Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các địa phương ĐBSCL về phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông
Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông và sản xuất vụ đông xuân năm 2019 – 2020.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 điểm sạt lở bờ biển, bờ sông; trong đó, 52 điểm sạt lở bờ biển, 512 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 834 km. Đánh giá về sạt lở bờ biển, trước năm 2010, diễn biến của sạt lở nói chung là ổn định, không gia tăng quá mức. Nhưng từ năm 2010 trở đi, sạt lở diễn biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn, uy hiếp tính mạng và tài sản nhân dân. Trung bình mỗi năm sạt lở làm mất khoảng 300 ha đất, rừng ngập mặn ven biển. Hiện có 43 điểm sạt lở được đánh giá là rất nguy hiểm, tổng chiều dài 160 km. Về tình hình sạt lở bờ sông, hiện có 59 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, tổng chiều dài 103 km.
Về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 – 2020, Bộ NN-PTNT đưa ra dự báo sẽ xảy ra sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Hạn, mặn sẽ ảnh hưởng khoảng 100 nghìn héc-ta lúa vụ đông xuân 2019 – 2020 tại các địa phương như: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu. Cùng với đó, khoảng 50 nghìn hộ dân tại các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ thiếu nước sinh hoạt. Vụ đông xuân tới, ĐBSCL sẽ chỉ gieo sạ khoảng 1,55 triệu héc-ta lúa, giảm 50 nghìn héc-ta so vụ trước. Diện tích lúa giảm này sẽ chuyển đổi những diện tích chân cao sang cây trồng cạn, diện tích thấp sẽ tăng cường phương thức lúa tôm. Bộ NN-PTNT kiến nghị Bộ Tài chính chủ động mua dự trữ 200 nghìn tấn gạo từ tháng 3-2020 và 100 nghìn tấn vào tháng 6-2020 để bảo đảm kế hoạch dự trữ và ổn định giá lúa gạo tại các địa phương khu vực ĐBSCL.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ và đồng hành với sự phát triển của khu vực ĐBSCL. Trong 10 năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, bố trí các nguồn lực ưu tiên cho sự phát triển khu vực này. Tuy nhiên, tình hình sạt lở đang xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng lớn sự phát triển, gây lo lắng trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng.
Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng đề nghị các địa phương trong vùng đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, trong đó xóa bỏ, khắc phục những thói quen sinh hoạt, đời sống và canh tác dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Theo Thủ tướng, cần tiến hành đánh giá tổng thể căn cơ trên cơ sở quy hoạch lại khu vực ĐBSCL, từ đó, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xử lý tình trạng sạt lở chặt chẽ, hiệu quả hơn; tránh tình trạng “làm trước, hỏng sau”, không phát triển bền vững. Đi liền với đó là giảm thiểu khai thác cát ở các dòng sông; chủ động phân bổ quy hoạch dân cư và làm tốt công tác dự báo. Đặc biệt, cần chú trọng ứng dụng nhiều biện pháp khoa học và công nghệ mới để giảm sóng, gây bồi trong xử lý sạt lở bờ biển. Thủ tướng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức các nhà khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu một số đề tài sát thực với phòng, chống sạt lở tại ĐBSCL với những giải pháp cụ thể, hiệu quả.
Video đang HOT
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội bố trí đủ nguồn vốn khoảng 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ ĐBSCL xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở trong hai năm 2019 và 2020. Trong đó, Chính phủ sẽ xuất ngân sách dự phòng T.Ư năm 2019. Bên cạnh đó, bố trí 1.000 tỷ đồng bằng vốn đầu tư trung hạn và một số nguồn ODA khác để đủ 3.000 tỷ đồng vì mục tiêu bảo đảm tính mạng, tài sản, an toàn của người dân ĐBSCL. Thủ tướng đề nghị các địa phương trong vùng chủ động có biện pháp tính toán diện tích lúa để chuyển sang trồng các loại cây khác phù hợp; chuẩn bị kế hoạch cụ thể về khoa học và công nghệ ứng phó tình hình hiện nay. Thủ tướng đề nghị Bộ NN-PTNT sớm tổ chức hội nghị chuyên đề về sản xuất vụ đông xuân và giải quyết tình trạng nước sinh hoạt cho ĐBSCL trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi thị sát điểm đầu của dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Nói chuyện với chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu thông tuyến vào cuối năm 2020 và khánh thành vào năm 2021. Thủ tướng nhấn mạnh việc thi công phải kịp tiến độ và bảo đảm chất lượng, không vì tiến độ mà giảm chất lượng công trình. Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải sớm khởi công cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Ngay tại công trường, Thủ tướng đã trao cho các bộ, cơ quan liên quan các văn bản về việc đồng ý bố trí 2.186 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 cho dự án đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và đồng ý bố trí 932 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách T.Ư năm 2020 cho dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thị sát khu vực bị sạt lở ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; thăm hỏi bà con trong vùng bị sạt lở.
Theo NDĐT
Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm bố trí đủ vốn khắc phục sạt lở ở ĐBSCL
Hiện toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có hơn 560 điểm sạt lở, tổng chiều dài lên tới trên 830km.
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra tình hình sạt lở tại một số đoạn đê biển ở tỉnh Tiền Giang, trong đó có đường bờ khu vực gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đây là khu vực bị sạt lở liên tục 30 năm qua, nhất là những năm gần đây. Ngay trong chiều nay, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cùng lãnh đạo các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long về các giải pháp khắc phục tình trạng này. Thủ tướng nhấn mạnh, dù còn khó khăn nhưng Chính phủ quyết tâm bố trí đủ vốn cho vùng để chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp tại hiện trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, kể từ năm 1990 đến năm 2018, khu vực này đã bị sạt lở, xâm lấn tới 702 ha. 5 năm gần đây tốc độ sạt lở nghiêm trọng hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do rừng chắn sóng bị mất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tình hình sạt lở ở Tiền Giang. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng nhấn mạnh: "Vừa phải có giải pháp mềm, vừa phải có biện pháp cứng, không thể chỉ biện pháp công trình cứng đối đầu với sạt lở. Phải làm một đê mềm để hãm tốc độ sạt lở và tiếp tục trồng rừng."
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong buổi làm việc chiều nay, những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến ngày càng nghiêm trọng, do bùn cát từ thượng nguồn đổ về ngày càng giảm, cộng thêm tình trạng khai thác cát sỏi lòng sông. Ngoài ra tình trạng này còn do tác động của biến đổi khí hậu; thay đổi lớn về dòng chảy...
Hiện toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có hơn 560 điểm sạt lở, tổng chiều dài lên tới trên 830km. Cũng theo bộ này, đang có 59 điểm sạt lở bờ sông ở mức đặc biệt nguy hiểm với chiều dài trên 100km.
Trong 10 năm qua, Chính phủ luôn quan tâm và đã bố trí tổng kinh phí gần 16.100 tỷ đồng xây dựng các công trình phòng chống sạt lở. Riêng năm ngoái và năm nay đã bố trí trên 4.000 tỷ đồng và đang rà soát để tiếp tục hỗ trợ trên 4.400 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã báo cáo dự báo hạn hán, mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020. Bộ dự báo, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô này đến sớm và nặng hơn so với nhiều năm. Mặn xâm nhập có khả năng ảnh hưởng đến 100 nghìn ha lúa Đông - Xuân tới, nhất là ở các địa phương Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Ngoài ra sẽ có khoảng 50 nghìn hộ bị ảnh hưởng do thiếu nước.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do đó, Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng phải có tinh thần ứng phó mạnh mẽ Với tình trạng nước biển dâng, xâm mặn, sạt lở... Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực, làm hết sức mình để hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long ứng phó và phát triển, trong đó đã bố trí nguồn lực lớn trong suốt hơn 10 năm qua đầu tư cho vùng.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo cần đánh giá tổng thể, căn cơ quy hoạch của vùng, từ đó áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xử lý vấn đề sạt lở của vùng hiệu quả hơn, tránh tình trạng làm trước, hỏng sau. Trong đó tính toán các biện pháp như di dời và bố trí dân cư, làm đê mềm, kè cứng, giảm khai thác cát, các giải pháp về dự báo...
Thủ tướng chỉ đạo: "Trong báo cáo các đồng chí nói đến ứng dụng khoa học công nghệ mới để giảm sóng, gây bồi trong xử lý sạt lở bờ biển, qua đó tăng cường ổn định, nâng cao khả năng gây bồi, giá thành hạ. Cho nên những giải pháp hai hàng cọc ly tâm phía trong đã phát huy tốt, giảm từ 45 tỷ/km xuống 30 tỷ/km đối với bờ biển Đông, 30 tỷ xuống 20 tỷ/km đối với bờ biển Tây. Phối hợp với các nhà khoa học thế giới và huy động các nhà khoa học chuyên ngành trong nước phối hợp nghiên cứu giải pháp bảo vệ bờ biển. Tôi thấy việc này còn chắp vá, bị động từ trung ương đến địa phương, chưa chủ động tổng kết mô hình tốt nhân rộng cả nước. Tôi giao Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiên cứu một số đề tài đối với vùng bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phải nghiên cứu sát hơn vào việc này cùng Bộ Xây dựng đưa ra các phương pháp sớm kết luận hơn. Việc nóng bỏng của dân chúng ta phải tập trung làm, trong khi Quỹ nghiên cứu khoa học của chúng ta rất lớn".
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ chức năng phải bố trí cán bộ ở các vùng nguy cơ sạt lở lớn cùng với các địa phương để có phương áp kịp thời, nhất là di dời bố trí dân cư.
Về vấn đề kinh phí, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ kiến nghị Quốc hội bố trí đủ vốn cho chống sạt lở bờ sông, bờ biển khoảng 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ vùng trong năm nay và năm tới. Thủ tướng lưu ý một số địa phương đã được bố trí vốn nhưng các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển vẫn chưa hoàn thành và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ. Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực để bố trí vốn cho công tác này, trong đó có việc xuất dự phòng Trung ương năm nay cho đồng bằng sông Cửu Long; bố trí 1.000 tỷ đồng bằng vốn đầu tư trung hạn (đã bố trí) và một số nguồn ODA khác.
Thủ tướng nhấn mạnh, dù còn khó khăn nhưng Chính phủ quyết tâm bố trí đủ vốn cho vùng để chống sạt lở bờ sông, bờ biển: "Chúng tôi đồng ý trên nền tảng kết luận số lượng này, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan sớm đề xuất với Chính phủ, trong đó nền tảng đề xuất quan trọng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì đã có khảo sát số liệu chứng minh. Từ đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu tư nghiên cứu, sớm trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào tháng 10 tới. Chia làm hai giai đoạn, chủ yếu năm nay và một phần năm 2020 giải quyết đủ số vốn căn bản này. Đây là một quyết sách trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với đồng bằng sông Cửu Long một lần nữa, mặc dù trước đó chúng ta đã cung ứng một phần vốn rất lớn cho khu vực này, nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Và các đồng chí nói với tôi rằng, nếu đủ số tiền này thì sạt lở bờ sông, bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long được giải quyết cơ bản".
Về vấn đề hạn mặn và vụ Đông Xuân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp tính toán diện tích lúa để trồng các loại cây khác cho phù hợp. Về lâu dài, cần chuẩn bị phương án khoa học và công nghệ để ứng phó. Thủ tướng cũng giao Bộ chuẩn bị một hội nghị chuyên đề để giải quyết vấn đề lương thực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trong bối cảnh hạn mặn./.
Theo Vũ Dũng/VOV
Thủ tướng thị sát 'điểm nóng' sạt lở tại ĐBSCL Sáng 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tình hình sạt lở ở Tiền Giang - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Đây là một trong những "điểm nóng" về sạt lở của tỉnh Tiền Giang. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn...