Thủ tướng lâm thời Haiti từ chức sau khi tổng thống bị ám sát
Thủ tướng lâm thời Claude Joseph của Haiti, người lãnh đạo đất nước kể từ khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát ngày 7.7, cho biết ông sẽ từ chức và chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm Ariel Henry.
Thủ tướng lâm thời Claude Joseph của Haiti sẽ từ chức. Ảnh REUTERS
Thông tin này được ông Joseph xác nhận trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Washington Post vào ngày 19.7. Động thái của ông Joseph sẽ giúp chấm dứt cuộc tranh giành quyền lực với Ariel Henry (71 tuổi), người được ông Moise bổ nhiệm làm thủ tướng hai ngày trước khi vụ ám sát xảy ra.
Thủ tướng lâm thời Joseph cho biết đã gặp gỡ riêng ông Henry trong tuần qua để giải quyết tranh chấp. Ngày 18.7, ông Joseph đã đồng ý từ chức “vì lợi ích của quốc gia”.
“Những người quen tôi đều biết rằng tôi không quan tâm đến trận chiến này hay bất kỳ cuộc tranh giành quyền lực nào”, ông Joseph nói với The Washington Post . “ Tổng thống Moise là một người bạn của tôi. Tôi chỉ quan tâm đến việc đi tìm công lý cho ông ấy”, ông Joseph cho biết.
Theo Thủ tướng lâm thời Joseph, quyền lực dự kiến được chuyển giao trong một buổi lễ diễn ra ngày 20.7. Ông Joseph sẽ vẫn là bộ trưởng Ngoại giao, chức vụ ông đã nắm giữ từ trước. “Tôi làm điều này để tôn vinh ước nguyện cuối cùng của tổng thống”, ông Joseph nói thêm.
Tổng thống bị ám sát, người kế nhiệm chết vì Covid-19, Haiti khủng hoảng lãnh đạo
Trước đó, ông Joseph tuyên bố Ariel Henry, một bác sĩ giải phẫu thần kinh, vẫn chưa tuyên thệ nhậm chức và không có quyền hành động như lãnh đạo lâm thời. Ông Joseph, Bộ trưởng Ngoại giao của Haiti dưới thời Tổng thống Mose, đã giữ chức thủ tướng trước khi ông Henry được bổ nhiệm.
Ngày 18.7, ông Henry cũng đưa ra bài phát biểu để khẳng định lại tính chính danh của mình với vị trí thủ tướng Haiti. “Tôi cam đoan rằng sự thật sẽ sáng tỏ. Những kẻ thực hiện và đứng sau vụ ám sát sẽ phải đối mặt với công lý”, ông Henry phát biểu.
AFP đưa tin chính phủ mới của Haiti sẽ được thành lập vào ngày 20.7 và ông Henry sẽ đảm nhận chức vụ thủ tướng. Theo một quan chức Haiti, chính phủ mới có nhiệm vụ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể.
Vụ ám sát Tổng thống nối dài chuỗi ngày bi kịch của người dân Haiti
Vụ ám sát Tổng thống Jovenel Mose làm phức tạp thêm tình trạng hỗn loạn ở Haiti và gia tăng lo ngại bạo lực chính trị lan rộng ở quốc gia Caribe này. Sáng 1/7, Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát tại tư dinh ở Port-au-Prince.
Khẳng định vụ ám sát là hành động hèn nhát, Thủ tướng lâm thời của Haiti Claude Joseph kêu gọi đất nước bình tĩnh. Ông trấn an người dân và thế giới rằng cảnh sát đang kiểm soát tình hình và các nghi phạm đã bị bắn chết hoặc bắt giữ.
Nhưng các tuyên bố này không làm giảm bớt lo ngại về kịch bản hỗn loạn có thể xảy ra. Didier Le Bret, cựu đại sứ Pháp tại Haiti nhận định tình hình chính trị tại Haiti không ổn định, có thể dẫn đến bạo lực quy mô lớn.
Tổng thống Jovenel Mose. (Ảnh: AP)
Lịch sử bạo lực chính trị
Vụ ám sát ông Moise là đỉnh điểm của nhiều năm bất ổn tại Haiti - quốc gia từ lâu chìm trong bạo lực. Năm 1803, Haiti giành được độc lập sau khi đánh bại lực lượng của Napoléon Bonaparte. Nhưng suốt 2 thế kỷ kể từ đó, quốc gia này phải vật lộn để vươn lên, thoát khỏi các chế độ độc tài và các vụ đảo chính.
Trong 3 thế kỷ, gia đình Duvalier áp đặt chế độ gia đình trị đàn áp dã man dân chúng, thỏa sức vơ vét tài sản quốc gia để hưởng thụ một cuộc sống xa hoa vô độ.
Không chịu nổi sự cai trị tàn bạo của cha con Duvalier, người dân Haiti đứng lên lật đổ chế độ chuyên quyền của gia đình nhà Duvalier vào năm 1986.
Năm 1990, Jean-Bertrand Aristide - một linh mục xuất thân từ một vùng quê nghèo khó trở thành tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ của Haiti. Nhưng chưa đầy một năm sau, ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính.
Tới năm 1994, Aristide trở lại nắm quyền. Ông tái đắc cử vào năm 2000 nhưng buộc phải ra đi sau một cuộc nổi dậy vũ trang.
Cựu tổng thống Haiti gọi đây là "vụ bắt cóc" do các tổ chức quốc tế, bao gồm cả chính phủ Mỹ và Pháp dàn dựng.
Khi một trận động đất kinh hoàng san phẳng phần lớn Haiti vào năm 2010, thảm họa này vô tình được coi là cơ hội để quốc gia vùng Caribe phục hồi hệ thống cơ sở hạ tầng bị tàn phá.
Trận động đất tàn phá Haiti năm 2010. (Ảnh: Britannica)
Quốc tế rót 9 tỷ USD dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo và quyên góp vào Haiti. Đồng minh Venezuela cũng hào phòng trợ cấp dầu và cung cấp khoản vay ước tính 2 tỷ USD.
Nhưng từng đó không đủ giúp Haiti hồi sinh. Một số chuyên gia thậm chí đánh giá tình trạng của Haiti hiện tại còn tồi tệ hơn thời điểm công cuộc tái thiết bắt đầu.
Dịch tả bùng phát ngay sau trận động đất cướp đi sinh mạng của ít nhất 10.000 người Haiti. Michel Martelly, danh ca trứ danh trở thành tổng thống năm 2011 bị cáo buộc tham nhũng và quản lý sai trái quỹ dành cho việc tái thiết.
Báo cáo của các kiểm toán viên do tòa án Haiti chỉ định tiết lộ phần lớn trong số 2 tỷ USD mà Venezuela cho quốc gia này vay bị biển thủ hoặc lãng phí trong 8 năm.
Ông Moise - người khi đó là chủ một trang trại trồng chuối bị cáo buộc tham gia vào kế hoạch bòn rút tiền dành cho việc sửa chữa đường xá.
Kinh tế bất ổn, tham nhũng khắp nơi
Tình trạng kinh tế bất ổn kéo dài, tội phạm gia tăng và tham nhũng dẫn đến các cuộc biểu tình của người dân Haiti. Họ chán nản với chính phủ và yêu cầu ông Martelly từ chức.
Dù vậy, nhà lãnh đạo Haiti khi đó vẫn tìm cách níu kéo quyền lực. Tới năm 2015, ông dọn đường để ông Moise lên kế nhiệm. Nhưng đường tới ghế tổng thống của ông Moise không suôn sẻ ngay từ đầu.
Chiến dịch tranh cử của ông bị cáo buộc gian lận và tham nhũng. Bất chấp điều đó, trong cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào tháng 11/2016, ông Moise giành 55,6% tổng số phiếu, vượt qua các ứng viên còn lại.
Người dân đổ xuống đường biểu tình phản đối ông Moise. (Ảnh: AP)
Tới tháng 2/2017, Moise chính thức tuyên thệ nhậm chức ở thời điểm ông phải đối mặt với bản cáo trạng với cáo buộc "nhập nhằng" các khoản viện trợ từ Venezuela.
Trong các năm sau đó, ông Moise sử dụng quyền kiểm soát hệ thống tư pháp của mình để bác bỏ các cáo buộc và làm suy yếu phe đối lập vốn không bao giờ chấp nhận chiến thắng bầu cử của ông.
Hệ quả là một chính phủ ngày càng tê liệt, trở nên bế tắc hoàn toàn vào đầu năm 2020. COVID-19 cũng khiến cuộc sống của người dân Haiti trở nên khốn khổ hơn.
Khủng hoảng lãnh đạo và COVID-19
Bất đồng giữa ông Moise và phe đối lập về thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện, khiến Haiti rơi vào tình cảnh không có quốc hội và chưa thể quyết định được ngày tổng tuyển cử mới.
Phe đối lập cho rằng nhiệm kỳ của ông Moise bắt đầu từ tháng 11/2016 và kết thúc vào năm 2021. Nhưng ông Moise lại cho rằng cần lấy tháng 2/2017 làm điểm mốc.
Khi cuộc khủng hoảng kéo dài, ông Moise bắt đầu điều hành đất nước bằng các sắc lệnh gây tranh cãi và được đánh giá là làm suy yếu tính hợp pháp của chính phủ.
Các cuộc biểu tình chống lại vị tổng thống đương nhiệm của Haiti cũng diễn ra với tần suất nhiều hơn, quy mộ rộng hơn.
Bế tắc chính trị phá hoại nghiêm trọng hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã yếu kém của Haiti khi các ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Haiti hiện là quốc gia duy nhất ở Tây Bán cầu chưa nhận được bất cứ lô vaccine COVID-19 nào trong khi các bệnh viện đang rơi vào tình trạng quá tải.
Sự hoành hành của các băng nhóm
Những kẻ cầm đầu các băng nhóm tội phạm có tổ chức đang tận dụng thời cơ để lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Haiti. Bắt cóc, cướp bóc, bạo lực liên miên khiến nhiều vùng của quốc gia này không thể phục hồi. Người dân sợ hãi, rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Các tổ chức nhân quyền cáo buộc các chính trị gia nổi tiếng bắt tay với các băng đảng để đe dọa đối thủ, tìm kiếm các vị trí trong chính phủ.
Tháng trước, một trong những thủ lĩnh băng đảng nổi tiếng nhất của Haiti công khai tuyên chiến chống lại giới tinh hoa truyền thống của đất nước, kêu gọi người tấn công các doanh nghiệp.
"Tiền của các bạn đang ở trong các ngân hàng, cửa hàng, siêu thị và đại lý. Hãy đi và lấy những gì là của bạn", Jimmy Cherizier - được biết đến với bí danh Bar Grill hô hào trong một đoạn video trên mạng xã hội.
Người kế nhiệm tổng thống chết vì COVID-19, Haiti khủng hoảng vị trí lãnh đạo Người kế nhiệm của Tổng tống Jovenel Moise, Chánh án Tòa án Tối cao Haiti René Sylvestre qua đời vì COVID-19 khiến vị trí lãnh đạo của quốc gia này bỏ ngỏ. Chủ tịch hội thẩm phán Jean Wilner Morin của Haiti cho biết sau khi ông Moise bị ám sát, Chánh án Tòa án Tối cao Haiti René Sylvestre theo lý sẽ...