Thủ tướng đồng ý hạ tiêu chí cho doanh nghiệp vay gói 16.000 tỉ đồng
Sau khi nghe đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý hạ tiêu chí cho doanh nghiệp nhận hỗ trợ gói 16.000 tỉ đồng trả lương.
Sáng 2/7, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung báo cáo về việc triển khai Nghị quyết 42 hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH, các địa phương đã chủ động triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, đến nay cơ bản chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng các gói chính sách, nhất là nhóm có số lượng đông như người nghèo, cận nghèo, người có công, người mất việc, ngừng việc…
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.
Video đang HOT
Tuy nhiên, gói 16.000 tỉ đồng cho vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị mất việc do đại dịch lại đang gặp khó khăn. Nguyên nhân do tiêu chí quá cao. Sau khoảng 2 tháng triển khai, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đến nay chưa doanh nghiệp nào vay được gói tín dụng 16.000 tỉ đồng, lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị giảm sâu thu nhập do đại dịch.
Khắc phục hạn chế này, để doanh nghiệp vay được gói tín dụng để trả lương cho người lao động, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Chính phủ bỏ tiêu chí doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay. “ Nếu không có nguồn thu thì doanh nghiệp gần như phá sản, giải thể. Do đó, doanh nghiệp không vay để trả lương cho người lao động“, ông Dung giải thích.
Chính vì vậy, Chính phủ nên chấp thuận đề nghị này và giao cho Ngân hàng nhà nước và Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh tiêu chí để sớm trình Thủ tướng.
Đồng thời, ông Dung cũng đề xuất Chính phủ cho doanh nghiệp vay gói này đến hết tháng 12 năm nay thay vì hạn cuối là ngày 31/7. Đây là giải pháp để kích cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
Ông Dung cũng kiến nghị Chính phủ cho phép mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ do bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Đó là giáo viên trường tư thục – những người đã mất việc làm, ngừng việc làm nhưng chưa được hỗ trợ.
Phát biểu ngay sau báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý hạ các tiêu chí để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, trả lương cho người lao động.
“ Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính báo cáo việc này. Chính phủ đồng ý hỗ trợ doanh nghiệp, điều chỉnh một số tiêu chí trong gói 16.000 tỷ đồng vay không lãi. Ngân sách vẫn ở mức độ đó“, Thủ tướng chỉ đạo.
NHNN nói về việc chưa có doanh nghiệp nào vay được gói 16.000 tỷ đồng trả lương cho người lao động
NHNN đã làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và thống nhất trình Chính phủ sửa đổi Quyết định 15 của Thủ tướng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận gói tín dụng 16.000 tỷ đồng.
Mục đích của gói tín dụng 16.000 tỷ đồng là giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Ảnh: N.H
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, tính đến ngày 15/6, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện chưa có doanh nghiệp nào được vay từ gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng để trả lương cho người lao động.
Gói tín dụng 16.000 tỷ đồng được NHNN triển khai căn cứ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 42.
Theo ông Hùng, NHNN đã vào cuộc rất tích cực để triển khai gói tín dụng này và đã sẵn sàng nguồn tiền để chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng theo nhu cầu. Mục đích của gói tín dụng là để doanh nghiệp trả lương cho người lao động có tình độ, tay nghề cao để giữ chân người lao động, tránh trường hợp người lao động chuyển sang doanh nghiệp khác.
"Trên thực tế, điều kiện tiếp cận gói tín dụng này không dễ, nên chưa doanh nghiệp nào đáp ứng được" - ông Hùng cho biết.
Trước thực tế đó, vừa qua Thủ tướng đã chỉ đạo đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với NHNN rà soát các tiêu chí để doanh nghiệp tiếp cận được. Hiện, NHNN đã làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, rà soát và thống nhất sẽ đã trình Chính phủ sửa đổi quyết định số 15 để sớm hỗ trợ doanh nghiệp.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng dành ra 16.000 tỉ đồng và đã ban hành thông tư về tái cấp vốn với đầy đủ quy trình nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng trong NHNN cấp vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Thủ tướng đã nêu cụ thể đối tượng được hỗ trợ từ gói tín dụng này cũng như trách nhiệm của từng bộ ngành và với vai trò đầu mối là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội... Thời gian tới, các cơ quan liên quan sẽ điều chỉnh, bổ sung quy định để gói tín dụng đến tay doanh nghiệp.
Theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Thủ tướng, điều kiện để phê duyệt doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn là có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ 1/4 đến hết 30/6. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả cho người lao động ngừng việc. Ngoài ra, DN không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Vì sao chưa doanh nghiệp nào vay được gói 16.000 tỉ đồng để trả lương cho nhân viên? Sau hơn 1 tháng triển khai, đến nay chưa doanh nghiệp nào vay được gói tín dụng 16.000 tỉ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, cho biết tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngành ngân hàng nửa đầu năm, tổ...