Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giáo sư Đại học Harvard
Chiều 10.1, tiếp GS. Thomas Vallely, Đại học Harvard (Hoa Kỳ) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn xây dựng Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) thành trường đại học kiểu mẫu.
Trao đổi với GS. Thomas Vallely, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn có nhu cầu tăng cường hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ, quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới, trong bối cảnh triển khai 3 đột phá để phát triển nhanh, bền vững, trong đó có việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tiếp GS. Thomas Vallely, Đại học Harvard (Hoa Kỳ) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn xây dựng Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) thành trường đại học kiểu mẫu.
Về phần mình, GS. Thomas Vallely cho biết, ý tưởng thành lập FUV bắt nguồn từ mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và nêu rõ nỗ lực phát triển FUV tập trung vào 3 nội dung: Thiết lập cơ chế quản trị, bộ máy theo mô hình hiện đại nhất cho một trường đại học hàng đầu thế giới; mô hình tài chính phù hợp để huy động đủ nguồn lực cho trường; thiết kế cơ sở vật chất cho trường với quy mô hiện đại.
“Thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều tiến bộ trong lộ trình xây dựng trường trong cả 3 lĩnh vực”, GS. Thomas Vallely nói và kiến nghị: Trường cần cơ chế hoạt động có tính chất đặc thù để tự chủ hoạt động.
Ông cũng bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã giúp triển khai FUV. Thông qua trao đổi với các cấp lãnh đạo Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã giải quyết nhiều vấn đề và mong muốn FUV sớm có giấy phép, cơ chế để đi vào hoạt động.
Kể về câu chuyện của một thanh niên Việt Nam 30 tuổi đang làm việc cho Tập đoàn Google có mong muốn kết nối các nhà khoa học Việt Nam trên toàn cầu để đóng góp cho quê hương, GS. Thomas Vallely cho biết, các chương trình của FUV sẽ kết nối với Thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ, các doanh nhân, nhà khoa học Việt Nam ở Hoa Kỳ, thông qua đó tiếp thu những tri thức hàng đầu của thế giới.
Video đang HOT
Ông cũng cho biết, dư luận Hoa Kỳ đánh giá cao cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa qua, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
“Chính giới Hoa Kỳ nói nhiều về sự thành công của cuộc điện đàm giữa Thủ tướng với ông Donald Trump”, GS. Thomas Vallely nói và cho biết, từ khi đắc cử Tổng thống, ông Donald Trump chỉ điện đàm với một số ít nhà lãnh đạo trên thế giới.
Ghi nhận ý kiến của GS. Thomas Vallely, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam ủng hộ tự chủ đại học theo thông lệ quốc tế.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị hai bên cần nỗ lực, dồn sức để xây dựng cơ sở vật chất của FUV xứng tầm; những giáo sư, giảng viên của trường phải là những người xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, đưa FUV tương lai trở thành trường đại học kiểu mẫu, tạo ra những nhà khởi nghiệp. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực, hỗ trợ để trường đi vào hoạt động.
GS. Thomas Vallely hoan nghênh chương trình hành động Chính phủ Việt Nam theo hướng thúc đẩy khởi nghiệp và cho biết, các chương trình của FUV sẽ nhấn mạnh vào phát triển khởi nghiệp.
Theo Danviet
Học bổng du học Mỹ và những gáo nước lạnh
Trần Thị Diệu Liên - nữ sinh chinh phục học bổng toàn phần trị giá hơn 300.000 USD của Đại học Harvard, Mỹ - chia sẻ kinh nghiệm du học.
Nhiều người vẽ nên viễn cảnh với hương vị ngọt ngào khi du học hay ngày càng nhiều câu chuyện diệu kỳ về những suất học bổng "khủng", mình sẽ kể cho các bạn nghe một số gáo nước lạnh - những sự thật mình nhận ra - về việc nộp đơn xin học bổng du học.
Mình sẽ tập trung du học Mỹ nhưng các bạn trẻ có thể liên hệ với những con đường đến nước khác.
Sinh viên Đại học Harvard, Mỹ. Ảnh: Harvard.edu.
Học bổng toàn phần vẫn không đủ
Điều này sẽ đúng nếu bạn không thể lo được tiền ăn ở (10.000 - 20.000 USD/năm). Mình không biết trước đây thế nào, nhưng hiện nay các trường ít cấp "Full scholarship" cho học sinh khó khăn.
Ngay cả khi có thêm gói Room & Boards (ăn ở, sách vở), bạn vẫn phải lo một số chi phí khác như tiền bảo hiểm.
Một ví dụ là có trường cấp cho mình toàn phần học phí và chi phí ăn ở, sách vở nhưng sau đó vẫn phải đắp thêm hỗ trợ tài chính để mình có thể chi trả được. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu may mắn nhận được học bổng toàn phần mà trường không trả hết các khoản phí.
Học bổng bao "trọn gói" được gọi là "Full-ride scholarship", nếu bạn cần từ khóa để tìm kiếm. "Gáo nước" này chỉ lạnh khi ứng viên nhắm mỗi học bổng chứ không tìm hiểu các dạng hỗ trợ tài chính khác, một khái niệm khá lạ nếu chưa biết rõ về du học Mỹ.
Hỗ trợ tài chính là bước đệm cho bạn vượt qua khó khăn về kinh tế để thực hiện ước mơ đó.
Trần Thị Diệu Liên - cô gái Việt nhận học bổng toàn phần Đại học Harvard. Ảnh: VietAbroader.
Cạnh tranh với con nhà giàu
Bạn sẽ phải cạnh tranh với "con nhà người ta" chính hiệu để giành suất hỗ trợ tài chính lớn. Đó thường là những người hoạt động ngoại khóa nhiệt tình, giỏi "cầm, kỳ, thi, họa" và nhà có điều kiện.
Tuyển sinh đại học ở Mỹ, nếu hai người cùng được đánh giá như nhau, trường sẽ hướng tới sinh viên không đòi hỏi phải hỗ trợ chi phí. Những người như thế rất nhiều.
Dù ứng viên giỏi, các trường vẫn phải ngậm ngùi từ chối vì có nhận cũng không thể cấp đủ tiền và số tiền đó có thể đầu tư cho 100 người khác (không bằng nhưng cũng ngang ngửa bạn).
Các trường có quỹ hỗ trợ lớn thường là đại học nổi tiếng và cạnh tranh khốc liệt.
Bị 'phân biệt đối xử' vì là học sinh quốc tế
Cùng chất lượng đào tạo, trường công lập ở Mỹ có chi phí thấp hơn trường tư thục. Điều đó thường chỉ đúng khi bạn được đóng theo học phí trong bang, nghĩa là công dân của bang đó. Trường không được phép cho học sinh quốc tế gói hỗ trợ tài chính vì họ dùng tiền thuế của nhà nước (nên học phí rẻ hơn).
Một phao cứu sinh khác là chính sách hỗ trợ tài chính theo yêu cầu của sinh viên (trường không quan tâm tài chính của bạn khi đọc hồ sơ). Phần lớn đại học ở Mỹ chỉ hỗ trợ cho học sinh quốc tịch Mỹ, rất hạn chế với học sinh quốc tế (nên tính cạnh tranh rất cao).
Theo Zing
Harvard, bốn rưỡi sáng Đây là bài văn đáng để cả tỷ người trên thế giới đọc đi đọc lại và cảm nhận sâu sắc. Tôi đã đọc ít nhất 100 lần. Tôi tin rằng bạn càng đọc càng thu nhặt được nhiều điều lớn lao. Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh...