Thủ tướng Israel tận dụng ‘lá bài Mỹ’ như thế nào trong bầu cử
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sắp bước vào cuộc bầu cử nhiều thách thức, song ông có sự ủng hộ giá trị từ “người bạn trong Nhà Trắng” – Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump khi cùng dự một sự kiện. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết trong các phát biểu, video đăng tải trên mạng xã hội, bảng hiệu… vận động tranh cử của Thủ tướng Netanyahu đều có hình ảnh Tổng thống Trump. Theo AP, tại Israel việc có mối quan hệ tốt với ông chủ Nhà Trắng luôn được coi là một lợi thế.
Cũng lấy cảm hứng từ cách dùng từ của nhà lãnh đạo Mỹ, Thủ tướng Netanyahu gọi cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông là “cuộc săn phù thủy”. Trên thực tế, Tổng thống Trump từng gọi cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller là “cuộc săn phù thủy”.
Đối với Thủ tướng Netanyahu, mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Trump là điều đáng mừng so với 8 năm quan hệ “lục đục” với chính quyền Barack Obama về chính sách của Israel với Palestine và thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015 cùng Iran.
Video đang HOT
Khi bước vào Nhà Trắng cách đây 2 năm, Tổng thống Trump lại thể hiện thái độ khác biệt người tiền nhiệm Obama đối với Thủ tướng Israel. Nhiều chuyên gia đánh giá mối quan hệ tốt với Tổng thống Trump sẽ tạo nhiều thuận lợi cho Thủ tướng Netanyahu trong con đường vận động tranh cử.
Trước thềm bầu cử tổ chức ngày 9/4, Thủ tướng Netanyahu đã đón Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đến thăm Tổng thống Trump tại Nhà Trắng và nhận được ủng hộ từ Washington coi Tel Aviv có chủ quyền với Cao nguyên Golan nơi Israel chiếm của Syria từ năm 1967.
Những động thái trên được coi là “bảo trợ ngấm ngầm” của chính quyền Tổng thống Trump với ông Netanyahu.
Viện Dân chủ Israel đã thực hiện khảo sát ý kiến và thu được kết quả 63% người Israel tin rằng vị trí của Thủ tướng Netanyahu trong cuộc vận động tranh cử hiện tại sẽ được gia cố nhờ diễn biến Mỹ công nhận Cao nguyên Golan thuộc Tel Aviv.
Bản thân Tổng thống Trump cũng nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ người dân Israel. Trong cuộc khảo sát ý kiến Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố tháng 10/2018, có tới 69% người Israel được hỏi tin tưởng vào năng lực của Tổng thống Trump “thực hiện điều đúng đắn với các vấn đề thế giới”.
“Cảm tình” này bắt nguồn từ việc Tổng thống Trump ghi nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới đây. Bên cạnh đó là việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Cuộc bầu cử ngày 9/4 còn được coi như một cuộc khảo sát ý dân về quãng thời gian dài lãnh đạo của Thủ tướng Netanyahu.
Trong một đoạn video đăng trên mạng xã hội Instagram ngày 3/4, Thủ tướng Netanyahu ca ngợi chính quyền của ông “gặt hái được thành tựu ngoại giao chưa từng có tiền lệ” trong đó là “tăng cường quan hệ với Mỹ” và gắn kết hơn với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Brazil.
Ngày 4/4, Thủ tướng Netanyahu đã đến thăm Nga. Bên cạnh đó, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng đến thăm Israel. Những sự kiện này tạo lợi thế ngoại giao cho Thủ tướng Netanyahu trong chiến dịch vận động tranh cử.
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, ông Netanyahu sẽ trở thành thủ tướng tại vị lâu năm nhất trong lịch sử Israel.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Thủ tướng Netanyahu: Israel sẽ tiếp tục tấn công lực lượng Iran ở Syria
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với TT Nga Putin trong cuộc gặp của họ hôm 27/2 rằng đất nước ông sẽ tiếp tục tấn công binh lính Iran ở bên trong Syria.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và TT Nga Putin (trái)
"Chúng tôi quyết tâm tiếp tục hoạt động lấn tới của mình chống lại Iran - quốc gia đang muốn chúng tôi bị phá hủy, đồng thời chống lại các nỗ lực của Iran nhằm thiết lập sự hiện diện quân sự ở Syria" - Thủ tướng Netanyahu nói với ông Putin trong cuộc họp của họ tại Moscow, Nga.
Ngoài ra, ông Netanyahu đã thông báo cho TT Nga rằng Iran hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định và an ninh trong khu vực Trung Đông.
"Mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định và an ninh trong khu vực đến từ Iran và các đại diện của họ" - ông Netanyahu nói tiếp.
"Tôi đã đếm được 11 cuộc họp giữa chúng ta kể từ tháng 9/2016" - ông Netanyahu nói với TT Nga và cho biết thêm rằng "liên kết trực tiếp giữa chúng ta là cơ chế giảm xung đột nhằm ngăn chặn xung đột và đóng góp cho an ninh, ổn định trong khu vực"
Hải Yến
Theo GD&TĐ/ AMN
Hé lộ bất ngờ về mục tiêu của Nga với Iran ở Syria và nước cờ TT Putin đang đi Đẩy Iran và tất cả các tay súng người nước ngoài ra khỏi Syria là một trong những mục tiêu của Nga.Và ông Putin đã không đặt giới hạn trong hành động của Israel ở Syria. Theo Haaretz, sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin ở Moscow Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hôm 27/2 rằng đẩy Iran và tất cả...