000 KW đã phải dừng...