Thủ tướng Israel đồng ý sửa đổi ngân sách để tăng chi tiêu quốc phòng
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chấp thuận kế hoạch của Bộ Tài chính nước này về việc sửa đổi ngân sách quốc gia để đáp ứng các nhu cầu từ cuộc xung đột với phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc họp báo ở Tel Aviv. Ảnh: THX/TTXVN
Thông cáo chung ngày 14/11 từ Văn phòng Thủ tướng Israel và Bộ Tài chính nước này nêu rõ ngân sách sửa đổi sẽ gia tăng mức thâm hụt, cấp kinh phí cho chi tiêu của các bộ, ngành và giảm chi tiêu trong các thỏa thuận của liên minh cầm quyền. Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich đã nhất trí sẽ đưa bản sửa đổi ngân sách ra thảo luận trong Chính phủ và Quốc hội xem xét thông qua sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, ngày 15/11, Ngân hàng trung ương Israel đánh giá những đề xuất sửa đổi ngân sách quốc gia chưa phù hợp đồng thời kêu gọi Chính phủ thể hiện trách nhiệm tài khóa cao hơn trong việc quản lý tác động về mặt kinh tế của cuộc xung đột. Theo ngân hàng này, bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu ngân sách cho cuộc xung đột thì ngay cả trong các thời kỳ khẩn cấp, việc duy trì cơ chế tài khóa có trách nhiệm cũng là điều rất quan trọng.
Video đang HOT
Nội dung thông báo từ Ngân hàng trung ương Israel cho thấy Bộ trưởng Bezalel Smotrich đề xuất tăng ngân sách 2023 thêm 31 tỷ shekel (8,21 tỷ USD), trong đó 22 tỷ shekel cho Bộ Quốc phòng và 9 tỷ shekel dành cho các khoản chi dân sự, cùng với việc cắt giảm chi tiêu 4 tỷ shekel.
Ngân hàng này đánh giá khoản cắt giảm chi tiêu 4 tỷ shekel là không đáng kể và không thực sự giúp củng cố độ tin cậy của cam kết điều chỉnh tài khóa từ Chính phủ. Theo ngân hàng này, Chính phủ Israel nên giảm ngân sách năm 2024 để giúp trang trải các chi phí phát sinh trong năm nay, trong đó có các khoản quỹ cho liên minh cầm quyền, mà các nhà kinh tế đã cảnh báo sẽ làm tổn hại tới tăng trưởng kinh tế.
Ước tính, cuộc xung đột với Hamas sẽ tiêu hao của Israel hàng tỷ USD. Tháng 10 vừa qua, Israel đã báo cáo thâm hụt ngân sách 22,9 tỷ shekels (6 tỷ USD).
Xung đột Hamas - Israel: Mỹ nêu định hướng tương lai của Dải Gaza
Ngày 8/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng người Palestine nên quản lý Dải Gaza khi Israel kết thúc chiến dịch chống Phong trào Hồi giáo Hamas.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza, ngày 4/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới ở Tokyo (Nhật Bản), Ngoại trưởng Blinken cho rằng định hướng tương lai của Dải Gaza sẽ bao gồm "Không tái chiếm đóng Gaza sau khi xung đột kết thúc. Không phong tỏa hay bao vây Gaza. Không thu hẹp lãnh thổ Gaza". Ông cho rằng có thể sẽ cần "một giai đoạn chuyển tiếp" vào cuối giai đoạn của cuộc xung đột Hamas-Israel, nhưng việc quản lý sau khủng hoảng cần có tiếng nói từ phía Palestine.
Theo Ngoại trưởng Blinken, kế hoạch này phải bao gồm sự quản lý do người Palestine lãnh đạo và việc Gaza hợp nhất với Bờ Tây dưới sự quản lý của Chính quyền Palestine. Ông đồng thời cho rằng các cuộc thảo luận về tương lai khu vực nên bắt đầu từ bây giờ, bởi "việc xác định các mục tiêu dài hạn và lộ trình để đạt được mục tiêu đó sẽ giúp định hình cách tiếp cận của chúng ta nhằm giải quyết các nhu cầu trước mắt".
Đây là bình luận cụ thể nhất về phương án quản lý Gaza sau xung đột, phần nào phản ánh những kỳ vọng Mỹ về tương lai khu vực. Hamas, đang kiểm soát Gaza, đối chọi về mặt chính trị và chiến lược với Chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Tây, bên được quốc tế công nhận là chính quyền Palestine chính thức.
Trước đó ngày 6/11, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel sẽ "chịu trách nhiệm về an ninh ở Dải Gaza vô thời hạn" sau khi xung đột với Hamas kết thúc. Giới chức Israel sau đó làm rõ rằng nước này không có ý định tái chiếm đóng Gaza, nhưng chưa nêu cụ thể sẽ đảm bảo an ninh như thế nào nếu không hiện diện quân sự ở đây. Trong khi đó, Chính quyền Palestine cho rằng Gaza, nơi Hamas kiểm soát kể từ năm 2007, là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn về một đất nước Palestine tương lai. Tuy nhiên, giới chức Palestine nhấn mạnh rằng việc Chính quyền Palestine quay trở lại nắm quyền ở Dải Gaza phải đi kèm một giải pháp chính trị toàn diện cho xung đột Israel - Palestine.
Sau khi xung đột Hamas - Israel bùng phát, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái khẳng định ủng hộ giải pháp hai nhà nước nhưng chưa vạch lộ trình cụ thể để hồi sinh các cuộc đàm phán. Vòng đàm phán hòa bình gần nhất đã thất bại năm 2014. Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ và các đối tác vẫn đang thảo luận về một cấu trúc quản lý Gaza trong tương lai.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng "kịch bản lý tưởng nhất" là Chính quyền Palestine khôi phục một phần kiểm soát chính trị tại Gaza.
Ngày 6/11 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng đã đề xuất 5 nguyên tắc cơ bản để định hướng tương lai của Dải Gaza sau khi cuộc xung đột Israel - Hamas kết thúc. Các nguyên tắc, được gắn với triển vọng giải pháp hai nhà nước, bao gồm việc chấm dứt sự kiểm soát của Hamas đối với dải đất hơn 2,4 triệu dân này và dỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do Israel và Ai Cập áp đặt kể từ năm 2007. Năm nguyên tắc đối với Dải Gaza do Chủ tịch von der Leyen đề xuất gồm: Không có nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố; Không có chính phủ do Hamas lãnh đạo; Không có sự hiện diện an ninh lâu dài của Israel; Không có sự cưỡng bức di dời đối với người Palestine; Không có sự phong tỏa kéo dài. Tuy vậy, bà von der Leyen thừa nhận rằng tất cả những điều này có vẻ quá tham vọng khi xung đột vẫn đang diễn ra ác liệt. Cộng đồng quốc tế phải nỗ lực hết sức để duy trì hy vọng, để tìm ra giải pháp lâu dài dựa trên nguyên tắc hai nhà nước, cùng chung sống trong hòa bình và an ninh.
Thủ tướng Israel nêu điều kiện về một lệnh ngừng bắn ở Gaza Ngày 8/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu một lần nữa bác bỏ triển vọng về một lệnh ngừng bắn ở Gaza, trong bối cảnh có nhiều thông tin liên quan tới các cuộc đàm phán về một thỏa thuận tạm ngừng bắn giữa quân đội nước này và Hamas. Khói lửa bốc lên tại Dải Gaza sau vụ oanh tạc của Israel ngày...