Thủ tướng: Không dùng ngân sách giải quyết nợ xấu
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu.
Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đề nghị Thủ tướng làm rõ hơn vấn đề nợ xấu của ngân hàng. Ông cũng quan tâm đến chủ trương của Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Trả lời đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đã trình bày vấn đề nợ xấu trong báo cáo giải trình trước Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu
“Chỉ có một điều tôi nói rõ với đại biểu Nam là chúng ta không có ngân sách và cũng không sử dụng ngân sách để làm cái việc này. Không có thì có khó khăn hơn, nhưng chúng ta vẫn giải quyết được theo cách của chúng ta mà tôi đã trình bày”.
Đến năm 2015, Chính phủ phấn đấu nợ xấu trong hệ thống tín dụng trở về ở mức khoảng 3% – mức thông thường trong kinh tế thị trường, nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Theo báo cáo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội chiều 19/11, kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến tháng 9 năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng lên đến 17%. Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội và phê duyệt các đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu (465 nghìn tỷ đồng), chủ yếu bằng các giải pháp: thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Video đang HOT
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm, ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 – 2,7%.
Thủ tướng cho hay, Chính phủ sẽ chỉ đạo đẩy mạnh việc xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là các quy định về mua, bán nợ và tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền của chủ nợ.
Hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực để phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trong xử lý nợ xấu, trong đó có việc mua bán nợ công khai minh bạch theo cơ chế thị trường.
Phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua bán nợ xấu và tài sản bảo đảm, nhất là các đối tác chiến lược tham gia vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
Kiểm tra, giám sát, thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật về tín dụng ngân hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, công khai minh bạch về sở hữu và tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý. Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, trích lập dự phòng rủi ro và thúc đẩy mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng theo quy định. Hoàn thiện thể chế luật pháp để xử lý nhanh, hiệu quả nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.
Thủ tướng cho rằng, đồng thời với các giải pháp nêu trên, phải bảo đảm môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và trách nhiệm xử lý nợ xấu của doanh nghiệp. Phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản…
Theo Dương Tùng (Khám phá)
Lương cán bộ quá cao trong khi lương công nhân thấp
Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định cụ thể để tránh trường hợp có sự chênh lệch quá lớn thu nhập giữa người quản lý và các đối tượng còn lại trong doanh nghiệp. Bởi nguồn vốn sử dụng trong doanh nghiệp là vốn nhà nước.
Thảo luận về dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ngày 11/11 tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cho biết, vừa qua dư luận nói nhiều về một số doanh nghiệp công ích, lương cán bộ cao, lương công nhân thấp.
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang)
Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng đã nói đến kinh doanh, phải nói đến hiệu quả và động lực. Không có động lực, lương thưởng cho bản thân, lãnh đạo làm việc không có hiệu quả, họ chỉ làm cho qua chuyện.
Theo Đại biểu, vừa qua có thắc mắc lương của ông lãnh đạo cao còn người công nhân quá thấp. Nếu quy định nguyên tắc lương lãnh đạo cao thì lương công nhân cũng phải cao, xã hội không ai phàn nàn cả.
"Vậy trong đơn vị sản xuất, kinh doanh có nên phân loại và quy định nguyên tắc chênh lệch lương giữa cán bộ, người lãnh đạo và người công nhân không quá bao nhiêu lần không? Không quá 13 lần như bậc lương hiện nay của công chức không? Hay chúng ta không nhích lên quá 15, 20 lần", đại biểu Tiên đặt vấn đề.
Xã hội sẽ không ai phản đối nếu lương lãnh đạo một đơn vị là 200 triệu, lương người công nhân 10 triệu. Khi lương cao như vậy, động lực phát triển có hiệu quả, doanh nghiệp mới giữ được vốn. Nếu cứ kiểm soát quá chặt, đồng vốn không sinh sôi, các doanh nghiệp sẽ không hoạt động hiệu quả.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi), đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cùng cho rằng vấn đề tiền lương, thù lao, tiền thưởng người quản lý doanh nghiệp quy định dự thảo Luật khá chung chung.
Dự thảo chỉ quy định tiền thưởng hàng năm của người quản lý doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Mức thưởng được xác định trên cơ sở của hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; mức hoàn thành nhiệm vụ xếp loại quản lý doanh nghiệp.
Đại biểu đề nghị quy định cụ thể để tránh trường hợp có sự chênh lệch quá lớn thu nhập giữa người quản lý và các đối tượng còn lại trong doanh nghiệp. Bởi nguồn vốn sử dụng trong doanh nghiệp là vốn nhà nước.
Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), thước đo xác định tiền lương, thưởng, thù lao cho người quản lý trong doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành.
Ông đặt vấn đề: "Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư hoạt động trong lĩnh vực công ích thì đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh dựa trên những tiêu chí nào?".
Do đó, ông đề nghị Ban soạn thảo cần quy định rõ các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao đối với người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm để quy định.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu thực trạnh doanh nghiệp có lãnh đạo trước khi nghỉ hưu nhận hàng trăm nhân viên vào làm việc.
Điều này chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp nhà nước, còn đối với các doanh nghiệp của tư nhân không có hiện trạng này do đồng tiền của người ta bỏ ra.
"Vì vậy, chúng tôi cho rằng đây là những vấn đề cần có sự điều chỉnh để làm sao tăng hơn hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tránh gây thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước", đại biểu Cường nói.
Dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp: 1. Nguyên tắc xác định tiền lương, thù lao của người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm: a) Căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; b) Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp; thù lao của người quản lý doanh nghiệp không chuyên trách được xác định trên cơ sở công việc và thời gian làm việc nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý doanh nghiệp chuyên trách. 2. Tiền thưởng của người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp loại doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp và được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Theo Hoàng Yến (Khám phá)
Vụ án chùa Bồ Đề được đưa ra Quốc hội "Quốc hội biết đấy, giới tu hành chúng tôi chỉ có lòng từ bi, lòng nhân ái mà thôi. Tức là yêu con của người như con của mình. Nhưng đã yêu thương mà còn mắc tội thì còn ai dám yêu thương nữa" - Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội phật giáo...