Thủ tướng Hungary kêu gọi EU dỡ bỏ trừng phạt Nga để tránh suy thoái
Theo trang tin Schengenvisainfo.com ngày 26/9, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kêu gọi EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trước cuối năm nay.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP
Trong cuộc họp giữa đảng Fidesz cầm quyền và đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, ông Orban nói rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine không còn là một cuộc xung đột cục bộ, vì vậy các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva đã biến nó thành một cuộc chiến kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Hungary cũng nhấn mạnh rằng rõ ràng xung đột sẽ còn kéo dài và giờ đây việc bảo vệ an ninh, kinh tế và chủ quyền của Hungary có tầm quan trọng lớn hơn.
“Đó là lý do tại sao chính phủ Hungary thành lập quỹ quốc phòng, rút binh sĩ khỏi biên giới và thành lập một đơn vị tuần tra biên giới, thêm vào đó là cần thêm quân để bảo vệ đất nước. Trong khi xung đột khiến người dân lo lắng thì lạm phát lại tác động trực tiếp đến họ”, ông Orban nói.
Theo ông Orban, trước cuộc bầu sắp tới ở nước này, các xu hướng kinh tế có thể dự báo trước được bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng EU vẫn thông qua các lệnh trừng phạt, trong đó có lệnh cấm mua dầu và khí đốt, khiến giá khí đốt tăng gấp ba lần kể từ tháng 6.
Video đang HOT
Ông Orban cho rằng nếu EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt, giá cả sẽ ngay lập tức giảm một nửa, cùng với lạm phát, lưu ý nền kinh tế châu Âu sẽ hồi sinh và tránh được một cuộc suy thoái đang đến gần.
Trước đó, Hungary đã thông báo rằng họ sẽ không ủng hộ hạn chế thị thực đối với người Nga, bất chấp một số quốc gia khác áp đặt lệnh cấm như vậy.
Theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hungary, Peter Szijjarto, Budapest thậm chí không muốn thảo luận về các biện pháp trừng phạt năng lượng, vì nước này phụ thuộc khoảng 85% vào khí đốt của Nga.
Ngoài ra, ông Szijjarto cũng chỉ ra rằng Hungary không thể tự cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên nếu không có các nguồn năng lượng của Nga.
Ông Szijjártó còn nhấn mạnh rằng chính sách trừng phạt của EU đã “thất bại”, vì nó đang gây ra nhiều thiệt hại cho châu Âu hơn là cho quốc gia bị trừng phạt.
“Nền kinh tế châu Âu đang tiến tới suy thoái, những điều này đã lâu không xuất hiện, nguồn cung cấp năng lượng an toàn đã trở thành dĩ vãng ở châu Âu, lạm phát cao ngất trời, giá nhiên liệu và thực phẩm tăng vọt. Vì vậy, một giải pháp chắc chắn là cần thiết, bởi vì người dân châu Âu không phải chịu trách nhiệm cho cuộc xung đột này, chúng ta không thể bắt họ phải trả giá cho cuộc xung đột này”, ông Szijjártó nói với CNN.
Hungary muốn trưng cầu dân ý về các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga
Hiện chưa có nước nào trong EU tham khảo ý kiến người dân về các lệnh trừng phạt đối với Nga và Hungary sẽ là nước đầu tiên làm như vậy.
Thủ tướng Hungary (giữa) trong một phiên họp. Ảnh: EPA
Theo trang tin Euronews ngày 23/9, Fidesz - đảng cầm quyền của Hungary muốn tổ chức thăm dò ý kiến công dân nước này về việc liệu họ có ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu áp đặt đối với Nga do cuộc xung đột ở Ukraine hay không.
Mate Kocsis, một trong những lãnh đạo của Fidesz cho biết tại một cuộc họp báo rằng đảng này có kế hoạch kêu gọi một "cuộc tham vấn quốc gia" về các biện pháp trừng phạt năng lượng mà theo ông đã được quyết định bởi "giới tinh hoa ở Brussels" của EU.
"Các biện pháp trừng phạt đang gây hại. Chúng đang phá hủy nền kinh tế của châu Âu. Chúng tôi phải thuyết phục những người ra quyết định ở châu Âu, những thành viên của giới tinh hoa, rằng họ không nên duy trì các lệnh trừng phạt năng lượng bởi vì nó sẽ xuất hiện những vấn đề lớn", ông Kocsis nói.
Theo ông Kocsis, Nga đã trở nên giàu có hơn trong khi EU lại nghèo đi, và nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, sẽ không có lạm phát và không có suy thoái. Ông Kocsis lưu ý rằng đến nay chưa có nước nào trong EU tham khảo ý kiến người dân về các lệnh trừng phạt và Hungary sẽ là nước đầu tiên làm như vậy.
Cuộc thăm dò mà Chính phủ Hungary gọi là "tham vấn quốc gia", là một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức dành cho mọi người trưởng thành ở Hungary. Cuộc thăm dò này có thể được thực hiện qua đường bưu điện hoặc điền trực tuyến.
Các cuộc khảo sát như vậy, được Chính phủ do Thủ tướng Viktor Orban lãnh đạo đưa ra nhiều lần kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2010, để thể hiện sự hỗ trợ cho các chính sách trong nước của mình. Phe đối lập thường xuyên kêu gọi tẩy chay hoặc hoặc bỏ phiếu không hợp lệ.
Trong cuộc họp báo, ông Kocsis thừa nhận rằng cuộc tham vấn là một "công cụ chính trị" mà chính phủ có thể sử dụng trong các cuộc tranh luận với EU về việc có nên gia hạn hay áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga hay không. Ông cho biết Chính phủ sẽ quyết định thời gian của cuộc thăm dò.
Gần đây, Chính phủ Hungary đã lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva, cho rằng chúng đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế châu Âu hơn là cho Nga. Budapest cũng đã từ chối cung cấp vũ khí cho nước láng giềng Ukraine hoặc cho phép chuyển giao vũ khí của họ qua biên giới với quốc gia đang trải qua xung đột này.
Trích dẫn các nguồn tin riêng của mình, hôm 22/9, nhật báo Magyar Nemzet đưa tin Thủ tướng Viktor Orbán đã kêu gọi các chính trị gia trong liên minh "cố gắng hết sức để đảm bảo rằng EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này chậm nhất là vào cuối năm nay".
Thủ tướng Hungary: Châu Âu bước vào thời kỳ 'chiến tranh kinh tế và năng lượng' Theo nhà lãnh đạo Hungary, cùng với cuộc xung đột ở Ukraine, 'cuộc chiến' cũng đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế châu Âu, thể hiện qua việc giá năng lượng tăng. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ảnh: Hungarytoday.hu Nhật báo Hungary mới đây dẫn lời Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho rằng lịch sử...