Thủ tướng: Làm sao để dân đói, bệnh phải biết gọi ai
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo các phường, xã tại TP HCM rút kinh nghiệm, cung cấp đầy đủ số điện thoại để người dân gọi khi thiếu ăn, cần cấp cứu.
Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 nói tại buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo TP HCM cùng 312 phường xã về tình hình tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, chiều 26/8. Cuộc họp được tổ chức sau khi lãnh đạo Chính phủ kiểm tra thực tế một số điểm an sinh, khu nhà trọ sáng cùng ngày.
Thủ tướng kể lại, sáng nay khi xuống kiểm tra ở phường, ông hỏi người dân lúc cần an sinh xã hội, hết ăn, cấp cứu, tiếp cận y tế gọi ai, mọi người còn lúng túng. “Cái này phải rút kinh nghiệm, phải dán ngay số điện thoại ở từng khu trọ, từng nhà để khi đói, khi bệnh, cần hỗ trợ người dân biết nơi liên hệ. Gọi đây là gọi phường, không phải gọi tổng đài 1022. Khi tổng đài 1022 còn ách tắc tức là công việc ở xã, phường chưa tốt nên mới tập trung lên thành phố”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với TP HCM chiều 26/8. Ảnh: VGP
Trước đó, trong buổi sáng, người đứng đầu Chính phủ dành nhiều thời gian tới thăm hỏi, động viên người dân tại khu nhà trọ hẻm 966, đường Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức. Ông đến tận nơi, tự mình kiểm tra kỹ mọi điều kiện cần thiết nhất để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân đang thực hiện tăng cường giãn cách và phòng chống dịch.
Thủ tướng cũng đề nghị người dân tại đây gọi điện các số điện thoại khẩn cấp về y tế, an sinh xã hội để có thể tận mắt chứng kiến thực tế việc đáp ứng các nhu cầu của người dân tại cơ sở. Tuy nhiên, khi người dân gọi Tổng đài 1022 đều quá tải, không có người nghe máy.
Tại buổi làm việc vào chiều nay, nhấn mạnh với lãnh đạo 312 phường, xã trên địa bàn phương châm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, Thủ tướng cho biết việc này để thực hiện sự chỉ huy, lãnh đạo thống nhất tại cơ sở. Địa phương chủ trì, chỉ huy để quản lý giãn cách thật nghiêm theo đúng Chỉ thị 16 “ai ở đâu yên đó”
“Muốn vậy, xã phường phải đảm bảo cho người dân không thiếu ăn thiếu mặc; đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội; vận động, thuyết phục thực hiện nghiêm việc giãn cách”, Thủ tướng nói.
Video đang HOT
Ông cũng đề nghị địa phương vận động người dân thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong việc tuân thủ giãn cách xã hội. Nếu không quyết tâm làm thì càng kéo dài, người dân càng khổ, càng bức bách, càng mất mát. “Trong thời gian tăng cường giãn cách, phải đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh tại 312 xã, phường. Nếu kiểm soát được dịch bệnh tại các xã phường sẽ kiểm soát được dịch tại thành phố”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình đời sống của người dân tại khu nhà trọ trên đường Nguyễn Thị Định ở TP Thủ Đức. Ảnh: VGP
Thủ tướng lưu ý tổ chức xét nghiệm thần tốc, khoa học, hiệu quả dưới sự chỉ đạo của thành phố, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên người cao tuổi, người có bệnh nền… Các xã phường phải tổ chức xét nghiệm an toàn, hiệu quả, đạt mục tiêu, đánh giá chính xác về dịch tễ trên địa bàn. Cùng với đó, giảm tử vong bằng nhiều biện pháp như xét nghiệm thần tốc, phân loại F0, chăm sóc, điều trị phù hợp, hiệu quả, tăng cường điều trị cấp cứu và bệnh nặng…
Thủ tướng lưu ý có thể di dời một bộ phận người dân ra khỏi một số địa điểm để giãn cách, giảm mật độ người tập trung trong một khu vực như kinh nghiệm đã thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc, sử dụng doanh trại quân đội, trường học, cơ sở lưu trú… cho việc này.
“Thành phố, quận huyện phải tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ, giúp đỡ các xã phường thực hiện mục tiêu đã đề ra. Các lực lượng quân đội, công an, y tế phải đáp ứng các yêu cầu của thành phố, trên cơ sở các đề xuất, phương án, kịch bản sát thực tế, khả thi, khoa học, tiết kiệm”, Thủ tướng yêu cầu.
Trước đó, báo cáo với đoàn công tác của Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết sau 3 ngày thực hiện Công điện 1099 của Thủ tướng và Chỉ thị 11 của UBND thành phố, lưu lượng giao thông giảm 90% so với ngày thực hiện Chỉ thị 16 và 25% so với ngày 22/8.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: VGP
Thành phố đã tích cực xét nghiệm diện rộng, tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao và rất cao. Tổng số mẫu test nhanh tại các “vùng cam, vùng đỏ” đã thực hiện là 947.356 mẫu, ước đạt 45% kế hoạch. Tuy nhiên, còn một số địa bàn, quận huyện “vùng xanh”, “vùng vàng” triển khai chậm, có nơi chưa đạt 50%.
Thành phố đã tiêm chủng cho hơn 5,6 triệu người; đang điều trị cho gần 38.000 ca F0; thành lập 401 trạm y tế lưu động, phát huy hiệu quả trong điều trị tại nhà, tại cộng đồng cùng với 312 trạm y tế ở cơ sở.
Đến 25/8, thành phố đã tổ chức cấp phát túi an sinh cho hơn 543.000 hộ dân khó khăn. Trong tuần này, Thành phố sẽ tổ chức cấp phát một triệu gói quà và chuẩn bị thêm một triệu gói quà cho đợt tiếp theo với phương châm không để hộ dân nào thiếu lương thực, thực phẩm.
Ông Mãi cũng kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế tiếp tục tăng cường thuốc điều trị cho F0; trang thiết bị chuyên dụng điều trị Covid-19; tăng phân bổ vaccine để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đạt miễn dịch cộng đồng; hỗ trợ lực lượng, phương tiện trước ngày 15/9 để TP HCM triển khai hoạt động phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điểm.
Đồng thời, thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các tỉnh, thành thống nhất trong việc lưu thông hàng hóa. Đến nay nhiều tỉnh, thành vẫn chưa tạo điều kiện cho tài xế dù đã có mã QR code và chứng nhận âm tính.
Tân Chủ tịch TP HCM: Triển khai từng bước mở cửa nền kinh tế
Nhiệm vụ hàng đầu vẫn là chống dịch nhưng thời gian tới thành phố có lộ trình phù hợp, từng bước mở cửa nền kinh tế trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, theo Chủ tịch TP HCM.
Chia sẻ trên được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói tại cuộc họp báo chiều 24/8 sau khi được đại biểu HĐND TP HCM khóa X bầu người đứng đầu chính quyền thành phố.
Ông Mãi khẳng định yêu cầu mở cửa nền kinh tế hiện cấp thiết, nhưng thành phố sẽ lên kế hoạch, lộ trình phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài. Những ngày tới, thành phố sẽ triển khai bộ phận lập kế hoạch, giải pháp cụ thể cho giai đoạn từ nay đến giữa tháng 9 và thời gian sau đó. Tuỳ diễn biến dịch bệnh, việc mở cửa nền kinh tế sẽ triển khai từng bước, đảm bảo an toàn.
Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi tại cuộc họp báo chiều 24/8. Ảnh: Gia Minh
"Nói ngày 15/9 kiểm soát dịch bệnh không có nghĩa khi đó sẽ hết. Tuy nhiên thành phố có những tiêu chí đo lường như số ca nhiễm giảm dần, số ca cần điều trị bằng hoặc nhỏ hơn năng lực điều trị, số ca tử vong giảm, vùng xanh được mở rộng, vùng đỏ giảm đi...", ông Mãi nói và cho biết dịch kéo dài tác động nặng nề lên nền kinh tế, xã hội lẫn nhiều người dân thành phố.
Theo ông Mãi, hiện thành phố vẫn ưu tiên hàng đầu là tập trung mọi giải pháp, nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ người tử vong do dịch, trong đó bao gồm các giải pháp mở rộng, nâng cao chất lượng điều trị. Thành phố cũng tiếp tục thực hiện các biện pháp như siết chặt giãn cách, tăng cường xét nghiệm, tăng độ phủ vaccine... với mục tiêu đến ngày 15/9 kiểm soát được dịch.
"Đây là thời khắc khó khăn của thành phố và cá nhân tôi khi nhận nhiệm vụ, thấy người dân đang trải qua những ngày khó khăn nhất, chịu bất tiện, thiếu thốn và cả sự mất mát người thân", ông Mãi nói và cho biết điều này khiến bản thân rất trăn trở cũng như thấy nhiệm vụ nặng nề hơn.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho hay hiện an sinh xã hội là vấn đề được thành phố quan tâm. Đây là việc quan trọng nhưng để giải quyết trôi chảy với một đô thị hơn 10 triệu dân như TP HCM là điều không đơn giản. Vì vậy, thành phố sẽ rà soát toàn bộ chính sách, những việc đã có chủ trương để thực hiện ngay. Những chính sách hiện hữu nếu thiếu sót hoặc chưa phù hợp sẽ bổ sung để hỗ trợ, chăm lo cho người dân.
Theo tân Chủ tịch thành phố, TP HCM là nơi hội tụ nhân tài, nguồn lực, nếu biết khơi dậy và hội tụ sẽ là động lực rất lớn giúp thành phố phát triển. Để làm được điều đó, chính quyền phải làm tốt vai trò, chức trách, phục vụ tốt hơn cho người dân. Đồng thời cầu thị, kết nối tốt với các nguồn lực, từ đó tạo niềm tin để nhận được góp sức cho sự phát triển của thành phố.
"Bản thân tôi chịu ơn TP HCM, từ khi đi học và có thời gian làm việc tại đây. Trong suốt thời gian làm việc, tôi cũng có những liên hệ, nhận được sự giúp đỡ lớn từ thành phố. Với trọng trách sắp tới, tôi tâm niệm là phải học tập nhiều hơn nữa để có thể đảm đương nhiệm vụ được giao", ông Mãi nói.
Trưa nay, ông Phan Văn Mãi được được bầu Chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026, thay ông Nguyễn Thành Phong được điều động làm Phó ban Kinh tế Trung ương.
Ông Mãi 48 tuổi, quê huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre; trình độ cử nhân tiếng Anh, cử nhân kinh tế, thạc sĩ quản lý kinh tế. Ông từng trải qua các chức vụ: Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre, Bí thư Trung ương Đoàn, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó bí thư Thường trực, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.
Ngày 1/6, khi đang làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, ông được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025, thay ông Trần Lưu Quang, người được Trung ương phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Tân chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi họp báo sau khi nhậm chức Trưa 24-8, ngay sau kỳ họp thứ 2 của HĐND TP.HCM khóa X, tân Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì họp báo trên cương vị mới. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi - Ảnh: T.H Tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa X sáng 24-8, ông Phan Văn Mãi - phó bí thư thường trực Thành ủy, trưởng...