Thủ tướng Đức tiếp đón nguyên thủ thế giới đổ về Đức nhóm họp G20
Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20, với tư cách chủ nhà, Thủ tướng Đức Angela Merkel liên tục tiếp đón các nguyên thủ quốc gia trên thế giới chuẩn bị nhóm hop ở thành phố Hamburg, miền bắc nước này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đáp máy bay xuống sân bay Hamburg hôm 6/7, bắt đầu chuyến thăm Đức. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Đức Angela Merkel đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. (Ảnh: Reuters)
Tối 6/7 giờ địa phương, tại thành phố Hamburg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: Thống Nhất-TTXVN)
Ngày 5/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Phu nhân đã lên đường sang Đức, bắt đầu chuyến công du 6 ngày để dự hội nghị G20. Đây là sự kiện ngoại giao đa phương quốc tế đầu tiên mà ông Moon Jae-in tham dự kể từ khi nhậm chức. (Ảnh: Chosun Ilbo)
Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 5/7 (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc họp báo chung hôm 5/7 tại Berlin. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký kết hợp đồng giữa chủ Chủ tịch tập đoàn Siemens (Đức) với Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển kinh tế Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Merkel trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Đức tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/7, một ngày trước Hội nghị G20. (Ảnh: Reuters)
Hai nhà lãnh đạo bắt tay thân mật tại lễ tiếp đón. Việc tham dự hội nghị G20 là một phần trong chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông Trump kể từ khi nhậm chức. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫy chào báo giới khi được tiếp đón tại Đức. (Ảnh: Getty)
Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống pháp Macron cùng Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tổ chức họp báo chung trước thềm hội nghị G20. (Ảnh: Getty)
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull bắt đầu chuyến thăm Đức từ ngày 6/7, một ngày trước hội nghị G20. (Ảnh: Reuters)
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc họp song phương ngay sau lễ tiếp đón. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước thềm hội nghị G20. (Ảnh: Reuters).
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Đức nói Trump sẽ bị cô lập ở G20 về biến đổi khí hậu
Thủ tướng Đức nói Tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cô lập tại hội nghị G20 vì quan điểm của ông về biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp nhau tại Hamburg, Đức, ngày 6/7. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Donald Trump có thể đã tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định bảo vệ khí hậu năm 2015 nhưng "rất nhiều quốc gia muốn thực hiện" nó, AFP dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời báo giới trước khi bắt đầu cuộc họp với ông chủ Nhà Trắng hôm 6/7 tại thành phố Hamburg.
Ngăn biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng mà các lãnh đạo thế giới tập trung tại Hamburg, Đức, dự hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 7 và 8/7 chưa tìm được sự đồng thuận.
Các cuộc đàm phán về vấn đề này sẽ "không dễ dàng" đối với Trump, người từng gọi biến đổi khí hậu là "trò lừa của Trung Quốc", theo bà Merkel. Để chuẩn bị cho hội nghị G20, các nhà đàm phán từ 20 cường quốc đã tranh luận suốt nhiều ngày nhằm đưa ra một thông cáo chung.
Nguồn tin hiểu quá trình đàm phán nói văn bản cuối cùng của G20, dự kiến hoàn tất vào sáng 8/7, phản ánh tình thế "19 chọi Mỹ", nhấn mạnh hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là "không thể đảo ngược". Nó tái khẳng định các quốc gia G20 còn lại cam kết với hiệp định Paris và "lưu ý" quyết định của Mỹ.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel, sau cuộc gặp Trump - Merkel, nói Mỹ và Đức vẫn "mâu thuẫn đáng kể" trong vấn đề khí hậu và thương mại.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 nước thông qua tại Pháp hồi tháng 12/2015. Các quốc gia nhất trí cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu.
Tổng thống Trump cho rằng Hiệp định Paris, được ký dưới thời Barack Obama, mang lại cho các nước khác lợi thế trước ngành công nghiệp Mỹ, phá hủy việc làm ở Mỹ. Trump ngày 1/6 tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định Paris, bị ông mô tả là "tồi tệ".
Như Tâm
Theo VNE
Thủ tướng Đức coi trọng vị thế của Việt Nam Thủ tướng Đức đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thành phố Hamburg. Thủ tướng Đức Angela Merkel đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN. Tại buổi tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 6/7, Thủ tướng Angela Merkel cho biết Đức mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng...