Thủ tướng: Hạn chế tối đa sự kiện tập trung đông người dịp Tết Dương lịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2022, không tổ chức bắn pháo hoa, hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch 2022.
Công điện nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự lây lan rất nhanh của biến chủng Omicron.
Dù trong thời điểm dịch bệnh phức tạp nhưng nhiều nơi, nhiều lúc vẫn diễn ra tình trạng tập trung đông người, nguy cơ lây lan dịch. Trong ảnh: Cảnh người và xe chen nhau bên bờ Hồ Gươm – Hà Nội dịp Trung thu (Ảnh: Hữu Nghị).
Để kiểm soát dịch bệnh, không để quá tải cả hệ thống y tế, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, tất cả các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng về phòng chống dịch bệnh như thực hiện 5K, tổ chức tiêm vaccine, đảm bảo thuốc và oxy y tế, giám sát dịch và chăm sóc, điều trị người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 ngay tại cơ sở…
Video đang HOT
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm tham quan, du lịch, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị…
Thủ tướng yêu cầu, trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, không tổ chức bắn pháo hoa, hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người.
Bộ Y tế được giao tăng cường các giải pháp chuyên môn giám sát dịch bệnh, biến chủng của virus để chỉ đạo, đề xuất chỉ đạo theo thẩm quyền các biện pháp ứng phó hiệu quả, phù hợp.
Kiến nghị có cơ chế đặc thù cho các địa phương được sáp nhập
Chiều 10-12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 tại quận 3.
Đoàn đại biểu Quốc hội đã có buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại quận 3 - Ảnh: KIM ÚT
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, quận 3 có 1 đơn vị hành chính bắt buộc sắp xếp (phường 6) và 1 đơn vị hành chính khuyến khích sắp xếp (phường 7). Do đó từ tháng 1-2021, địa phương sáp nhập 3 phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu.
Ông Phạm Minh Trung - chủ tịch phường Võ Thị Sáu - cho biết sau khi sáp nhập, diện tích lớn và mật độ dân số đông đã đem đến nhiều thách thức như trụ sở của phường nhỏ, khiến việc giải quyết hồ sơ, tiếp dân... gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, phường nằm trên địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị khi có 6 lãnh sự quán, 29 cơ sở tôn giáo lớn và nhiều cơ quan khác... dẫn đến sức ép về an ninh đối với công an địa bàn.
Bên cạnh đó, với số lượng người dân trên 36.000 người nhưng phường chỉ có 1 trạm y tế với 1 bác sĩ trưởng trạm và 9 nhân viên y tế. Từ đó, dẫn đến việc quá tải hệ thống y tế, nhiều trường hợp người dân không liên lạc được với trạm y tế.
Từ những khó khăn trên, chủ tịch phường Võ Thị Sáu kiến nghị nên có cơ chế đặc thù cho các phường sáp nhập.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Võ Văn Đức - chủ tịch UBND quận 3 - nêu lên nhiều bất cập như: số dân ở phường theo thống kê ban ngày hơn 100.000 người vì tại đây có nhiều văn phòng, trường đại học, bệnh viện... nhưng đến đêm họ về hết, chỉ còn lại bảo vệ ở tòa nhà, nếu có chuyện gì xảy ra sẽ không có lực lượng ứng biến kịp.
Bên cạnh đó, ông Đức cũng kiến nghị TP sớm cho xây dựng trụ sở UBND phường Võ Thị Sáu. Xem xét có cơ chế đặc thù cho các phường sáp nhập, ví dụ thêm một phó bí thư phụ trách xây dựng Đảng, 1 phó chủ tịch để giải quyết hồ sơ, tăng thêm lực lượng công an, quân sự, lực lượng y tế, có cơ chế tài chính riêng...
Bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội - phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: KIM ÚT
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội - chia sẻ khó khăn mà đội ngũ cán bộ công chức phường hiện nay phải đối mặt.
Bên cạnh đó, bà Tuyết cho hay trong việc thực hiện các nghị quyết, quận đã triển khai đầy đủ các bước theo quy định. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân cũng như trong đội ngũ cán bộ viên chức.
Về giải quyết hồ sơ cho người dân, các phòng ban của quận, phường đã tập trung triển khai hướng dẫn người dân, mặc dù có nhiều khó khăn do khối lượng viên chức giảm, công việc nhiều nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo quy định, không có phản ánh của người dân về vấn đề này. Đồng thời, quận đã sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn, đảm bảo mục tiêu đề ra. Tinh gọn lại bộ máy nhưng vẫn đảm bảo vai trò, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận các kiến nghị của quận. Đồng thời, bà Tuyết đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu báo cáo trong đề xuất lần này về bố trí nhân sự cho phường để đảm đương tốt nhiệm vụ trong trường hợp mật độ dân số cao.
Cơ sở y tế ngoài công lập có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch COVID-19 Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng chống dịch COVID-19 khi được huy động. Chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, nhất là tham gia giám sát, phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19, tiêm chủng... Bộ Y tế vừa có...