Thủ tướng dự Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ
Tối 27/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ, sự kiện thu hút đại diện 300 doanh nghiệp hai nước tham dự.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp Ấn Độ tới kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các bạn”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui mừng thông báo: Tập đoàn TATA và Bộ Công Thương Việt Nam đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để sớm triển khai dự án BOT xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú II trị giá 1,8 tỷ USD. Đây sẽ là dự án đầu tư lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam hiện nay và là tín hiệu cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của các doanh nghiệp Ấn Độ đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo tiếp theo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Ngày nay hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, mở rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị-quốc phòng-an ninh; hợp tác kinh tế; hợp tác giáo dục đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ…
Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách Hướng Đông của mình và Việt Nam luôn coi quan hệ Đối tác chiến lược với Ấn Độ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại quốc gia. Hiện nay, Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế năng động, đang vươn lên mạnh mẽ ở Châu Á. Đây chính là những nền tảng quan trọng để quan hệ giữa hai nước thêm gắn bó, cùng nhau chia sẻ các cơ hội và tiềm năng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới.
Để nâng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước lên một tầm cao mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cần phát huy tối đa các cơ chế song phương và đa phương sẵn có để thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư. Đó là triển khai có hiệu quả các Hiệp định hợp tác mà hai bên đã ký kết, như: Hiệp định thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Lãnh sự, du lịch, hàng hải thương mại, dịch vụ hàng không… Đồng thời, hai nước cần phối hợp lợi ích chung trên các diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế như WTO, thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ, đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Thủ tướng cho biết Việt Nam đang nỗ lực cùng các thành viên hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, hình thành một thị trường chung với dân số 600 triệu người, có GDP gần 2.500 tỷ USD, có tự do di chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động. Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để các doanh nghiệp Ấn Độ thâm nhập thị trường ASEAN. Bên cạnh việc thực hiện 8 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với Liên minh châu Âu EU (EVFTA); với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); với Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA); với Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định Thương mại tự do đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP (có sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản…).
Video đang HOT
Nhìn tổng quan với triển vọng hoàn tất các Hiệp định thương mại tự do này trong thời gian 1-2 năm tới, môi trường pháp luật, kinh doanh Việt Nam sẽ thay đổi căn bản, thuận lợi hơn, cạnh tranh hơn. Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20. Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ đến Việt Nam kinh doanh, đầu tư và cùng chia sẻ những lợi thế của thị trường Việt Nam và cơ hội tiếp cận thị trường các đối tác của Việt Nam.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ đến Việt Nam kinh doanh, đầu tư và cùng chia sẻ những lợi thế của thị trường Việt Nam và cơ hội tiếp cận thị trường các đối tác của Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng nền kinh tế hai nước có nhiều nét tương đồng, đồng thời có những thế mạnh riêng, có thể hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau cùng phát triển, cụ thể: Ấn Độ có thể trở thành nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cho Việt Nam trong các ngành như dệt may, da giày, chế tạo máy…, đồng thời đề nghị Ấn Độ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường của Ấn Độ như hàng tiêu dùng, hàng điện tử, nông thủy sản, sản phẩm gỗ… Doanh nghiệp hai nước tăng cường hơn nữa hợp tác đầu tư trong lĩnh vực hai bên có thế mạnh như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chế tạo máy, hóa chất, dược phẩm, điện, dầu khí, chế biến nông thủy sản.
“Việt Nam mong muốn các tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ như TATA, IL&FS, ESSAR, GMR tham gia phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đồng thời tăng cường hợp tác du lịch song phương, đặc biệt là hình thức du lịch tâm linh và du lịch văn hóa…Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp Ấn Độ tới kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các bạn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Trước đại diện của hơn 300 doanh nghiệp hai nước tham dự Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải đáp các câu hỏi của các doanh nghiệp Ấn Độ liên quan về những chính sách đầu tư của Việt Nam.
Ấn Độ hiện là 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; 7 năm sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, kim ngạch thương mại tăng 3,4 lần, năm 2013 đạt 5,24 tỷ USD.
Hai nước đã đặt mục tiêu tăng kim ngạch thương mại đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và lên mức 15 tỷ USD vào năm 2020. Về đầu tư, tính tới tháng 9/2014, Ấn Độ có 84 dự án đầu tư FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 260 triệu USD.
Theo Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Chính phủ
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói về "Ngày Việt Nam tại Hà Lan"
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về "Ngày Việt Nam tại Hà Lan", trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới Hà Lan và Phần Lan từ 22-26/9.
Thủ tướng Mark Rutte đón Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Đoàn công tác Chính phủ Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hà Lan. Ảnh: VGP/Nguyên Linh
Thưa Thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của sự kiện "Ngày Việt Nam tại Hà Lan"
"Ngày Việt Nam ở nước ngoài" là sự kiện quảng bá quốc gia tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm giới thiệu với chính giới, nhân dân và doanh nghiệp sở tại về đất nước, con người Việt Nam cũng như những cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ... với Việt Nam
Tổ chức Ngày VN tại Hà Lan năm nay cũng không ngoài mục đích đó. Quan hệ VN và Hà Lan hiện đang phát triển rất tốt đẹp. Hai nước mới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược về thích ứng với Biến đổi khí hậu và Quản lý nước (năm 2010) và Đối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (tháng 6/2014). Hà Lan đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ 11 ở Việt Nam. Sự giao lưu giữa các địa phương và nhân dân 2 nước cũng gia tăng một cách mạnh mẽ và vững chắc, các thành phố lớn nhất của nước ta như Hà Nội, TP.HCM... đều đã thiết lập quan hệ kết nghĩa với địa phương Hà Lan từ lâu. Trong bối cảnh đó các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện "Ngày Việt Nam tại Hà Lan" 2014 là một bước triển khai các thỏa thuận cấp cao, tạo cơ hội để tăng cuờng hiểu biết của chính giới, người dân và giới doanh nghiệp Hà Lan về Việt Nam, qua đó thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước về mọi mặt.
Thưa Thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết sự kiện lần này gồm những hoạt động gì và xin Thứ trưởng đánh giá kết quả các hoạt động trong sự kiện?
Sự kiện "Ngày Việt Nam tại Hà Lan"gồm nhiều hoạt động đa dạng. Dẫn đầu đoàn VN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Tối hôm qua (23/9), đã diễn ra đêm biểu diễn nghệ thuật "Hương sắc Việt Nam" chào mừng quốc khánh VN và khai mạc "Ngày Việt Nam tại Hà Lan" tại thành phố La Hay. Đây là một chương trình nghệ thuật đặc biệt, mang đậm bản sắc VN. Chương trình được sự hưởng ứng và khen ngợi của đông đảo bạn bè Hà Lan và bà con cộng đồng người Việt tại Hà Lan.
Sáng nay (24/9), tại Amsterdam triển lãm "Không gian Việt" được khai trương. Triển lãm sẽ kéo dài trong 4 ngày, đem đến cho công chúng Hà Lan những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam. Cũng trong không gian này, một số đặc sản nông nghiệp của Việt Nam được trưng bày và công chúng Hà Lan có dịp được thưởng thức món Phở của Việt Nam.
Chiều nay (24/9), Diễn đàn hợp tác Kinh tế Việt Nam - Hà Lan đã được tổ chức tại Trụ sở trung tâm Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Bộ Ngoại giao Hà Lan với sự tham dự của hơn 200 đại biểu gồm các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Diễn đàn gồm 1 phiên toàn thể và 4 phiên chuyên đề về đầu tư, nông nghiệp, năng lượng và dệt may. Đây là sự kiện được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của Chính phủ Hà Lan và chất lượng các phiên thảo luận và kết nối được các doanh nghiệp Hà Lan đánh giá cao.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp xúc một số doanh nghiệp hàng đầu Hà Lan. Các doanh nghiệp cũng bày tỏ cam kết lâu dài tại Việt Nam trong đó có mong muốn mở rộng đầu tư trong thời gian tới. Phó thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký MOU về hợp tác rau, hoa quả giữa Bộ Nông nghiệp hai nước. Đoàn VN cũng đến thăm trụ sở một số doanh nghiệp Hà Lan và đã chứng kiến lễ ký MOU về hợp tác rau, hoa quả giữa Bộ Nông nghiệp hai nước.
Có thể nói, các hoạt động trong sự kiện Ngày Việt Nam tại Hà Lan đã nhận đuợc sự ủng hộ của Chính phủ Hà Lan và nhận được sử hưởng ứng của công chúng và doanh nghiệp Hà Lan. Các hoạt động trên đã đạt chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu của hai bên.
PV
Theo Dantri
Nga gây ngạc nhiên bằng những vũ khí hải quân mới Đài Tiếng nói nước Nga dẫn báo cáo của ông Leonid Naumov, người đứng đầu Viện Công nghệ biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Bộ Quốc phòng nước này đã đặt hàng lô tàu thuyền không người lái có trang bị súng máy cũng như các robot-trực thăng. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thị sát việc biểu diễn...