Thủ tướng Đức ngã khi lên sân khấu phát biểu
Thủ tướng Merkel vấp ngã khi lên sân khấu phát biểu trong một sự kiện kinh doanh ở Berlin hôm 28/11.
“Tôi không nhìn thấy cầu thang, tôi sẽ tìm thấy chúng lần sau”, bà Merkel nói đùa sau khi đứng dậy trở lại.
Vấn đề sức khỏe của nữ Thủ tướng Đức trở thành tâm điểm trong vài tháng trở lại đây khi bà liên tục run rẩy trong các sự kiện tiếp đón lãnh đạo các nước.
Video: Thủ tướng Đức ngã khi lên phát biểu
Lần đầu tiên người ta thấy bà Merkel “run bần bật” là trong buổi tiếp đón chính thức Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 18/6. Lần thứ hai Thủ tướng Đức gặp phải hiện tượng tương tự là vào ngày 27/6 trong cuộc họp với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Lần run thứ ba xảy ra với bà Merkel vào ngày 10/7 trong cuộc gặp với Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne.
Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ Đức còn hai lần phải ngồi ghế trong lễ đón các Thủ tướng Moldova và Đan Mạch hôm 11 và 17/7, mặc dù hành động như vậy bị cho là vi phạm nghi thức ngoại giao.
Bất chấp các lo ngại về sức khỏe, Thủ tướng Merkel khẳng định bà vẫn ổn, nhấn mạnh bản thân không có ý định từ chức trước khi hết nhiệm kỳ năm 2021.
Bà Merkel, 65 tuổi không có tiền sử về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và giữ chức Thủ tướng Đức từ năm 2005.
Thủ tướng Angela Merkel là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất của Liên minh châu Âu, được mô tả là Nữ hoàng Đức và thậm chí là Hoàng hậu của châu Âu, theo BBC. Bà tuyên bố sẽ từ chức khi nhiệm kỳ hiện tại – cũng là nhiệm kỳ thứ tư của bà kết thúc năm 2021.
Nữ chính khách 65 tuổi nổi tiếng là người có sức làm việc đáng nể phục. Bà thường trụ lại lâu hơn tại các hội nghị thượng đỉnh EU so với các lãnh đạo khác và khả năng tập trung vào các chi tiết thảo luận phức tạp trong các cuộc họp về đêm.
(Nguồn: Daily Mail)
SONG HY
Theo vtc.vn
Đức đánh giá cao vai trò của Ai Cập trong tháo gỡ khủng hoảng Libya
Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abel Fattah Al-Sisi thảo luận về các biện pháp nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Libya.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ai Cập Abel Fattah Al-Sisi. (Nguồn: Getty)
Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abel Fattah Al-Sisi thảo luận về các biện pháp nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Libya.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Merkel bày tỏ hy vọng sớm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Libya trong các cuộc đối thoại giữa các đảng phái ở quốc gia Bắc Phi này.
Bà cho biết Đức đánh giá cao vai trò then chốt của Ai Cập trong khu vực cũng như sự lãnh đạo hiện nay của Liên minh châu Phi (AU) - mà hiện Cairo đang là chủ tịch - đối với những tiến triển gần đây ở Libya.
Theo Thủ tướng Merkel, Đức đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị với sự tham gia của các đảng phái ở Libya vào cuối năm nay để có thể nhanh chóng tìm được một giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột kéo dài 8 năm qua tại quốc gia Bắc Phi này.
Trong khi đó, về phần mình, Tổng thống Ai Cập Al-Sisi đã khẳng định lập trường cứng rắn của Cairo đối với cuộc khủng hoảng Libya.
Ông nhấn mạnh chống khủng bố, ổn định tình hình an ninh là những ưu tiên hàng đầu để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Nhà lãnh đạo Ai Cập cũng cảnh báo sự can thiệp bất hợp pháp từ nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Libya sẽ càng làm tình hình xấu thêm cũng như gây ra mối đe dọa đối với an ninh và ổn định cho toàn bộ khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải.
Kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi, Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang.
Hiện ở nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng.
Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) do ông Fayed al-Sarraj đứng đầu được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn.
Trong khi đó, lực lượng LNA của Tướng Khalifa Hafta ủng hộ chính quyền ở miền Đông.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi tướng Haftar được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp.
Tháng Tư vừa qua, lực lượng của Tướng Hafta đã phát động chiến dịch tấn công nhằm giành kiểm soát thủ đô Tripoli.
Xung đột leo thang kể từ đó đến nay đã làm 1.000 người thiệt mạng và 120.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Liên hợp quốc đã ra nghị quyết kêu gọi các quốc gia có ảnh hưởng với các bên tham chiến tại Libya hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn và giải pháp chính trị cho cuộc xung đột./.
Theo Anh Đức (TTXVN/Vietnamplus )
Liên minh cầm quyền Đức đạt thỏa thuận ngăn khủng hoảng chính phủ Đảng CDU/CSU đã đồng ý với đề xuất của đảng SPD về việc nâng mức lương hưu cơ bản cho người lao động có thu nhập thấp và làm việc trong ít nhất 35 năm. Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 2, phải) cùng các lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ xã hội (SPD)....