Thủ tướng đồng ý bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND
Đối với 35.000 CMND 12 số đã được cấp, người dân có thể đi đổi lại nếu không muốn có tên cha mẹ mình trên đó.
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có văn bản đồng ý với kiến nghị của Bộ Công an về việc sớm sửa đổi nghị định về chứng minh nhân dân, theo hướng bỏ quy định bắt buộc chứng minh nhân dân (CMND) phải có phần ghi họ tên cha mẹ công dân.
Phần ghi tên cha mẹ trên CMND mới.
Cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an nhanh chóng soạn thảo nghị định mới thay thế cho Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND.
Trước đó, theo Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), sau khi nghiên cứu quy định cho phép đưa tên cha mẹ lên CMND, cục đã phát hiện điều này trái với Bộ luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký tham gia từ năm 1989. Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản kiến nghị với thủ tướng về việc bãi bỏ quy định này.
Video đang HOT
Từ tháng 9/2012, Bộ Công an đã triển khai thí điểm cấp mẫu CMND có ghi tên cha mẹ trên địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai và huyện Từ Liêm ( Hà Nội). Theo Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an), gần 35.000 mẫu CMND mới đã được cấp tại Hà Nội.
Một lãnh đạo của Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật an toàn xã hội (Bộ Công an) cho biết trong thời gian chờ Nghị định mới, Bộ Công an vẫn sẽ tiếp tục cấp CMND theo mẫu mới. Tuy nhiên, sau khi có văn bản của Thủ tướng, người dân sẽ có quyền chọn để hoặc không để tên cha mẹ vào CMND của mình.
Đối với khoảng 35.000 CMND có tên cha mẹ đã được cấp, người dân có quyền xin cấp đổi lại nếu không muốn có tên cha mẹ mình trên đó.
Theo vietbao
Học sinh "lĩnh đủ" vì rác thải tập kết trước cổng trường
Đoạn đường trước cổng Trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh, Nghệ An) được sử dụng làm nơi tập kết rác thải từ mấy năm nay. Hậu quả, hàng trăm học sinh, giáo viên của ngôi trường này phải nếm trải mùi hôi thối của nước thải rỉ ra từ rác.
Vũng nước thải trong quá trình ép rác gây ra án ngữ trước cổng Trường Tiểu học Lê Mao, bốc mùi hôi thối.
Có mặt tại trước cổng trưởng Tiểu học Lê Mao (đường Đinh Công Tráng, TP Vinh) vào buổi sáng đầu tuần, đập vào mắt chúng tôi mà một vũng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối án ngữ ngay trước cổng trường. Bất cứ ai muốn vào trong trường đều phải cán qua vũng nước này khiến nước bẩn càng lan rộng, bốc mùi.
Một phụ huynh tên Tuấn than thở: "Buổi sáng chở con đến trường rồi đi ngay còn đỡ chứ chiều phải đứng đợi ở đây mấy chục phút để chở con về thì đúng là cực hình. Ban đầu tôi còn tưởng gần sáng người ta đưa lợn ra đường để mổ, dọn không sạch nên mới có mùi hôi thối như phân lợn nhưng hóa ra không phải. Đoạn đường trước cổng trường được sử dụng làm nơi tập kết rác thải. Buổi tối công nhân vệ sinh chất rác lên xe làm chảy nước thải xuống đường thành vũng như vậy".
Ông Trương Bá Tam - bảo vệ Trường Tiểu học Lê Mao - cho biết, tình trạng trên đã diễn ra khá lâu. Nguyên nhân là do trong quá trình bốc và vận chuyển rác thải, công nhân Công ty Môi trường đô thị thành phố đã tiến hành ép rác để vận chuyển được nhiều. Hậu quả là nước thải trong rác bị ép chảy xuống đường.
Ông Tam cho biết: "Ngày thường còn đỡ chứ những hôm trời nắng lên thì mùi hôi thối khủng khiếp lắm. Có hôm chúng tôi phải nối vòi nước từ trong trường ra để xịt đẩy nước thải đi cho đỡ mùi. Vũng nước thải này cũng kéo theo tình trạng ruồi muỗi phát sinh bao vây học sinh khi qua cổng trường. Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị sang UBND phường nhưng đâu vẫn hoàn đó".
Khu vực trước cổng Trường Tiểu học và THCS Lê Mao trở thành điểm tập kết rác thải năm nay, hiện vẫn chưa tìm được địa điểm phù hợp để thay thế
Đưa vấn đề này trao đổi với ông Bùi Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Lê Mao, ông Dũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ngay trước cổng trường tiểu học Lê Mao. UBND phường cũng đã nhiều lần nhận được phản ánh, kiến nghị của trường cũng như phụ huynh học sinh. "Cái khó nhất hiện nay là tìm địa điểm để di chuyển nơi tập kết rác thải. Điểm tập kết rác phải xa khu dân cư trong khi đó cả đoạn đường Đinh Công Tráng gần như chỗ nào cũng nhà dân san sát nhau. Chỉ có đoạn đường trước cổng trường tiểu học Lê Mao là không có nhà dân, trong khi đó đối diện cũng là trụ sở của một cơ quan khác.
Được biết, khu vực trước cổng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Mao là điểm tập kết rác thải của hàng trăm hộ dân thuộc 3 khối của phường Lê Mao. Trung bình, mỗi ngày, các hộ dân này cũng thải ra một lượng rác thải tương đối lớn, chất đầy hơn chục xe rác. Việc tập kết rác thải chỉ diễn ra từ 18-21h hàng ngày nên không ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của học sinh. Tuy nhiên, quá trình bốc và vận chuyển rác đã gây ứ đọng nước trước cổng trường, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan ảnh hưởng tới phụ huynh và học sinh".
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, đại diện UBND phường Lê Mao đã có cuộc làm việc với Công ty một thành viên Môi trường đô thị Vinh để khảo sát địa điểm di dời điểm tập kết rác thải này nhưng vẫn chưa tìm được địa điểm thích hợp. "Trong quý 1 này chúng tôi sẽ tìm cố gắng tìm ra địa điểm tập kết rác thải mới để không ảnh hưởng tới học sinh cũng như các khu dân cư. Trước mắt, phường yêu cầu phía công ty môi trường đô thị đảm bảo thời gian thu gom rác, hạn chế việc ép rác gây ứ đọng nước trước cổng trường", ông Dũng cho biết thêm.
Mặc dù ông Phó Chủ tịch phường khẳng định như vậy nhưng theo quan sát của chúng tôi, tình trạng ứ đọng nước thải do quá trình ép rác vẫn thường xuyên xảy ra và kéo dài cho đến tận chiều tối. Hàng trăm học sinh và phụ huynh Trường Tiểu học Lê Mao vẫn hằng ngày phải chịu đựng thứ mùi hôi thối nồng nặc và tự mình đối phó bằng mọi cách có thể.
Theo Dantri
Phủ Tây Hồ bị biến thành "cái chợ" Đền chùa là nơi thanh tịnh, cho những người thành tâm đến để trải lòng, tránh xa những bon chen vụn vặt đời thường. Thế nhưng hiện nay, tại Hà Nội, những nơi này đang bị rất nhiều hàng quán xâm lấn khiến cửa phật mất vẻ tôn nghiêm vốn có. Cứ mỗi dịp đầu năm các đền chùa lại chật cứng các...