Thủ tướng Estonia từ chức
Đài truyền hình Estonia ERR ngày 15/7 đưa tin Thủ tướng Kaja Kallas và chính phủ của bà đã từ chức.
Chính phủ đương nhiệm sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi Nội các mới nhậm chức.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas phát biểu tại Tallinn. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thủ tướng Kallas đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Alar Karis và Chính phủ đã triệu tập cuộc họp bất thường, tại đó Thủ tướng và toàn bộ thành viên chính phủ đã tuyên bố từ chức.
Bà Kaja Kallas gần đây đã được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lựa chọn giữ chức Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU cho nhiệm kỳ 5 năm sắp tới.
Video đang HOT
Bà Kallas sẽ vẫn giữ chức quyền Thủ tướng Estonia cho đến khi chính phủ mới được phê chuẩn vào đầu tháng 8 tới.
Estonia nói NATO cần 5 năm để chuẩn bị cho kịch bản đối đầu trực tiếp với Nga
Hôm 16/1, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có 3 đến 5 năm để chuẩn bị cho cuộc đối đầu trực tiếp có thể xảy ra với Nga.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), nhận định của bà Kallas được đưa ra sau khi truyền thông Đức tiết lộ hồi tuần trước rằng Berlin đang chuẩn bị cho tình trạng leo thang căng thẳng với Nga. Họ dự đoán kịch bản này có thể xảy ra sớm nhất là vào mùa hè năm 2025. Tuy nhiên, Moskva đã bác bỏ những suy đoán này.
Thủ tướng Kallas cho biết Cơ quan tình báo Estonia VLA dự đoán NATO có thời gian từ 3 đến 5 năm để chuẩn bị cho kịch bản này. Đồng thời, bà lưu ý rằng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự đoàn kết, khả năng ổn định tinh thần và giữ vững lập trường đối với Ukraine.
"Điều Nga muốn là chúng ta ngừng viện trợ Ukraine để tập trung vào nguồn lực và sức mạnh quốc gia", bà nói với tờ báo Anh.
Trong tháng này, Estonia đã cam kết viện trợ 1,3 tỷ USD cho Ukraine đến năm 2027. Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy đã có chuyến công du đến Estonia, bên cạnh Latvia và Litva.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Ukraine đã tuyên bố rằng cuộc chiến của họ với Nga là để bảo vệ nền hòa bình chung châu Âu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng từng cáo buộc Moskva có thể tấn công một quốc gia NATO sau khi đánh bại Ukraine. Phát biểu này được đưa ra khi ông hối thúc phe đối lập Cộng hoà tại Quốc hội tiếp tục tài trợ cho Kiev. Ông nhấn mạnh trong kịch bản này, Mỹ sẽ phải bảo vệ người châu Âu. Song lập luận này không thuyết phục được các nhà lập pháp còn hoài nghi.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Ukraine ngày càng gặp khó khăn trong việc thuyết phục phương Tây duy trì viện trợ, đặc biệt sau nỗ lực phản công không mang lại bất kỳ bước tiến về mặt lãnh thổ đáng kể nào từ năm ngoái.
Thêm vào đó, còn có tình trạng bế tắc do vấp phải rào cản từ cơ quan lập pháp Mỹ, hay cuộc tranh cãi khiến Hungary phủ quyết viện trợ của EU khiến gói hỗ trợ cho Kiev vẫn chưa được thông qua. Tổng giá trị hai gói viện trợ được đề xuất là hơn 110 tỷ USD.
Về phần mình, Moskva đã bác bỏ những tuyên bố của phương Tây rằng cuộc xung đột của họ với Kiev nhằm mục đích chinh phục lãnh thổ. Theo giới lãnh đạo Nga, Mỹ và các đồng minh đã làm gia tăng căng thẳng bằng cách mở rộng khối NATO ở châu Âu, vi phạm cam kết của chính họ và bất chấp sự phản đối của Nga.
Giới chức Moskva tuyên bố cam kết của NATO về việc kết nạp Ukraine và các động thái khác đã đặt ra mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia Nga.
Hôm 14/1, trích dẫn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Đức, tờ Bild đưa tin Berlin đang chuẩn bị cho cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 15/1 đã bác bỏ những suy đoán này, so sánh kịch bản này giống như dự báo tử vi. Phát ngôn viên của Điện Kremlin cũng cho rằng suy đoán này dường như là một trò lừa bịp.
Ủy ban châu Âu bầu lãnh đạo mới Ngày 17/6, các lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EC) đã họp để thảo luận về việc bầu chọn lại các vị trí lãnh đạo cao nhất khối. Trong đó, đương kim Chủ tịch EC Ursula von der Leyen được đánh giá là nhiều khả năng sẽ tái đắc cử. 27 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ của EU...