Thủ tướng : ‘Mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt’
Thăm và làm việc Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn “mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt”.
Thủ tướng mong muốn “mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt”. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu).
Tối 21/5, giờ địa phương (rạng sáng 22/5, giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Nga.
Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh cho biết, quan hệ Việt Nam -Liên bang Nga đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực. Chúng ta thúc đẩy quan hệ với tất cả các đảng phái chính trị Nga. “Bạn hiểu thêm tình hình Việt Nam, tiếp tục ủng hộ Việt Nam”, Đại sứ nói.
Việt Nam cũng đã ký kết nhiều thoả thuận hợp tác với phía Nga. Kim ngạch thương mại song phương những tháng đầu năm tăng trưởng gần 25% so cùng kỳ năm trước. Việt Nam được coi là điểm đến an toàn đối với du khách Nga. Năm ngoái có 600 nghìn người Nga đến Việt Nam. Trong tiến trình này, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga luôn nỗ lực để đóng góp vào thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác với Liên bang Nga.
Ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại Nga có gần 100 nghìn người, luôn hướng về Tổ quốc. Bà con rất vui mừng trước sự đổi thay của đất nước trên mọi mặt, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao. Sinh viên Việt Nam tại Liên bang Nga mong muốn sau khi học xong sẽ được đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Nga. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu).
Bày tỏ vui mừng được gặp bà con kiều bào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là dịp tốt để Chính phủ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Thủ tướng cho rằng, vị thế đất nước đang ngày càng được củng cố thì vị thế cộng đồng người Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta chủ trương thúc đẩy hợp tác với Nga nhiệt thành, thực chất, có trách nhiệm. Trong chuyến thăm Nga lần này, hai bên sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác. Với nền tảng quan hệ đó, chúng ta phải thúc đẩy quan hệ thương mại song phương mạnh mẽ hơn nữa. Chuyến thăm này còn có ý nghĩa đặc biệt khi lãnh đạo Chính phủ hai nước dự sự kiện Lễ khai mạc Năm chéo Việt – Nga. Đây cũng là dịp tốt để bà con quan tâm, tìm hiểu cơ hội thúc đẩy làm ăn giữa hai nước.
Video đang HOT
Thông báo với bà con những thành tựu mọi mặt trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, Thủ tướng nêu rõ, năm 2019, chúng ta phải nỗ lực để tạo sự bứt phá trên các mặt. Chính phủ xác định tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó khăn, tác động bất lợi trong nước, nhưng đồng thời vẫn có những mặt thuận lợi. Quan trọng hơn cả là chúng ta có ý chí vươn lên mạnh mẽ.
(Ảnh: VGP/Quang Hiếu).
Thủ tướng tin tưởng, Đại sứ quán và bà con sẽ nỗ lực gìn giữ và phát huy tình cảm gắn bó giữa hai nước, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ song phương.
Thủ tướng mong bà con luôn đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái vượt mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, luôn hướng về quê hương, đất nước. Thủ tướng cũng mong bà con gìn giữ văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam; chăm lo dạy dỗ con cháu. Đồng thời đề nghị Đại sứ quán cũng cần có hình thức, hoạt động thích hợp để hỗ trợ việc này.
Thủ tướng cho biết trong các cuộc hội đàm, làm việc với phía bạn sẽ đề nghị Nga tạo điều kiện cho bà con người Việt làm ăn, sinh sống thuận lợi.
Thủ tướng cũng mong các sinh viên Việt Nam nỗ lực học tập, tiếp thu tinh hoa kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật của nước Nga để đóng góp vào xây dựng đất nước, là cầu nối cho quan hệ hợp tác hai nước.
Đại sứ quán cần làm tốt công tác các lĩnh vực chuyên môn cũng như đẩy mạnh ngoại giao kinh tế trên tinh thần “mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt”, làm tốt công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ bà con.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Theo VTC
Thủ tướng dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ VN
Sáng nay (9.5), tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường" và khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.
Với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường", với khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam", các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ phải dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Phan Tâm - Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn nhận định, Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là sự kiện hàng đầu đối với cộng đồng ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu, phát triển công nghệ. Đây là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. (Ảnh: Quỳnh Trang - Zing).
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, cơ hội hóa rồng cho Việt Nam đang đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số ICT, lĩnh vực mà người Việt Nam có nhiều tiềm năng.
Tương lai và triển vọng kinh tế của mỗi quốc gia không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nên một quốc gia đang phát triển, với ít hành trang của quá khứ, hoàn toàn có thể đi nhanh hơn và đuổi kịp các nước phát triển.
Dự kiến, Diễn đàn sẽ thu hút khoảng 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
"Vì vậy, ứng dụng và phát triển công nghệ, xây dựng cộng đồng 100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là một trong các giải pháp đột phá để kinh tế Việt Nam bứt phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045", Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ TTTT, trong khu vực, các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc ... đã trở thành những con rồng châu Á, những cường quốc thế giới chỉ trong khoảng vài thập kỷ dựa vào phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm gần đây.
Các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ như Toshiba, Samsung, LG, Sony, Foxconn... đã đi đầu trong phát triển nhiều công nghệ mới của thế giới và qua đó tạo dựng sức mạnh kinh tế của các quốc gia này.
Do vậy, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt tạo ra giá trị gia tăng Việt Nam trên cơ sở huy động mọi tiềm năng và sức mạnh trí tuệ của con người Việt Nam được kỳ vọng tạo ra động lực tăng trưởng mới, nhanh và bền vững. Trong "sân chơi" này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ ở thế chủ động, từ thiết kế đến sản xuất những sản phẩm "Make in Vietnam".
Lý giải về sự chuyển đổi từ "Made in Vietnam" thành "Make in Vietnam", bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ TTTT) cho biết, khẩu hiệu "Make in Vietnam" là câu tiếng Anh có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông tốt.
"Đặc biệt, thay vì sự bị động trong "Made in Vietnam", "Make in Vietnam" thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong sản xuất, thiết kế sản phẩm công nghệ, thể hiện khao khát của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ", bà Tô Thị Thu Hương nói.
Về việc tổ chức diễn đàn, ô Hùng Trần - Giám đốc công nghệ của Got It cho biết, nếu phát triển kinh tế là các công ty công nghệ thành công sẽ mang lại giá trị nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn, so với công ty truyền thống và đây là cách nhanh nhất để có nền kinh tế mạnh, mặc dù việc này sẽ vô cùng khó chứ không dễ như nói.
Đại diện doanh nghiệp cũng cho rằng, đối với doanh nghiệp công nghệ, đội ngũ kỹ sư giỏi giữ vai trò nòng cốt để quyết định thành công. Tại Việt Nam, nhân sự công nghệ thông tin rất nhiều nhưng để làm ra sản phẩm thì không dễ. Đa số kỹ sư Việt Nam còn thiếu kỹ năng mềm, Tiếng Anh... Tuy vậy, "các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không nên tự bó hẹp mình vào một thị trường nhỏ"- ông Hùng Trần nói.
Theo số liệu của Bộ TTTT, năm 2018, Việt Nam có hơn 50.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nếu không tính các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, số lượng doanh nghiệp ICT là trên 30.000 doanh nghiệp. Doanh thu ngành ICT năm 2018 đạt 98,9 tỷ USD, tăng trưởng 8% so với trước đó. Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển công nghệ thông tin, truyền thông và đưa quốc gia nhanh chóng phát triển.
Diễn đàn diễn ra với 4 phiên thảo luận, diễn đàn dự kiến sẽ ghi nhận nhiều ý tưởng, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ.
Các chủ đề thảo luận bao gồm: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giải quyết bài toán Việt Nam; Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình; Chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam; Giải pháp, kết nối các doanh nghiệp công nghệ.
Bên lề Diễn đàn có triển lãm trưng bày một số sản phẩm, giải pháp công nghệ đã được ứng dụng trong thực tiễn, tiềm năng lớn, hiệu quả kinh tế xã hội mang lại cao do các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sản xuất và cung cấp.
Khu trưng bày được thiết kế và chia theo 5 khu vực: Công nghiệp 4.0; Kinh tế, tài chính, thương mại điện tử; Giao thông, xây dựng và tài nguyên, môi trường; Y tế, du lịch; Nông nghiệp và Chuyển đổi số.
Theo Danviet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao tại TP.HCM Phát biểu định hướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cuộc gặp như thế này phải để công nhân nói nhiều, phát biểu nhiều, để Chính phủ, các Bộ, ngành lắng nghe, thấu hiểu và có những hoạch định chính sách phù hợp với thực tiễn hơn. Thủ tướng phát biểu gợi ý tại buổi gặp mặt. Ảnh: H.V Sáng 5.5, tại...