Thủ tướng Đức mong gỡ ngay lệnh cấm vận với Nga
Thủ tướng Đức muốn sớm dỡ bỏ các cấm vận kinh tế đối với Nga, thêm lần nữa thể hiện mối thân tình lâu năm.
Các nghị sỹ Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Đức ngày 16/2 cho biết Thủ tướng Angela Merkel muốn sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, vốn được đặt ra do những cáo buộc của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan cuộc xung đột ở Ukraine, song chưa có cơ sở cho hành động như vậy.
Phát biểu tại một cuộc gặp với các nghị sỹ CDU, Thủ tướng Merkel cho biết bà muốn “sớm dỡ bỏ ngay hôm nay” các biện pháp trừng phạt áp đặt nhằm vào Nga, song quyết định dỡ bỏ trừng phạt phải được thực hiện trên cơ sở thực tế, điều hiện vẫn chưa được đáp ứng tại các khu vực miền Đông Ukraine hiện do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.
Thủ tướng Đức mong muốn sớm dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Nga.
Theo nhà lãnh đạo Đức, Moskva cần thực thi hoặc tác động để lực lượng đòi độc lập tuân thủ mọi điều khoản trong thoả thuận hoà bình Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Điều mong muốn trên của Thủ tướng Đức xuất phát ngay từ thực tế rằng kinh tế nước này đang phải gánh chịu những hệ quả của các biện pháp cấm vận kinh tế Nga đáp trả lại.
Theo ước tính của Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu, trong năm 2015, nền kinh tế Đức mất tới 290.000 việc làm và bị mất 10 tỷ USD doanh thu đáng lẽ phải có từ thị trường Nga. Năm 2014, xuất khẩu từ Đức sang Nga giảm 7,2 tỷ USD so với năm 2013.
Trong khi đó, nhìn nhận một thực tế trước mắt ảm đạm, nhiều công ty Đức đã gây áp lực lên chính quyền để chính phủ mau tìm cách tháo dỡ lệnh trừng phạt kinh tế Nga càng sớm càng tốt.
Hồi cuối tháng 12/2015, Công ty đường sắt Nga và Tập đoàn đường sắt Trung Quốc tiến hành khởi động dự án tuyến đường sắt cao tốc nối liền Moscow tới thành phố Kazan của nước này, làm giảm thời gian đi lại tới Bắc Kinh. Theo Phó Giám đốc công ty đường sắt Nga Aleksandr Misharin, dự án trên còn nhận được đề nghị từ Đức ký kết hợp tác, trong đó Đức cam kết sẽ đầu tư 2 tỷ Euro cho dự án này với nhiều điều kiện khác nhau.
Các đòn cấm vận kinh tế đối với Nga được Chính phủ Đức cùng 27 nước châu Âu khác nhất trí kéo dài thêm 6 tháng do sự can dự của Nga vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cùng EU áp đặt các cấm vận kinh tế Nga, Đức từng nỗ lực với Nga làm cầu nối trong bàn hòa giải với Ukraine. Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 23/10/2015, phát biểu tại một cuộc hội thảo kinh tế Đức-Ukraine ở thủ đô Berlin, bày tỏ mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả Ukraine và Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, không chỉ Đức mà nhiều nước trong khối châu Âu đang phải gánh chịu các hậu quả kinh tế sau khi áp đặt các đòn kinh tế với Nga và tiếp tục gia hạn thêm. Mới nhất là Pháp mà đại diện là Chủ tịch Thượng viện Gerard Larcher trong cuộc gặp mặt với người đồng cấp Nga cũng thể hiện quan điểm rằng đang phản đối mạnh mẽ các lệnh trừng phạt mà EU dành cho Nga.
Nga và EU cấm vận ngược nhau: nhiều nước EU muốn xuống nước.
Ngày 16/11/2015, cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Pháp Francois Hollande hủy bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, giúp 2 quốc gia có thể đoàn kết trong cuộc chiến đấu chung chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Sau đó là đến Ý khi Thủ tướng Matteo Renzi đã hoãn việc phê chuẩn kéo dài cấm vận kinh tế Nga khi ngay lúc áp đặt các lệnh cấm vận thì đường ống khí đốt mà Nga và Ý cùng một số nước khác hợp tác mang tên South Stream đã bị ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế lâu năm khác.
Huy Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga và Iran trước hai đòn đánh của phương Tây
Việc Mỹ và EU thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran rồi sau đó lại áp một lệnh trừng phạt mới với Tehran cùng lúc tác động tới cả Nga và Iran.
Thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran của Mỹ và EU khiến giá dầu giảm mạnh.
Người ta từng dự báo đến tháng 7-2016, Mỹ và EU mới dỡ bỏ lệnh cấm vận cho Iran nhưng việc các nước phương Tây "đẩy nhanh" quá trình này khiến giới phân tích nghi ngờ rằng quyết định của phương Tây thực chất là nhằm vào Nga, bởi lẽ giá dầu giảm sẽ càng khiến Nga thêm khốn đốn.
Ngày 18/1, giá dầu thế giới rớt xuống mốc 28USD/thùng, mức thấp nhất từ năm 2003 đến nay sau khi Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại chương trình hạt nhân của Iran vào ngày 16/1. Mặc dù Iran chưa đưa thùng dầu mới nào vào thị trường nhưng yếu tố tâm lý lo ngại rằng lượng dầu xuất khẩu của Tehran sẽ gia tăng nên khiến giá dầu giảm.
Sự trở lại của "ông lớn dầu khí" Iran đã khiến các nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu từ xuất khẩu dầu lo lắng, Nga, Arab Saudi, Iraq, Venezuela... phải điều chỉnh lại kế hoạch tài chính thu chi quốc gia. Đặc biệt là Nga và Venezuela.
Venezuela có lẽ là quốc gia lâm vào tình cảnh bi đát nhất vì giá dầu giảm. Nền kinh tế nước này đang lún sâu vào khủng hoảng kể từ sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Hugo Chavez trùng với thời điểm thị trường dầu mỏ đi xuống. Thu nhập của nước này phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu khí và dùng để nhập lương thực. Thu nhập sụt giảm gây ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Theo các dữ liệu kinh tế lần đầu tiên được công bố từ hơn một năm qua, GDP của nước này tính đến cuối năm 2015 giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước đó. Tỷ lệ lạm phát vào cuối quý III cùng năm là 141,5%. Venezuela đang phải dùng dự trữ ngoại hối để chi tiêu công. Chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 15/1 đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 60 ngày nhằm giải cứu nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới sẽ tiếp tục giảm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự báo nền kinh tế vốn phụ thuộc tới 96% vào xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela sẽ suy giảm từ 6-10% và tỷ lệ lạm phát có thể lên tới 200% trong năm nay và có khả năng Venezuela sẽ lâm vào tình trạng phá sản.
Trong khi đó, nền kinh tế Nga đang rơi vào khủng hoảng. Nguồn thu từ dầu mỏ chiếm 1/2 ngân sách của Nga. Chính phủ Nga đã quyết định cắt giảm chi tiêu trong những lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, giáo dục, y tế để cân bằng ngân sách của năm 2016. Nền kinh tế xứ sở bạch dương gặp nhiều khó khăn trong nhiều tháng qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moscow do những bất đồng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng rup mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong năm 2015.
Tuy nhiên, việc giá dầu tiếp tục giảm sâu đã phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế Nga. Kể từ đầu năm 2016 đến nay, đồng rup đã mất hơn 5% giá trị. Ngân hàng Trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016. Trong Thông điệp Liên bang hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trấn an người dân khi nói rằng Moscow đã có sự chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào, kể cả sự bất ổn của giá dầu.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ giúp người dân Iran, trước hết là tái lập quan hệ ngân hàng và tài chính với thế giới. Họ được quyền gửi và nhận tiền, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Quan trọng nhất là Teheran có thể tiếp tục xuất khẩu dầu hỏa, mà lệnh cấm vận đã làm sụt giảm đến 60%.
Ngày 16/1, trả lời phỏng vấn báo giới tại thủ đô Teheran, Thứ trưởng Dầu mỏ của Iran là Amir Hossein Zamaninia cho biết đất nước Vùng Vịnh này đang hướng đến mục tiêu ngay lập tức xuất khẩu khoảng 500.000 thùng dầu mỗi ngày. Iran cũng có kế hoạch bổ sung thêm nửa triệu thùng dầu trong vài tháng tới. Vấn đề là tình trạng dầu lửa hiện nay xuống giá, dưới mức 30 USD mỗi thùng, có thể làm cho chiến thắng ngoại giao của Iran thành mật đắng.
Thật vậy, Chính phủ Iran sẽ thiếu rất nhiều tiền để phục hưng nền kinh tế. Ngoài việc được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt, Iran nay có thể tiếp cận hàng tỉ USD tài sản đã bị đóng băng trong các ngân hàng ở nước ngoài suốt nhiều năm qua.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận Iran chỉ là thủ tục sau khi nhóm P5 1 (gồm Mỹ và những thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đức và Liên minh châu Âu) cùng Iran thông qua thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Tehran vào tháng 7/2015. Theo đó, Iran sẽ ngưng toàn bộ chương trình hạt nhân quân sự để đổi lấy việc các cường quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif gặp nhau tại Vienna, Áo. Ngay thời điểm đó người ta đã dự đoán rằng dầu mỏ của Iran sẽ trở lại thị trường thế giới với số lượng ồ ạt. Trước khi bị siết chặt cấm vận, năm 2011 Iran sản xuất 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Những tin tức đó đã khiến giá dầu mỏ vốn đang giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm lại lao dốc mạnh hơn.
Người ta dự báo đến tháng 7/2016, Mỹ và EU mới dỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran nhưng việc các nước phương Tây "đẩy nhanh" quá trình này. Giới phân tích nghi ngờ rằng quyết định của phương Tây thực chất là nhằm vào Nga. Bởi lẽ giá dầu giảm sẽ càng khiến Nga thêm khốn đốn.
Trong suốt gần 2 năm qua, Nga đã khiến Mỹ và châu Âu mất mặt tại nhiều chiến trường từ Ukraine tới Syria. Để "trả thù", ngoài việc tăng cường rồi gia hạn các lệnh cấm nhằm hạ gục nền kinh tế Nga trong thời gian qua, phương Tây giờ đây còn "chơi tiếp đòn" mở cửa cho dầu mỏ Iran vào thị trường. Trong lúc Mỹ có đồng minh là Arab Saudi không chịu "siết van dầu" của khối OPEC, việc Iran trở lại sân chơi do quá cần tiền mà chấp nhận bán dầu giá rẻ sẽ càng khiến giá dầu xuống thấp.
Nếu Nga biết việc Iran sẽ trở lại thị trường dầu mỏ thế giới sẽ ảnh hưởng tới giá dầu thì tại sao Moscow không ngăn chặn ngay từ trước khi có thỏa thuận tháng 7/2015 vì Nga nằm trong số các nước thuộc nhóm P5 1 đàm phán hạt nhân với Iran.
Theo giới phân tích, vì Nga là đồng minh của Iran nên chuyện Moscow cấm cản phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm với Tehran sẽ khiến liên minh này rạn nứt. Trong việc này, Nga còn duy trì được đồng minh Iran tại Trung Đông. Bằng chứng là ngay sau khi Iran được dỡ bỏ cấm vận, Nga cũng đã ký được nhiều hợp đồng vũ khí với Tehran.
Rõ ràng là Nga biết phương Tây sẽ chơi đòn hiểm với mình, và chính quyền của Tổng thống Putin cũng đã có những bước đi ứng phó. Vấn đề là đòn đánh của phương Tây có tác dụng tới mức nào với nền kinh tế Nga hay các biện pháp chống đỡ của chính quyền Putin hiệu quả đến đâu thì cần phải một thời gian nữa mới biết được.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau việc dỡ bỏ lệnh cấm vận Iran, Mỹ lại áp thêm một sự trừng phạt mới đối với Tehran. Ngày 17/1, Mỹ tuyên bố tổng cộng có 11 công ty và các cá nhân của Iran không thể sử dụng hệ thống ngân hàng Mỹ. Những biện pháp trừng phạt mới này được coi là đòn trả đũa việc Iran bắn thử tên lửa đạn đạo của Iran vào các ngày 10/10 và 21/11/2015.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran, ông Hossein Jaber Ansari, ngay lập tức lên án các trừng phạt mới của Mỹ chống lại chương trình tên lửa đạn đạo và khẳng định đây là các hành động ""bất hợp pháp"". Các trừng phạt này có nguy cơ gây ra những căng thẳng mới trong quan hệ Iran - Mỹ.
Tổng thống Hassan Rohani tuyên bố Iran sẽ phản đối mọi biện pháp mới mà Washington đưa ra để chống lại nước này. Ông Hassan Rohani nhấn mạnh: ""(Ký) thỏa thuận hạt nhân không có nghĩa là chúng tôi tin tưởng vào Mỹ"".
Các chuyên gia nói rằng, việc Mỹ vừa dỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran rồi lại áp một lệnh trừng phạt mới là nhằm hai mục đích. Thứ nhất là nhằm trấn an những thành phần chống đối thỏa thuận hạt nhân với Iran ở Mỹ và thứ hai là dằn mặt chính quyền Tehran. Hôm 17/1, ông Obama đã nhắc lại rằng vẫn còn nhiều "bất đồng sâu sắc" giữa Mỹ với Iran, đặc biệt là trên các hồ sơ nhân quyền, tên lửa đạn đạo và khủng bố.
Cho tới nay, đối với Mỹ, Iran vẫn nằm trong danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố. Như vậy, mặc dù đã đạt thỏa thuận lịch sử về hạt nhân nhưng con đường đi đến bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ với Cộng hòa Hồi giáo Iran chắc sẽ còn dài.
TheoTiền phong
Thoát cấm vận, Iran tăng gấp đôi xuất khẩu dầu Sau khi các lệnh cấm vận được Mỹ và phương Tây xóa bỏ, Iran đang xây dựng kế hoạch lấy lại vị thế trước kia trên thị trường dầu mỏ quốc tế khi tăng lượng xuất khẩu dầu lên đến 2 triệu thùng/ngày. Iran đang xây dựng kế hoạch lấy lại vị thế trước kia trên thị trường dầu mỏ quốc tế Thông...