Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra “cửa ngõ giao thương phía Nam”
Sáng nay, 20-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1-2021. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Cùng đi có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chuyến kiểm tra của Thủ tướng diễn ra 1 tuần sau khi tổ chức Hội nghị quy mô lớn Chính phủ về phát triên Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biên đôi khí hâu tại Cân Thơ, “thủ phủ của miền Tây”. Một trong những điểm “mấu chốt” đối với sự phát triển khu vực này chính là kết cấu hạ tầng giao thông, logistics, liên kết vùng. Trong đó, hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng, là “cửa ngõ phía Nam”, lối ra cho hàng hóa, nông sản của vùng.
Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Dài hơn 20km, chiếm hơn 30% lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container của cả nước, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng biển sâu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép, được đánh giá có mức tăng trưởng hàng hóa cao hàng đầu khu vực và được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ giao thương phía Nam.
Nếu năm 2013, tại Cái Mép – Thị Vải mới thiết lập được 8 tuyến vận tải, năm 2019 là 23 tuyến vận tải thì đến nay đã hình thành 32 tuyến. Trong đó có 25 tuyến quốc tế và 7 tuyến nội địa. Tháng 10-2020, cảng đã đón tàu container Margrethe Maersk (trọng tải trên 214.000 tấn, sức chở hơn 18.300 Teus, dài gần 400m, rộng 59m) – một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay, trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này.
Video đang HOT
Cảng Gemalink đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ba năm qua, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng rất nhanh, đạt bình quân gần 18%/năm. Năm 2020, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt 7,55 triệu Teus, vượt dự báo hàng hóa cho thời điểm năm 2020. Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ tăng gấp đôi.
Đầu năm 2021, bến cảng Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất cả nước, nằm trong phạm vi cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đã được đưa vào khai thác với công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu Teus/năm, góp phần nâng tổng công suất khai thác tại Cái Mép – Thị Vải lên 8,3 triệu Teus/năm. Như vậy, sản lượng thông qua 7,55 triệu Teus năm 2020 đã đạt gần 91% công suất thiết kế các bến cảng.
Tổng công suất cụm cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải hiện 8,3 triệu Teus/năm, trong đó năm 2020 đạt mức thông quan 7,55 triệu Teus, tương đương 91%. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Có thể thấy, nguy cơ quá tải cung cầu cảng biển cho tàu lớn tại Cái Mép – Thị Vải đã hiển nhiên. Ngoài ra, quá trình đưa hàng hóa xuống Cái Mép – Thị Vải còn gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông. Vấn đề này đã được nhận diện và nhiều giải pháp đã được triển khai.
Trong sáng nay, Thủ tướng đã đến kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1-2021.
Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ tăng gấp đôi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là cảng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Cảng không những lớn về tổng mức đầu tư 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD) mà còn là cảng có công suất lớn nhất nước với 2,5 triệu Teus. Cảng được trang bị bởi những siêu cẩu bờ (STS) được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.
Cảng sẽ chính thức khai trương vào tháng 5-2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay, khai thác hết công suất từ năm 2022. Thủ tướng cũng đến kiểm tra bến cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tân Cảng – Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại đây, Thủ tướng đã được nghe báo cáo về tình hình quy hoạch hệ thống cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống giao thông kết nối, hiện trạng và định hướng quy hoạch khu bến Cái Mép – Thị Vải.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo tình hình hoạt động của Tân Cảng – Cái Mép. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sau chuyến kiểm tra, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải nhằm đánh thức tiềm năng phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải, logistics, tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông vận tải kết nối khu vực.
Đề xuất tái mở cửa an toàn
Tổng Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính ngày 19-3 đã có cuộc trao đổi về các giải pháp tái mở cửa biên giới một cách an toàn và bền vững vừa được đề xuất trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Vừa mừng vừa lo
Ông Chính khẳng định TAB ủng hộ mạnh mẽ chính sách của Chính phủ về việc không hy sinh và không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân Việt Nam để đổi lấy lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, tạo ra doanh thu hơn 30 tỉ USD/năm và sử dụng một lượng lao động rất lớn nên việc tạo thuận lợi cho đi lại quốc tế và tạo ra thị trường cho du lịch, khách sạn là rất cần thiết.
Ngoài ra, việc tạo thuận lợi cho đi lại quốc tế cũng giúp ích cho các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam. Các DN có dự án đầu tư FDI mới, DN đầu tư hạ tầng và những dự án khác rất cần nguồn nhân lực là chuyên gia nước ngoài.
Theo ông Chính, với các chương trình tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đại trà đang diễn ra ở nhiều nước, một số đối thủ cạnh tranh của du lịch Việt Nam đã bắt đầu lập kế hoạch tái mở cửa biên giới an toàn nhằm hỗ trợ việc đi lại cho doanh nhân, chuyên gia và du khách. "Để Việt Nam không bị tụt lại phía sau, chúng tôi đề xuất Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan chú trọng xem xét làm thế nào để Việt Nam tái mở cửa được biên giới một cách an toàn và bền vững" - ông Chính nói.
Khách quốc tế đến Hà Nội trước dịch Covid-19 (tháng 9-2019)
Chuyên gia này nhận định du lịch Việt Nam có thể bước đầu mở cửa đón khách quốc tế trở lại từ tháng 7-2021, với thị trường gần như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Đến tháng 10-2021 trở đi, có thể thí điểm mở cửa thêm thị trường xa như: Úc, Nga, châu Âu...
Ông Phạm Minh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Dophin Tour, nhận định mở cửa là cần thiết nhưng phải có quy trình kiểm soát chặt chẽ cũng như đợi đánh giá của thị trường quốc tế và hiệu quả của vắc-xin với các biến thể của Covid-19. Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Trung Thành, Tổng Giám đốc Công ty Golden T Travel, chia sẻ vừa mừng vừa lo với "hộ chiếu vắc-xin". "Mừng vì mở cửa sẽ có việc làm nhưng lo vì vấn đề nhân sự bị động do dịch kéo dài và diễn biến dịch bệnh có thể phức tạp" - ông Thành chia sẻ.
Phải an toàn và có lộ trình
Ông Nguyễn Trung Thành cho rằng cần phải có nghiên cứu kỹ về "hộ chiếu vắc-xin". Bởi dù có tiêm vắc-xin, vẫn tiềm ẩn rủi ro trong quá trình di chuyển, tiếp xúc do việc tiêm chủng còn mới bắt đầu, cần có thời gian và lộ trình. Còn ông Phạm Quang Minh nhấn mạnh đến việc phải giám sát chặt chẽ, kiểm tra y tế trước và sau khi du khách đến Việt Nam. Dù có mở cửa đón khách vẫn phải tuyên truyền và áp dụng chặt chẽ "5K" với khách nhập cảnh.
Theo ông Hoàng Nhân Chính, với tiến trình này, Việt Nam cần có các chính sách yêu cầu hộ chiếu tiêm chủng, kiểm tra Covid-19 trước các chuyến bay đi và đến. Chính phủ cần có chính sách BHYT du lịch bắt buộc, bao gồm bảo hiểm Covid-19 cho tất cả khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, qua đó nhằm bảo đảm quyền lợi và sự an toàn của du khách.
"Bộ Tài chính cần cho phép DN bảo hiểm tại Việt Nam nghiên cứu, bán các sản phẩm bảo hiểm du lịch về dịch Covid-19 như các trường hợp dịch bệnh khác theo quy định của pháp luật" - ông Chính đưa ra các giải pháp. Ông nhấn mạnh TAB sẵn sàng tổ chức các nhóm công tác để làm việc với Chính phủ, các cơ quan liên quan để cùng nhau sáng tạo các cơ chế áp dụng được.
Ông Chính cũng cho rằng cần bắt đầu xây dựng một chương trình quảng bá đến du khách nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường đường dài với một chính sách visa cởi mở, hoàn thiện hơn. "Chính sách miễn visa 30 ngày nên được tiếp tục áp dụng đối với các nước hiện đã được miễn visa và bổ sung thêm Úc, New Zealand, các nước châu Âu còn lại và Ấn Độ" - Tổng Thư ký TAB đề xuất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Sáng 20/3, tại thị xã Phú Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Cảng quốc tế Gemalink. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Thủ tướng...