Thủ tướng Đức kêu gọi duy trì đối thoại với Nga bất chấp những khác biệt
Chiều tối 20/8 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc hội đàm trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài có thể là cuối cùng của bà Merkel trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Đức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) tại cuộc gặp ở Moskva, Nga, ngày 20/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc hội đàm ở Điện Kremlin, Tổng thống Putin khẳng định Berlin là một trong những đối tác chủ chốt của Moskva ở cả châu Âu và trên thế giới. Ông cho biết Đức là đối tác kinh tế lớn thứ hai của Nga, chỉ sau Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa Nga và Đức đã tăng gần gấp đôi trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo ông Putin, chuyến công du của bà Merkel đến Nga không chỉ là “một chuyến thăm chia tay” mà còn bao gồm các cuộc thương lượng mang tính xây dựng về các vấn đề khác nhau.
Video đang HOT
Về phần mình, Thủ tướng Đức Merkel cho rằng Moskva và Berlin cần duy trì đối thoại bất chấp những khác biệt giữa hai bên. Bà nêu rõ hai bên có nhiều vấn đề cần phải trao đổi, trong đó có tình hình tại Afghanistan.
Thời gian qua, quan hệ Nga – Đức nói riêng và Nga – Liên minh châu Âu (EU) nói chung không mấy êm đẹp và có những lúc còn được coi là tịnh tiến đến điểm thấp nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nguồn cơn xuất phát từ một số bất đồng cần hóa giải, như các vụ việc liên quan đến tình nghi gián điệp, tấn công mạng, hay những nhân vật có quan điểm chính trị đối lập như Aleksei Navalny. Mặc dù vậy, bà Merkel và ông Putin vẫn thường xuyên duy trì đối thoại.
Sau Nga, Thủ tướng Merkel sẽ thăm Ukraine vào ngày 22/8. Dự kiến, nhà lãnh đạo Đức sẽ có cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Tại cuộc gặp này, bà Merkel được cho sẽ trấn an Ukraine liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Cuộc bầu cử Quốc hội Đức sẽ diễn ra vào ngày 26/9 tới và bà Merkel sẽ không ra tranh cử sau 4 nhiệm kỳ liên tiếp lãnh đạo chính phủ.
Thủ tướng Đức kêu gọi hành động mạnh mẽ bảo vệ khí hậu
Bảo vệ khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Đức đang quyết liệt thực hiện thời gian qua.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP/TTXVN
Để có thể đạt được các mục tiêu đầy tham vọng trong việc bảo vệ khí hậu trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang kêu gọi các nước cần có những giải pháp mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa trong lĩnh vực này.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu nhân ngày Môi trường thế giới 5/6, Thủ tướng Merkel cho biết Đức là quốc gia tiên phong trong Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực bảo vệ khí hậu. Theo Thủ tướng Merkel, những mục tiêu bảo vệ khí hậu mà Chính phủ Đức đưa ra hồi tháng trước là những mục tiêu đầy tham vọng, nhưng Đức hoàn toàn có thể thực hiện được khi có quyết tâm và những hành động mạnh mẽ, quyết liệt.
Hồi giữa tháng 5 vừa qua, nội các Đức đã thông qua dự thảo luật bảo vệ khí hậu mới với các quy định chặt chẽ hơn sau khi Tòa án Hiến pháp liên bang nước này yêu cầu siết chặt luật bảo vệ khí hậu. Mục tiêu mà dự luật mới đưa ra là giảm 65% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 và đạt trung hòa CO2 vào năm 2045 (thay vì giảm 55% và đạt trung hòa vào năm 2050 như dự thảo luật cũ). Theo Thủ tướng Merkel, nước Đức có nhiều công cụ thích hợp để thực hiện mục tiêu này. Các biện pháp mà Đức triển khai thực hiện bao gồm quy định mức giá phát thải CO2 một cách hợp lý, loại bỏ việc sản xuất nhiệt điện than, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và chuyển sang sử dụng các loại xe chạy điện.
Trên bình diện thế giới, Thủ tướng Đức cho rằng năm 2021 có thể là "một năm quan trọng" đối với việc bảo vệ khí hậu. Bà tin tưởng Hội nghị khí hậu thế giới ở Glasgow (Scotland) vào cuối năm 2021 có thể đạt được những kết quả cụ thể. Theo bà Merkel, điều quan trọng là phải hành động một cách quyết đoán ngay từ bây giờ cũng như trong những năm tới đây, vì bảo vệ khí hậu chính là bảo tồn môi trường sống và sinh kế của loài người, không chỉ thế hệ hiện tại mà còn các thế hệ tương lai trên toàn thế giới. Do đó, Thủ tướng Đức kêu gọi các quốc gia cùng chung tay hành động, thực hiện nhiều biện pháp triệt để hơn nữa để bảo vệ khí hậu. Trong lĩnh vực này, EU đã đi được khá xa, còn Đức vẫn đang tiếp tục đặt ra cho mình những mục tiêu đầy tham vọng mới.
Bà Merkel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạn chế rác thải nhựa. Theo bà, cuộc chiến chống rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, phương châm hành động của ngày Môi trường thế giới năm nay là nói không với đồ nhựa dùng một lần. Đây là vấn đề mang tính thời sự cao, nhiều sản phẩm dùng một lần như ống hút hoặc tăm bông sẽ không còn được phép sản xuất tại EU kể từ tháng 7 tới. Từ năm 2022, các loại túi ni lông nhẹ không còn được phép lưu thông trong EU. Thủ tướng Merkel cho rằng việc sử dụng túi ni lông tràn lan như hiện nay gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, trong khi con người hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen sử dụng loại sản phẩm này. Đây sẽ là điều rất tốt cho môi trường sống của con người.
Đức muốn tái áp dụng khẩn cấp các biện pháp hạn chế Để đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Chính phủ Đức và các bang muốn áp dụng các biện pháp y tế ngay sau Lễ Phục sinh. Đứng trước làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã bắt đầu, Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn khẩn cấp tái áp dụng các biện pháp hạn chế, việc nới lỏng đời sống công cộng có...