Thủ tướng Đức tiêm Moderna sau khi tiêm AstraZeneca
Thủ tướng Đức Merkel tiêm vaccine Moderna, sau khi đã tiêm mũi đầu tiên AstraZeneca, khi một số nghiên cứu cho thấy kết hợp hai vaccine sẽ hiệu quả hơn.
Phát ngôn viên chính phủ Đức hôm 22/6 cho biết Thủ tướng Angela Merkel đã được tiêm vaccine của hãng dược Mỹ Moderna cho liều tiêm thứ hai trong những ngày gần đây.
Nữ Thủ tướng 66 tuổi tiêm liều vaccine đầu tiên của AstraZeneca vào tháng 4, hơn hai tuần sau khi giới chức Đức khuyến cáo chỉ sử dụng loại vaccine này cho những người từ 60 tuổi trở lên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo ở Berlin hôm 22/6. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Hàng triệu liều AstraZeneca đã được sử dụng một cách an toàn ở châu Âu, nhưng những lo ngại vẫn còn về hiện tượng máu đông hiếm gặp ở một số cực ít những người được tiêm.
Hàng chục quốc gia đã tạm dừng sử dụng vaccine AstraZeneca hồi tháng 3 hoặc hạn chế sử dụng vaccine này cho người lớn tuổi. Tuy nhiên, một số nước, bao gồm cả Đức, đã tiếp tục sử dụng đầy đủ hoặc kèm theo các hạn chế sau khi cơ quan quản lý y tế cho biết lợi ích của vaccine lớn hơn bất kỳ rủi ro nào.
Sau khởi đầu trì trệ, việc triển khai tiêm chủng của Đức tăng tốc mạnh mẽ những tuần gần đây. Tính đến 22/6, 51,2% dân số đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Một số chuyên gia tin rằng việc chuyển đổi sang loại vaccine khác ở liều tiêm thứ hai có thể tăng cường khả năng miễn dịch và một số nghiên cứu y tế đang được tiến hành. Một nghiên cứu nhỏ của Anh về kết hợp vaccine cho thấy những người được tiêm Pfizer sau mũi tiêm AstraZeneca, hoặc ngược lại, có nhiều khả năng xuất hiện triệu chứng sau tiêm chủng nhẹ hoặc trung bình hơn so với khi được tiêm hai liều cùng loại.
Đức cùng một số quốc gia đã chọn sử dụng vaccine Pfizer hoặc Moderna cho liều thứ hai sau khi tiêm AstraZeneca.
Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada tuần trước cho biết những người đã tiêm vaccine AstraZeneca liều đầu tiên nên tiêm Pfizer hoặc Moderna cho mũi thứ hai. Ủy ban ban đầu nói rằng những người tiêm AstraZeneca “có thể” tiêm Pfizer hoặc Moderna cho mũi thứ hai nếu họ muốn, nhưng sau đó khẳng định vaccine Pfizer hoặc Moderna là lựa chọn “ưu tiên”.
Thủ tướng Canada bảo vệ quyết định gia hạn lệnh đóng cửa biên giới với Mỹ
Ngày 18/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ về việc gia hạn các hạn chế đối với hoạt động đi lại không thiết yếu đến Mỹ.
Cửa khẩu biên giới Canada - Mỹ tại Lansdowne, bang Ontario (Mỹ) đóng cửa do dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Trudeau, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi thứ nhất và mũi thứ 2 tại Canada vẫn chưa đạt đến ngưỡng an toàn để nới lỏng hoạt động đi lại xuyên biên giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, biên giới Canada-Mỹ sẽ vẫn đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu đến ngày 21/7 tới. Lệnh này được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 3/2020 và được gia hạn hàng tháng kể từ đó. Các biện pháp hạn chế ở khu vực biên giới mặc dù không ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại giữa hai nước, nhưng đã bóp nghẹt hoạt động du lịch.
Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh Canada phải đạt mục tiêu 75% dân số được tiêm mũi thứ nhất và ít nhất 20% được tiêm mũi thứ 2 trước khi có thể bắt đầu nới lỏng các quy định. Ottawa đang lên kế hoạch sớm giảm bớt các hạn chế về kiểm dịch nhập cảnh đối với công dân Canada, thường trú nhân đã được tiêm phòng đầy đủ và các cá nhân khác đủ điều kiện. Thủ tướng Trudeau cho biết Canada dự kiến nhận được 68 triệu liều vaccine vào cuối tháng 7, đủ để tiêm chủng cho 33,2 triệu người Canada trên 12 tuổi. Hiện nay, khoảng 16% người Canada được tiêm chủng đầy đủ và 2/3 đã được tiêm mũi đầu tiên.
Tuy nhiên, hộ chiếu vaccine - chứng nhận quốc gia về tình trạng tiêm chủng - sẽ chưa được triển khai vào mùa Hè này, mà là mục tiêu trung hạn cho mùa Thu năm 2021.
Hồi tuần trước, Canada thông báo công dân nước này, thường trú nhân đã tiêm phòng đầy đủ và những khách nhập cảnh vì lý do thiết yếu sẽ chỉ phải cách ly trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều nếu có xét nghiệm âm tính với COVID-19 khi nhập cảnh. Những thay đổi này đồng nghĩa với việc những hành khách đến Canada bằng đường hàng không, nếu đủ điều kiện nhập cảnh, có thể không phải cách ly tại khách sạn do chính phủ chỉ định, mà cách ly tại nhà cho đến khi họ nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Hiện chỉ những loại vaccine đã được phê duyệt ở Canada mới được chấp nhận để xác định liệu một khách du lịch có được coi là đã tiêm phòng đầy đủ hay không. Thủ tướng Trudeau cho biết Canada có thể mở rộng phạm vi các loại vaccine được chấp nhận đối với những loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng.
Ít nhất 25 quốc gia, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Đan Mạch, có kế hoạch mở cửa lại biên giới đối với những du khách đã tiêm phòng từ một số quốc gia. Nhiều nước yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính và bằng chứng chính thức về việc tiêm chủng, trong khi một số nước đang cho phép những khách du lịch chưa tiêm chủng có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Hiện nay, có những dấu hiệu cho thấy Mỹ chưa sẵn sàng chào đón những người Canada đã tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Các rạp hát ở New York hiện chỉ chấp nhận những cá nhân đã tiêm vaccine được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt như Pfizer-BioNTech, Moderna hoặc Johnson & Johnson.
Các nước châu Á có thể nhận vắc xin của Pfizer, Moderna từ Mỹ thay vì AstraZeneca Vì không có đủ lượng vắc xin AstraZeneca, Mỹ dự định thay hàng chục triệu liều vắc xin này bằng các loại khác như Pfizer, Moderna, BioNTech, Johnson & Johnson trong chương trình chia sẻ vắc xin COVID-19 cho thế giới. Minh họa về vắc xin AstraZeneca - Ảnh: REUTERS Trước đó, Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 80 triệu liều vắc...